Saturday, July 31, 2010

Hà nội

Tôi sinh ra ở Hà nội, Tên tôi cũng gắn liền với địa danh đó.  Tuổi thơ thì đã đi qua, không bao giờ trở lại và Hà Nội trong tôi là những vui buồn của một thời khó khăn bao cấp, mộc mạc mà thân thương, thuần khiết. 
Còn Hà Nội hiện đại của ngày hôm nay, tuy còn nhiều điều dang dở nhưng tôi vẫn luôn yêu Thủ đô của mình bằng một thứ tình yêu chung thủy. 
Trong cuộc đời đầy bất trắc và nhiều biến động của mình, tôi may mắn được gặp nhiều người tốt và điều đáng quí, họ đều là người cùng sống và cùng làm việc ở Hà Nội khi tôi mới bước vào đời.
Tôi nhớ cái rét  của tiết trời Hà Nội.Mùa đông, mùa xuâncó những trận mưa phùn sướt mướt như níu chân người đi xa trở về. Tôi “mê” nhất Hà Nội vào thu với những con đường ngập lá vàng rơi,  bởi tôi sinh ra vào mùa này nữa. Có điều gì đó ở Hà Nội khiến tôi nghĩ mình sẽ gắn bó với mảnh đất này rất lâu. Có đi xa mới có cảm nhận  được như thế.
Hà Nội cho tôi cơ hội thành danh và tỏa sáng. Hạnh phúc hơn khi hai đứa con của tôi đã sinh ra ở chính nơi đây, được thừa hưởng và tiếp thu nền văn hóa ngàn năm văn hiến của Thủ đô và lối sống của người Tràng An.
Dù đi năm châu bốn biển tôi vẫn nhớ Hà Nội da diết.

Friday, July 30, 2010

Cuộc sống cần và đủ

             Người cao tuổi biết được mình cần và đủ để dung hòa cuộc sống của mình. Cuộc sống cần những điều cơ bản với 3 nội dung thực tế & 4 nỗi quan tâm .

1. Điều cơ bản là khi trẻ dám làm hết mình, đến khi già không cảm thấy hối tiếc. Nên hưởng thụ cần và đủ khi cuộc sống, thiên nhiên, cơ hội mang lại cho mình . Đi và học hỏi những nơi bạn muốn khi sức khỏe và cơ hội đến, Khi có cơ hội nên giao lưu gặp gỡ bạn bè và người thân.

2. Ba nội dung thực tế:

  •  Tiền 
  • Sức khỏe, ăn khi mình thích, và ăn có sự lựa chọn cho sức khỏe. Đừng nên ăn quá nhiều chất dinh dưỡng hay ăn mất cân đối mà gây thêm bệnh,Cuộc sống nên lạc quan, vì qui luật của cuộc sống là: có nhân - quả, có bù -trừ, và có vào -ra, .sinh -lão bệnh-tử ..tất cả đều là qui luật của cuộc sống.
  • Bình an, hưởng lạc, thế hệ sau bao giờ cũng khá hơn thế hệ trước, vì vậy đừng buồn và hãy để cho lớp trẻ độc lập, và sáng tạo.

3. Bốn quan tâm trong cuộc sống:

  • Sức khỏe: Có sức khỏe thì làm được mọi  việc từ lao động chân tay cho đến trí óc.
  • Bạn đời cần gắn bó, đồng cảm, chia sẻ & quan tâm lẫn nhau.
  • Tài chính biết lo xa để không bị lệ thuộc.
  • Bạn bè cùng thế hệ, cùng mối quan tâm gia đình.
Thời gian cũng như dòng nước không bao giờ trở lại, và cuộc đời cũng vậy. Có vui, buồn thì mới cảm nhận được hạnh phúc. Dù thất bại hay đắng cay, thiệt thòi thì cũng nên cười và cho rằng đó là số mệnh .

Monday, July 26, 2010

 heo một chuyên gia tiết niệu Mỹ, uống quá nhiều trà đá có thể gây bệnh sỏi thận. Trà đá chứa hàm lượng cao oxalate, một trong những hóa chất chính dẫn tới việc hình thành sỏi thận.
 
Mặc dù trà nóng cũng chứa oxalate, nhưng không dễ gì bạn uống một lượng đủ lớn để hình thành sỏi thận.
 
“Đối với những ai dễ có nguy cơ hình thành sỏi thận, thì trà đá là thức uống tồi tệ nhất”, tiến sĩ John Milner, chuyên gia tiết niệu tại Đại học Loyola University Chicago (Mỹ), cho biết.
 
Nam giới, phụ nữ mãn kinh với hàm lượng hormone sinh dục nữ oestrogen thấp và phụ nữ đã cắt bỏ buồng trứng là thuộc nhóm người có nguy cơ cao bị sỏi thận hơn những người khác.
Trà đá là một loại thức uống được yêu thích trong mùa hè nhưng theo tiến sĩ Milner, dùng nước lọc là tốt nhất, có thể thêm một ít nước chanh. “Chanh có hàm lượng rất cao citrate, chất có tác dụng cản trở sự “tăng trưởng” của sỏi thận”, ông Milner nói.
Cũng theo ông Milner, thực phẩm giàu can-xi, có tác dụng giảm lượng oxalate cơ thể hấp thụ, và nước là những thứ mà người có nguy cơ bị sỏi thận nên dùng
fish ????

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ tại Đại học Johns Hopkins ở Baltimore được đăng tải trên tạp chí Ophthalmology lại không chứng minh rằng việc ăn cá có thể giảm nguy cơ mắc các triệu chứng giai đoạn sau của bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác hay còn gọi là AMD.

Trong nghiên cứu của mình, tiến sỹ Bonnielin K. Swenor và các đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu từ 2.520 người lớn ở độ tuổi từ 65 - 84.
 
Những người này được kiểm tra mắt cẩn thận và trả lời các bảng câu hỏi chi tiết về chế độ ăn hàng ngày. Có 15% được phát hiện mắc bệnh AMD giai đoạn đầu và gần 3% mắc bệnh AMD giai đoạn sau.

Kết quả là các nhà khoa học phát hiện thấy không có mối liên hệ rõ ràng giữa những việc ăn cá ở những người tham gia nghiên cứu với nguy cơ mắc bệnh AMD. Tuy nhiên, có sự liên hệ giữa việc ăn nhiều loại cá có chứa axít béo omega-3 và nguy cơ AMD.

Những người nào mà mỗi tuần ăn một lần hoặc nhiều hơn các loại cá có chứa axít béo omega-3 thì có nguy cơ thấp hơn 60% mắc các triệu chứng bệnh AMD giai đoạn sau so với những người ăn ít hơn một lần mỗi tuần.
 
Kết quả này đã tính đến các yếu tố có liên quan khác đến nguy cơ bệnh AMD như tình dục, chủng tộc và thói quen hút thuốc.

Phụ nữ thường có nguy cơ mắc bệnh AMD cao hơn nam giới, trong khi đó người da trắng có nguy cơ cao hơn người Mỹ gốc Phi và những người hút thuốc có nguy cơ cao hơn những người không hút thuốc.

Bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi già là nguyên nhân chính dẫn đến mù lòa. AMD là dạng thông thường nhất của bệnh về điểm vàng, ảnh hưởng tới phẩn chính giữa của võng mạc.
 
Đó là một tiến trình liên quan tới tuổi già và thường phát sinh ra khi tới tuổi 50. Thông thường cả hai mắt đều bị, mặc dầu bệnh có thể xảy ra cho hai mắt vào lúc khác nhau và ở độ nặng nhẹ khác nhau.

Khoảng 80% là bệnh AMD khô còn 10% là bệnh AMD ướt. Vào giai đoạn đầu của AMD, thị giác trung ương có thể bị mờ hay méo mó. Nhìn vào các vật thấy có kích thước và hình dạng bất bình thường.

Tình trạng này có thể xẩy ra nhanh hay kéo dài chừng nhiều tháng. Người bị bệnh AMD rất nhạy cảm với ánh sáng và thật ra lại thấy sáng khi nhìn vào chỗ không có ánh sáng.
  Một số chất làm bào mòn xương của bạn:
 
1. Muối
 
Ăn lòng trắng trứng thay vì lòng đỏ để giảm lượng vitamin A.
Muối “cuỗm” đi lượng can-xi từ xương, làm yếu xương theo thời gian. Theo các chuyên gia dinh dưỡng Mỹ, cứ mỗi 2.300 mg sodium (chất trong muối) nạp vào cơ thể, bạn mất khoảng 40 mg can-xi.
 
Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ mãn kinh ăn nhiều muối đã mất nhiều khoáng chất ở xương hơn so với các chị em ăn ít muối.
Cách hiệu quả nhất để giảm lượng muối ăn là hạn chế dùng các thực phẩm đã qua chế biến như thịt đông lạnh, thức ăn nhanh và rau đóng hộp...
2. Nước ngọt có ga
 
Dùng nước ngọt có thể gây nhiều nguy hiểm cho xương của bạn. Trong nước ngọt có a-xít phosphoric, chất làm tăng lượng can-xi bị thải ra nước tiểu.
 
Ngoài ra, nước ngọt khiến bạn cảm thấy no bụng, đỡ khát song lại không cung cấp bất cứ dưỡng chất cần thiết mà lẽ ra bạn có thể bổ sung từ việc uống sữa hoặc nước trái cây.
Do đó, khi cơn khát bùng lên, bạn nên dùng sữa hoặc nước cam có bổ sung can-xi và vitamin D. Hoặc chỉ uống nước lọc khi khát và có chế độ ăn uống giàu dưỡng chất củng cố xương.
3. Caffeine
 
Chất caffeine không gây hại nhiều như muối song vẫn có thể lấy đi can-xi từ xương của bạn. Cứ mỗi 100 mg caffeine bạn dùng thì bạn mất đi 6 mg can-xi.
Vậy bạn nên dùng 1-2 tách cà phê vào buổi sáng và sau đó chuyển sang những thức uống khác không chứa caffeine. Thêm sữa vào cà phê là một cách giúp giải quyết vấn đề này.
4. Vitamin A
 
Nghiên cứu gần đây cho thấy trong chế độ ăn uống hằng ngày của chúng ta thường chứa nhiều vitamin A và hầu hết các viên đa sinh tố cũng đều chứa vitamin A. Vì thế, chúng ta dễ bổ sung nhiều vitamin A hơn mức cần thiết, thường là 5.000 IU (đơn vị quốc tế)/ngày.
 
Phụ nữ mãn kinh dường như dễ bị tác động do lượng vitamin A quá liều. Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ bổ sung hơn 5.000 IU/ngày có nguy cơ bị gãy xương tăng gấp đôi so với phụ nữ bổ sung ít hơn 1.600 IU/ngày.
Để giảm bớt lượng vitamin A, bạn chỉ dùng các chế phẩm từ sữa không béo hoặc ít chất béo. Ăn lòng trắng trứng thay cho cả quả trứng (tất cả vitamin A đều có trong lòng đỏ).
5. Chất cồn
 
Chất cồn ngăn cơ thể hấp thụ khoáng chất tạo xương. Không chỉ làm xương yếu hơn, chất cồn còn khiến vết thương lâu lành một khi bạn bị gãy xương. Do đó, bạn chỉ nên uống khoảng một ly nhỏ mỗi ngày, cho dù là rượu hoặc bia.
 


2. Không bao giờ bỏ ăn sáng.

3. Chỉ nên uống rượu và chất có cồn vào cuối tuần.

4. Dùng dầu olive thay bơ để ăn với bánh mì hoặc khi nấu nướng.

5. Nhai kỹ khi ăn và luôn trong tư thế ngồi ăn.

6. Thay thế khoai lang bằng khoai tây trắng.

7. Ăn salad kèm với dầu giấm.

8. Chọn các sản phẩm sữa không có chất béo hoặc chỉ 1% chất béo.

9. Yêu cầu phục vụ nhà hàng mang cho bạn một nửa món ăn và cho một nửa vào túi mang về.

10. Thay thế những đĩa ăn bình thường bằng những đĩa salad nhỏ hơn.
 

Sunday, July 25, 2010

Ăn gì để luôn tươi trẻ? 
 

 
• Chất béo từ cá tự nhiên: Các loài cá hoang dã thường rất giàu axít béo omega-3 - thực phẩm 2 chức năng cho cả sức khỏe và vẻ đẹp. Chúng có thể làm giảm quá trình viêm và bảo vệ lớp collagen – cấu trúc hình thành nên da. Ngoài ra, omega 3 cũng có tác dụng nâng đỡ cấu trúc xương.
• Sữa chua ít béo: Mối liên hệ giữa thực phẩm từ sữa và các vấn đề về da như mụn trứng cá đã được xác minh bằng nhiều nghiên cứu uy tín trên thế giới. Can-xi và phốt-pho trong sữa chua tạo nên lớp men răng vững chắc, giúp giảm nguy cơ sâu răng. Probiotics có trong một số loại sữa chua hỗ trợ rất tốt quá trình tiêu hóa thức ăn.
• Con hàu: Hàm lượng kẽm tương đối cao trong hàu không chỉ đem lại mái tóc và móng tay khỏe mạnh mà còn đóng vai trò quan trọng trong tái tạo làn da.
•Khoai lang: Trong khoai lang rất giàu carbohydrates, protein, beta-carotene và các vitamin, bao gồm cả vitamin C.
•Dâu tây: Dâu tây là một trong những loại trái cây giàu chất chống oxy hóa nhất, góp phần bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do và enzymes không có lợi. Ngoài ra, dâu tây cũng hỗ trợ tốt cho lớp elastin trên da, chống tổn thương do tia UV và trì hoãn quá trình lão hóa.
• Cải bó xôi: Cải bó xôi rất giàu glutathion và selen, là những chất mang đến khả năng quyết định của tế bào rằng dưỡng chất nào nên giữ lại và độc chất nào cần thải loại. Các loại rau này có nhiều chất chống oxy hóa.

 
Ăn để dễ nhớ 
 

 
Đối với những người mắc chứng hay quên, nhất là người có tuổi, thì có thể dùng các thực đơn dinh dưỡng dưới đây, theo hướng dẫn của lương y Quốc Trung để hỗ trợ điều trị và cải thiện bệnh tình như sau:
* Cháo hà thủ ô: Hà thủ ô 100g, gạo 50g, nấu hà thủ ô với 750 ml nước, chắt lấy nước. Cho gạo đã vo sạch vào nấu thành cháo nhừ, cho thêm mật ong hoặc đường phèn, đường kính đủ ngọt và ăn khi cháo còn nóng ấm. Dùng ăn bữa sáng hoặc bữa tối.
* Canh trứng chim cút nấm hương: Nấm hương khô 10g (hoặc tươi 50g), và 3-5 quả trứng chim cút. Đun sôi 300 ml nước, cho nấm hương vào nấu, sau đó đập trứng chim cút cho vào, nấu dạng nấu canh, nêm nếm gia vị vừa dùng. Dùng canh riêng, hoặc ăn cùng với cơm, ngày 1 lần.
Riêng đối với người ngày càng lớn tuổi, đầu óc hay quên trước quên sau, cần chăm sóc cơ thể chu đáo, tăng cường thể chất, ổn định tâm lý và tình cảm; cải thiện chế độ dinh dưỡng - đảm bảo đủ dinh dưỡng và uống nhiều nước, coi trọng chất lượng bữa ăn, nhất là những thực phẩm có tác dụng bổ não, các loại đậu đỗ và trái cây tươi có nhiều
vitamin và khoáng chất...; không uống nhiều rượu, không hút thuốc để giảm nhẹ những tác hại gây tổn thương tế bào não làm cho chứng hay quên càng nặng thêm.      

    Thực phẩm giúp cải thiện giấc ngủ 
 

 
 
Sau đây là một số thực phẩm mà các chuyên gia Ấn Độ khuyên bạn nên dùng để có giấc ngủ ngon.
1. Cá hồi: Chất béo trong cá, thường được gọi là a-xít docosahexaenoic (DHA) có thể kích thích việc sản sinh melatonin, một loại hormone giúp cải thiện giấc ngủ.
2. Đậu: Đậu đen, đậu đỏ, đậu phộng… cung cấp nhiều loại vitamin B, trong đó có vitamin B6, B12, và a-xít folic. Tất cả các loại vitamin này có tác dụng điều hòa chu trình ngủ, đồng thời giúp sản sinh serotonin - một loại hormone đem lại cảm giác sảng khoái, dễ chịu. Thực vậy, nhiều nghiên cứu cho thấy bổ sung vitamin B có thể giúp những người bị mất ngủ ngủ ngon.
 
 Ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn ngủ ngon - 

3. Sữa chua ít béo: Sữa chua là nguồn phong phú can-xi và ma-giê, hai khoáng chất này khi được kết hợp lại sẽ giúp kích thích cơn buồn ngủ, đồng thời kéo dài thời gian ngủ sâu. Thiếu hai khoáng chất kể trên có thể làm gia tăng sự căng thẳng và gây khó ngủ.
4. Cải bó xôi: Đây là nguồn phong phú chất sắt, một dưỡng chất có thể giúp chống lại những tác nhân gây mất ngủ như hội chứng chân không yên (restless legs syndrome). Hội chứng chân không yên thường xảy ra do cơ thể thiếu chất sắt và cản trở giấc ngủ sâu vào ban đêm.


   

Saturday, July 24, 2010

Phong cách ăn

Từ khi trở thành Bác sĩ điều trị về ăn uống, tôi quan tâm phong cách ăn uống hơn sau khi nghiên cứu thức ăn chữa và điều trị tiến triển của bách bệnh.
1. Phong thái ăn và uống: Tác phong đĩnh đạc, ngồi ngay ngắn trên bàn ăn, tư thế ăn uống đóng góp không nhỏ trong điều trị . Ăn từ từ, nhai kỹ, và kiểm soát được khối lượng ăn vào. Nhiều món ăn, đồ uống ngon và bổ dưỡng nhưng dạ dày của bạn có hạn, do vậy nên kiểm soát thức ăn cần và đủ cho bản thân.
Trạng thái ăn uống cũng góp phần không nhỏ trong điều trị bệnh. Khi ăn nên dẹp mọi chuyện ưu phiền, tranh cãi, vì thế mà có câu rằng" trời đánh tránh miếng ăn là vậy" Tinh thần thoải mái, gia đình đầm ấm các món ăn thêm hương vị. Tinh thần là yếu tố giúp các cơ quan tiêu hóa bài tiết các dịch vị tiêu hóa hấp thu một cách hoàn hảo.Nguy cơ đau dạ dày là yếu tố bệnh lo lắng, trạng thái ưu phiền stress...

Kinh tế phát triển, ngày nay đã phá đi phong cách ăn uống xưa : như  dinner plate ( tức là cho tất cả thức ăn vào 1 đĩa) rồi vừa coi báo vừa đọc sách; TV dinner vừa ăn vừa xem TV; Ăn trên bàn ký hợp đồng, ăn khi xem show ca nhạc, ăn tự chọn "all you can eat" vân và vân.... .
Như vậy chúng ta không biết mình ăn vào bao nhiêu và ăn chính xác là cái gi? Do vậy mà mắc bệnh tứ quái nan y .

Khi đi phỏng vấn việc làm ở nước ngoài người ta bao giờ cũng phỏng vấn 2 ngày ngoài kiến thức họ còn quan sát cách ăn, nói, tác phong đi lại làm việc của bạn. Như vậy phong thái ăn chiếm rất quan trọng, vì 1 ngày 3 bữa ăn, mà các động tác cử chỉ ăn nói nhai nuốt đều được thể hiện trên bàn ăn.

 Khi ăn họ quan sát bạn dùng món ăn gi? là nói được kiến thức sức khỏe của bạn, cách nhai , ăn vội vã là thái độ thiếu cẩn trọng, cách lấy thức ăn nhiều mà không ăn hết là do không lượng hết sức mình, và ăn tham. Ăn nhai ngấu nghiến không nhìn ai và trong miệng còn thức ăn và vừa ăn vừa nói là không thận trọng và thiếu lịch sự. Có món ăn ngon, nhưng thức ăn  có hạn mà gắp hết vào đĩa, không để cho người sau là thái độ vô ý thức thiếu tôn trọng.

 Phong cách ăn trong việc điều trị và phòng bệnh nên ăn uống theo nguyên tắc sau:

  • Nên kiểm soát được lượng thức ăn khi ăn vào trong khẩu phần từng bữa và trong ngày. Đừng vì bữa ăn thịnh soan và món ăn ưa thích mà mất kiểm soát bản thân. ( như vậy gọi là overeat , lost control ).
  • Chọn thức ăn đa dạng phù hợp với tuổi, điều kiện sức khỏe và ý thích của mình.
  • Đừng bao giờ có ý nghĩ rằng : lâu lâu mới ăn nên không sao đâu, vì những junk food đều là món khoái khẩu mà không thể ăn ít được, và ăn ngon quen miệng, dễ xao xuyến vì mùi vị của nó lắm. Do vậy portion control là rất quan trọng.
  • Khi đi chợ ăn sample cũng cần được lưu ý, và xem xét món nào phù hợp với mình. Đừng nghĩ được ăn free là ăn quá đà & vô tư ăn uống.
  • Các món ăn ngày xưa ngon khi còn trong thời gian thiếu thốn, hoặc tuổi thơ, hoặc mang tính chất truyền thống cổ truyền thì ngày nay khi ăn nên xem xét có lợi và thích hợp với tình trạng sức khỏe hiện nay của bạn không? nếu bất lợi nên bỏ trong thực đơn ăn uống của mình, nếu có nhớ quá thì nên ăn ít gọi là nhớ vị xưa.
  • Người đã có bệnh mãn tính không lây thì nên ăn uống hợp lý, chia nhỏ bữa, đa dạng thực phẩm giàu chất xơ, rau xanh, vitamin, vi lượng và chất dinh dưỡng thiết yếu. Nghiên cứu của tôi cho người tiểu đường không cần thuốc là chế độ ăn quyết định 60-75% tiến triển bệnh, Cùng nhóm thực phẩm và thành phần thức ăn nhưng cách ăn hợp lý cũng  giảm sự tiến triển của bệnh.
  • Người già, người  có tuổi nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa, chất đạm chuẩn, và chất xơ hòa tan để khống chế khối lượng. Chủ yếu số lượng gram  của bữa ăn ít đi và ăn nhiều lần trong ngày thì sẽ tốt hơn. Không nên ăn nhiều số lượng lớn trong 1 bữa.  Nhiều người già họ cứ nghĩ ăn nhiều  số lượng trong 1 bữa toàn  rau xanh chất xơ hoa quả là tốt, nhưng ăn  quá nhiều chất xơ gây khó tiêu hóa, hấp thu và làm giãn dạ dày. Điều này không có lợi và làm cho lúc nào cũng cảm thấy đói ,và bữa  ăn không đa dạng và  mất cân đối dễ gây rối loạn chuyển hóa và mắc bệnh thiếu chất nầy và thừa chất kia. 
  • Cách ăn rất quan trọng, nếu biết ăn thì sẽ sống khỏe, đẹp, không mắc bệnh  và không làm phiền người thân, gia đình và bạn bè. 
  • Điều chủ yếu là phải nhận thức được nguyên lý cơ bản để răn mình. " KHÔNG AI THƯƠNG MÌNH BẰNG CHÍNH BẢN THÂN MÌNH" và chỉ có mình mới biết mình cần gì và muốn gì mà thôi.

    Làm từ thiện hay còn gọi volunteer

    Ngày nay danh từ làm từ thiện không còn mới mẻ và lạ lùng nữa. Người người, nhà nhà và người nổi tiếng đâu đâu cũng cũng làm từ thiện. Tôi thấy hay lắm và xét cho cùng thì cũng có 2 mặt của vấn đề.
     1.Điều đầu tiên là trân trọng, kính phục, tâm phục và ngưỡng mộ những người có tấm lòng đó. Họ biết hy sinh thời gian riêng của mình mà làm những việc có ích cho  xã hội.
     Họ không ngại những câu xưa" Ăn cơm nhà, vác ngà voi".
     Khi con tôi xin vào trường Đại học danh tiếng, điều đầu tiên sau bảng điểm là họ hỏi đã làm bao nhiêu giờ từ thiện trong 1 năm. và càng nhiều giờ thì càng có cơ hội nhận được vào trường.
      Điều may mắn đối với trẻ khi được học ở môi trường giáo dục nước ngoài là tự tin dù bất cứ ở lứa tuổi nào. Trẻ được nhận thức yêu ,ghét, chia sẻ cảm thông và đặc biệt là không ích kỷ, nói dối trong bất cứ tình huống nào. Biết san sẻ ý kiến và có chính kiến bảo vệ mình.
    Đối với trẻ bắt đầu 16 tuổi, được đi làm và kiếm tiền thì ít có ai cống hiến thời gian mà đi làm từ thiện lắm, nhưng may mắn sao con tôi nhận thức được ý nghĩa này từ khi cháu 12 tuổi. và sự duy trì với thái độ tự nguyện, tự giác đó làm tôi yên tâm vì cháu đã nhận thức được bản chất ý nghĩa sự việc, chứ không mưu lợi , đánh bóng, hoặc lấy thành tích.
    Đi làm từ thiện ai cũng nghĩ là phải có tiền mới đi làm được, nhưng thực tế thì không phải, đó là tùy theo sức người, công việc, và điệu kiện hoàn cảnh của mỗi con người. Xã hội dù văn minh hay  đang phát triển cũng đều cần kinh nghiệm và kỹ năng và tiền bac. 
    Ví dụ con tôi đi làm từ thiện khi cháu 12 tuổi là đi nhặt rác ở công viên, dọc hai bờ sông, dọn dep sách người đọc vứt không đúng chỗ trong thư viện, trông trẻ em, trông chó mèo cho ăn  khi người hàng xóm đi xa summer vacation .
    Tôi đi làm từ thiện chỉ với mong muốn san sẻ chút gì đó cho những mảnh đời bất hạnh, giúp họ vui thì mình cũng vui. Nếu  họ cần có tiền , đồ ăn, thuốc hoặc cần chăm sóc thì tôi giúp đỡ. chính vì những việc làm nhỏ của mình mà gieo vào tâm trí của trẻ nhỏ lúc nào không hay, đó là hành động chứ không lý thuyết.


     2.  Bạn tôi  đi làm từ thiện nhưng sao họ vẫn tính toán quá, có khi họ đang xui, muốn đi từ thiện để cầu may hay mưu cầu một điều gì đó. Hay như có người đi từ thiện, giúp đỡ rồi đi nói với rất nhiều người tôi đã giúp đỡ người này, người  kia làm chuyện này, chuyện nọ. Cái đó cũng là một điều không hay. Đã làm phước thì bạn đừng nên tính toán. Nếu tính thì cái phước ấy giảm đi rất nhiều.


    Tôi cảm nhận được khi đem hạnh phúc thật sự đến cho người khác là thế nào, vậy thì tính toán làm gì nữa. Từ thiện, xuất phát từ cái tâm sẽ ý nghĩa hơn rất nhiều.

    Làm từ thiện hay còn gọi volunteer

    Ngày nay danh từ làm từ thiện không còn mới mẻ và lạ lùng nữa. Người người, nhà nhà và người nổi tiếng đâu đâu cũng cũng làm từ thiện. Tôi thấy hay lắm và xét cho cùng thì cũng có 2 mặt của vấn đề.
     1.Điều đầu tiên là trân trọng, kính phục, tâm phục và ngưỡng mộ những người có tấm lòng đó. Họ biết hy sinh thời gian riêng của mình mà làm những việc có ích cho  xã hội.
     Họ không ngại những câu xưa" Ăn cơm nhà, vác ngà voi".
     Khi con tôi xin vào trường Đại học danh tiếng, điều đầu tiên sau bảng điểm là họ hỏi đã làm bao nhiêu giờ từ thiện trong 1 năm. và càng nhiều giờ thì càng có cơ hội nhận được vào trường.
      Điều may mắn đối với trẻ khi được học ở môi trường giáo dục nước ngoài là tự tin dù bất cứ ở lứa tuổi nào. Trẻ được nhận thức yêu ,ghét, chia sẻ cảm thông và đặc biệt là không ích kỷ, nói dối trong bất cứ tình huống nào. Biết san sẻ ý kiến và có chính kiến bảo vệ mình.
    Đối với trẻ bắt đầu 16 tuổi, được đi làm và kiếm tiền thì ít có ai cống hiến thời gian mà đi làm từ thiện lắm, nhưng may mắn sao con tôi nhận thức được ý nghĩa này từ khi cháu 12 tuổi. và sự duy trì với thái độ tự nguyện, tự giác đó làm tôi yên tâm vì cháu đã nhận thức được bản chất ý nghĩa sự việc, chứ không mưu lợi , đánh bóng, hoặc lấy thành tích.
    Đi làm từ thiện ai cũng nghĩ là phải có tiền mới đi làm được, nhưng thực tế thì không phải, đó là tùy theo sức người, công việc, và điệu kiện hoàn cảnh của mỗi con người. Xã hội dù văn minh hay  đang phát triển cũng đều cần kinh nghiệm và kỹ năng và tiền bac. 
    Ví dụ con tôi đi làm từ thiện khi cháu 12 tuổi là đi nhặt rác ở công viên, dọc hai bờ sông, dọn dep sách người đọc vứt không đúng chỗ trong thư viện, trông trẻ em, trông chó mèo cho ăn  khi người hàng xóm đi xa summer vacation .
    Tôi đi làm từ thiện chỉ với mong muốn san sẻ chút gì đó cho những mảnh đời bất hạnh, giúp họ vui thì mình cũng vui. Nếu  họ cần có tiền , đồ ăn, thuốc hoặc cần chăm sóc thì tôi giúp đỡ. chính vì những việc làm nhỏ của mình mà gieo vào tâm trí của trẻ nhỏ lúc nào không hay, đó là hành động chứ không lý thuyết.


     2.  Bạn tôi  đi làm từ thiện nhưng sao họ vẫn tính toán quá, có khi họ đang xui, muốn đi từ thiện để cầu may hay mưu cầu một điều gì đó. Hay như có người đi từ thiện, giúp đỡ rồi đi nói với rất nhiều người tôi đã giúp đỡ người này, người  kia làm chuyện này, chuyện nọ. Cái đó cũng là một điều không hay. Đã làm phước thì bạn đừng nên tính toán. Nếu tính thì cái phước ấy giảm đi rất nhiều.


    Tôi cảm nhận được khi đem hạnh phúc thật sự đến cho người khác là thế nào, vậy thì tính toán làm gì nữa. Từ thiện, xuất phát từ cái tâm sẽ ý nghĩa hơn rất nhiều.

    Friday, July 23, 2010

    Bàn về ăn và sống

     1.Không biết câu nói " Ăn để Sống và Sống để mà ăn " có từ bao giờ, nhưng đối với tôi thì nó thật là có lý. Khi trẻ thì ăn giúp tồn tại và có sức khỏe để học tập và lao động . Ăn gì cũng được, miễn là no bụng. Nếu có điều kiện khá hơn thì chọn thực phẩm đa dạng và giàu dinh dưỡng. Đến khi trưởng thành và có tuổi thì ăn lại cần ngon và bổ dưỡng hơn. Và quan trọng là biết cân đối thức ăn và thành phần dinh dưỡng cần và đủ cho mình.
     Nói tóm lại trẻ ăn nhiều và thoải mái hơn, già thì cuộc sống được an nhàn và hưởng thụ ăn ngon và ăn ít hơn
      2.Miếng ăn quá khẩu thành tàn đã là câu dân gian truyền lại từ bao đời nay. Ngày nay khoa học chứng minh miếng ăn tức 1 serving ( khẩu phần, hay portion ) ăn quá , ăn nhiều sẽ mắc bệnh mà là  bệnh nan y , bệnh mãn tính như béo phì, tiểu đường, mỡ trong máu, tăng huyết áp...tim mạch, ..Ăn quá miệng ( mồm) nhai kiểu phồng mang trợn mắt là kiểu ăn tham.Do vậy mà khi ăn uống nên tự biết bản thân mình, có chấp nhận được món ăn, vị , đó không? ăn vừa sức và nghe ngóng cơ thể mình là biện pháp tránh ăn quá no, tránh dị ứng, và phình dạ dày.
     Thức ăn, dù thức ăn đó bổ dưỡng, nhiều xơ, vitamin. Nhưng nếu ăn nhiều đều không tốt. Do vậy các nhà dinh dưỡng khuyên nên cân, đong, đo, đếm thực phẩm ăn vào. Không nên chủ quan nhìn bằng mắt và tự lượng sức mình. Vì ăn nhiều, về số lượng và chất lượng đều không tốt, dẫn đến thói quen, tập quán trong ăn uống và nếu có sở thích với món ăn ưa thích của mình thì càng nên có giới hạn liều lượng thích ứng.
    Học ăn, học nói, học gói, học mở. Cái gì cũng phải học, phải biết và đọc. Học về ăn nó mang bao hàm ý, giáo dục văn hóa ẩm thực, ý thức cư xử, nhường nhịn, lễ phép, và sự hiểu biết của mình. Ngồi vào bàn ăn, nhìn cách ăn của mỗi cá nhân là biết ngay người đó thuộc dạng lớp người nào trong xã hội.
    3. Tham thực thì cực đến thân bao hàm ăn nhiều thì mắc nhiều bệnh. Bệnh từ miệng vào, ăn ngon quen miệng, nhiều người biết đó là thức ăn không tốt đối với mình nhưng không kìm được, vẫn ăn và ăn nhiều. Đến khi bệnh nặng tái phát, tiến triển thì có thuốc đặc trị và tiền "tấn" cũng không chữa nổi.  Nhiều người nghĩ rằng:  Ăn  với chất lượng thực phẩm giàu dinh dưỡng, và tất cả các thực phẩm đều loại hảo hạng số 1nhưng ăn quá nhiều trong 1 bữa thì cũng là gánh nặng cho tiêu hóa và dạ dày và thói quen đó tiếp diễn gây nên bệnh ăn nhiều và bệnh lý khác.Một số loại rau dạng lá, trứng và cá ngừ nằm trong số những thức ăn nhiều khả năng gây bệnh. Và những thức ăn tốt cho sức khỏe nhất cũng có khả năng gây bệnh cao nhất.Đó là kết luận trong một báo cáo của Trung tâm Khoa học và Quyền lợi Công cộng (CSPI) ở Mỹ. Báo cáo cho thấy các loại rau dạng lá, giá, và trứng cá nằm trong số những món ăn chứa nhiều vi trùng và toxin nhất.
    Nhóm nghiên cứu phân tích dữ liệu liên quan tới các bệnh có nguyên nhân do thực phẩm được ghi nhận từ năm 1990. Họ phát hiện rằng rau dạng lá liên quan tới 363 đợt bùng phát và 13,600 ca bệnh, chủ yếu là do norovirus, vi khuẩn E.coli và vi khuẩn salmonella.
    4. Ăn trông nồi ngồi trông hướng là nói lên sự lễ phép, kính trên nhường dưới. Ai cũng thích ăn ngon, ăn đồ bổ dưỡng . Nếu biết "chia ngọt, xẻ bùi và chia khẩu phần" thì ai cũng được hưởng mùi vị món ngon. Có những món ưu tiên người già, trẻ con, và có những món dành cho người trụ cột gia đình, hay những món nấu riêng cho người ốm đau bệnh tật cần bồi dưỡng, hoặc những món cho những người ăn sau, để phần. Tất cả những cư xử đó tuy nhỏ nhưng đều nói lên ý thức và sự tôn trọng  về ăn uống với những thành viên trong gia đình và bạn bè.
    5. Ăn có mời làm có khiến: Chẳng cần mâm cao cỗ đầy nhưng được lời mời còn cao hơn mâm cỗ. Mời ăn là sự tôn trọng bạn và người thân. Mời Ăn mang đậm chất  thân tình, và kính trọng. Ăn ngon là quí nhưng nếu  thiếu và có đơn giản 1 tý cũng không sao, vì ăn là mang tính chất xã giao, giao lưu và kết bạn chứ không phải ăn lấy no, ăn nhiều để ngày sau đỡ phải ăn. quan trọng là cư xử nét đẹp của gia chủ. Nhiều người được mời ăn , thấy thiếu , ăn không ngon thì lấy làm bực tức, dèm pha, như vậy là coi miếng ăn cao quá, mất nhân cách con người.

    Mô tả ảnh.
    Mô tả ảnh.Mô tả ảnh.Mô tả ảnh.
    Rau, trứng, cá ngừ, hàu


    9 thực phẩm tiếp theo trong nhóm này bao gồm:

    * Trứng, liên quan tới 352 lần dịch và 11.163 ca bệnh được ghi nhận

    * Cá ngừ, liên quan tới 268 lần dịch và 2.341 ca bệnh được ghi nhận

    * Hàu, liên quan tới 132 lần dịch và 3.409 ca bệnh được ghi nhận

    * Khoai tây, liên quan tới 108 lần dịch và 3.659 ca bệnh được ghi nhận

    * Pho mát, liên quan tới 83 lần dịch và 2.761 ca bệnh được ghi nhận

    * Kem, liên quan tới 74 lần dịch và 2.594 ca bệnh được ghi nhận

    * Cà chua, liên quan tới 31 lần dịch và 3.292 ca bệnh được ghi nhận

    * Giá, liên quan tới 31 lần dịch và 2.022 ca bệnh được ghi nhận

    * Trứng cá, liên quan tới 25 lần dịch và 3.397 ca bệnh được ghi nhận
    Mô tả ảnh.Mô tả ảnh.
    Mô tả ảnh.
    Mô tả ảnh.
    Giá / rau mầm, pho mát, khoai tây, cà chua

    Hiện vẫn chưa rõ có bao nhiêu trận dịch hoàn toàn do thực phẩm gây ra. Các dữ liệu không thể phân biệt được một trận dịch là do cà chua gây ra hay do lỗi của các gia vị trong món salad. Các thực phẩm như khoai tây thường được nấu chín nên khó có chuyện riêng khoai tây gây ra tới 108 trận dịch.

    Hầu hết mọi người  trải qua kết cục tồi tệ khi thói quen  trở thành sai lầm nên rất khó để ép buộc họ thay đổi. 

    Thursday, July 22, 2010

    meo vat







    những mẹo vặt hữu ích



    http://excellentpix.com/files/funzug/imgs/informative/useful_handy_info_01.jpg
    Trị kiến:  Kiến ghét dưa leo. Bỏ vỏ dưa leo gần chỗ có kiến hay ổ kiến.
    http://excellentpix.com/files/funzug/imgs/informative/useful_handy_info_02.jpg
    Muốn có nước đá trong và sạch:  đun nước cho sôi trước khi đông lạnh.
    http://excellentpix.com/files/funzug/imgs/informative/useful_handy_info_03.jpg
    Muốn làm cho gương sáng: dùng alcohol để lau chùi.
    http://excellentpix.com/files/funzug/imgs/informative/useful_handy_info_04.jpg
    Muốn gỡ kẹo cao su dính vào quần áo:  để quần áo trong tủ đông lạnh khoảng một tiếng đồng hồ.
    http://excellentpix.com/files/funzug/imgs/informative/useful_handy_info_05.jpg
    Muốn tẩy trắng quần áo màu trắng:  ngâm quần áo màu trắng vào nước nóng có bỏ một lát chanh trong vòng 10 phút.
    http://excellentpix.com/files/funzug/imgs/informative/useful_handy_info_06.jpg

    Muốn cho tóc được óng ả:  bỏ một muỗng cà phê giấm lên tóc, rồi gội sạch.
    http://excellentpix.com/files/funzug/imgs/informative/useful_handy_info_07.jpg
    Muốn nặn nước tối đa từ trái chanh:  ngâm chanh trong nước nóng khoảng một tiếng đồng hồ, trước khi nặn nước.
    http://excellentpix.com/files/funzug/imgs/informative/useful_handy_info_08.jpg
    Muốn làm bớt mùi bắp cải khi nấu:  để một miếng bánh mì trên bắp cải trong nồi khi nấu. 

    http://excellentpix.com/files/funzug/imgs/informative/useful_handy_info_09.jpg
    Để tẩy hết mùi tanh của cá trên tay:  rửa tay bằng một chút giấm táo.
    http://excellentpix.com/files/funzug/imgs/informative/useful_handy_info_10.jpg

    Để tránh chảy nước mắt khi sắt củ hành:  nên nhai kẹo cao su.
    http://excellentpix.com/files/funzug/imgs/informative/useful_handy_info_11.jpg
    Muốn luộc khoai tây nhanh chóng:  chỉ gọt vỏ củ khoai một bên mà thôi, trước khi luộc.
    http://excellentpix.com/files/funzug/imgs/informative/useful_handy_info_12.jpg
    Muốn luộc trứng nhanh chóng:  bỏ muối vào nước và đun sôi.
    http://excellentpix.com/files/funzug/imgs/informative/useful_handy_info_13.jpg

    Muốn tẩy mực dính trên quần áo:  bôi nhiều kem đánh răng vào chỗ vết mực và để cho thật khô trước khi giặt.
    http://excellentpix.com/files/funzug/imgs/informative/useful_handy_info_14.jpg
    Muốn lột vỏ khoai lang nhanh chóng:  ngâm khoai trong nước lạnh ngay sau khi luộc.
    http://excellentpix.com/files/funzug/imgs/informative/useful_handy_info_15.jpg
    Muốn đuổi chuột:  rắc tiêu đen ở những nơi bạn thấy có chuột.  Chúng sẽ bỏ chạy.

    Sunday, July 18, 2010

    Một số Hoa lá cỏ cây có độc tính

    MỘT SỐ CỎ CÂY HOA LÁ CÓ ÐỘC TÍNH


    Hồ Phùng,





    sưu tầm và chuyển ngữ








    Ða số những loài thực vật trong tài liệu này có rất nhiều ở Hoa Kỳ. Ðể bạn đọc dễ nhận diện thực vật, chúng tôi có in hình màu và một số vẫn giữ nguyên tên tiếng Anh hoặc đã được chuyển ngữ nhưng vẫn để tên tiếng Anh trong ngoặc đơn đồng thời còn có tên khoa học bằng tiếng La-tinh. Cũng có cây hoặc cỏ có đến năm sáu tên gọi. Chẳng hạn như, cỏ Jimson-weed còn có tên là Táo Gai (thorn apple), Jamestown; còn các nhà thực vật học khắp nơi trên thế giới thì gọi cỏ này là Datura stramonium.


    CHẤT ÐỘC MÀU XANH LỤC






    Vào một ngày hè, một cô gái ở Ohio không muốn đi ra ngoài vườn bèn bày trò chơi ở trong nhà. Dùng một cái dĩa, cô ta sắp xếp những quả dâu màu đỏ (red berries) thật là xinh mà cô hái từ một bụi cây trong vườn chiều hôm qua. Vài tiếng đồng hồ sau sau khi ăn những trái dâu đỏ mà cô đã bày biện làm như ăn bữa cơm chiều, cô ta lăn ra chết. Bác sĩ cho biết đã quá trễ vì cô ta đã ăn nhằm những quả giống như quả?dâu từ một cây có độc tính.






    Ở Georgia, năm em bé bị trở bệnh sau khi uống "trà" mà chúng đã hái lá từ một cây đào (peach). Ai cũng biết trái đào, trông thật mơn mỡn và ăn lại rất ngon. Nhưng những phần khác của cây đào, nhất là cái nhân bên trong hạt đào, chứa một trong những chất rất độc đáng ngại.






    Có một cháu nhỏ ở Washington chết một cách đột ngột, các bác sĩ nghĩ rằng cậu bé này bị nghẹn vì một miếng kẹo, sau đó phát hiện ra rằng cậu đã ăn những trái dâu hái từ một bụi cây hoang trong rừng.






    Tuy ít người chết vì ăn những thực vật có chất độc, nhưng lại có hàng ngàn người bị ảnh hưởng bởi chất độc của một số loài. Nếu chúng ta có một chút hiểu biết về những loài cây cỏ độc, chúng ta sẽ tránh được những nguy hiểm này.






    Trong số 30.000 loài cây cỏ mọc ở Hoa Kỳ, có đến khoảng 700 loài có chất độc. Không phải hầu hết các loài đó làm chết người. Một số làm cho ta khó chịu. Một số khác, tưởng chừng như vô hại, nhưng thật ra có thể gây nhức nhối, gây bệnh, và đôi khi gây chết người.





    Những cây nguy hiểm chứa chất độc có chỉ trong lá?hoặc thân, hoặc rễ…, trong khi có những cây khác thì bất cứ phần nào của cây cũng có độc tính. Nhưng không phải tất cả những cây có chất độc đều vô dụng vì người ta có thể dùng những phần hoặc một vài phần của các cây để bào chế thuốc men trị bịnh cho con người.

    Tài liệu này giúp tìm hiểu những cây cỏ mọc hay trồng xung quanh chúng ta, nhận diện, hay nhận dạng được những cây có chất độc. Chúng ta sẽ rất thích thú với những vẻ đẹp của muôn loài cỏ cây, mọc thiên nhiên hay trồng trong nhà, mà không lo lắng gì cả.


    THẢO MỘC GÂY NGỨA 

    Nếu chúng ta hỏi những người bạn về một cây độc, rất có thể các bạn ấy trả lời "cây Ivy độc" hay "cây Sồi độc" (poison oak). Chất nhựa bên trong những cây này chứa một chất độc gọi là urushiol. Nếu ngọn lá bị bẻ hay ngọn chồi bị gãy sẽ ứa ra chất nhựa, nếu đụng vào sẽ làm cho da bị đỏ và gây cho ta cảm giác như đang bị cháy bỏng. Sau đó, da nổi lên những cục đỏ, làm cho da ngứa kinh khủng. Nếu bạn gãi những cục đỏ, tức thì những mãng đỏ tựa mày đay lộ ra và gây nên nhiễm trùng.

    Chất urushiol rất mạnh đến nỗi chỉ cần một giọt nhỏ nhựa cây cũng đủ làm phiền hà cho hàng trăm người. Tay bạn có thể làm lây lan đến những phần khác trên cơ thể. Chó hay mèo chui qua lổ hỗng bụi ivy hoặc chạm vào áo quần hay vật dụng chạm vào cây có thể làm cho da nổi mụn đỏ.

    Poison Ivy [Toxicodendron radicans]  Dây Ivy độc. Ðây là loài ivy mọc thấp hay bò dọc theo mép đường, trong rừng có bóng im, trên đụn cát, trong công viên, và đàng sau vườn. Lá gồm ba lá đơn. Cây có hoa nhỏ màu trắng trắng và hơi xanh nhạt, còn trái thì hình dạng
    giống như trái dâu màu vàng nhạt treo lủng lẳng từng cụm. 


    Về mùa thu, lá trở màu đỏ, vàng kim hay vàng da cam.

    Poison Oak  Loài Sồi độc này, nếu mọc ở vùng duyên hải phía tây thì có tên khoa học [Toxicodendron diversilobum] , nếu mọc ở vùng đông nam thì có tên [Toxicodendron toxicarium]. Sồi độc thường mọc gần cây Ivy độc.

    Sồi độc mọc ở phía đông Hoa Kỳ rất giống Ivy độc, chỉ khác ở dưới phiến lá thì có một lớp lông tơ mềm trông có vẻ mượt mà. Còn Sồi mọc ở phía tây cũng giống như Ivy độc chỉ khác các lá đơn thì to hơn. Sồi độc có hoa nhỏ, xanh vàng nhạt và trái nhỏ màu vàng kem giống như trái của ivy độc. Lá đổi màu đỏ đậm về mùa thu.

    Poison Sumac [Toxicodendron vernix]
    Bụi Sumac độc.  Hình dáng giống như cây nhỏ thấp hay lùm bụi. Sumac độc mọc gần những con suối, trong vũng nước hay trong vũng bùn ở phía đông Hoa Kỳ. Lá gồm có từ năm đến mười ba lá đơn. Cây Sumac độc có hoa nhỏ màu trắng nhạt, sau đó trở thành trái tròn cũng màu trắng mọc thành chùm. Còn loài Sumac không độc (non-poisonous sumacs) thì trái màu đỏ. Về mùa thu, lá Sumac độc đổi màu đỏ sáng.
    Dùng thuốc mỡ (ointment) hay thuốc nước có mùi thơm (lotion) mua ở các hiệu thuốc để làm giãm ngứa. Nhưng nếu bị nổi mụn đỏ nhiều quá thì nên đi bác sĩ.
    Lưu ý: Ðừng bao giờ đốt cây ivy độc, cây sồi độc hay cây sumac độc vì chất nhựa bị cháy sẽ bốc vào trong không khí làm cho mắt và phổi nhiễm độc.


    HOA THÌ ÐẸP MÀ CÂY LẠI ÐỘC

    Vào mùa xuân, những loài hoa như: azaleas, rhododendrons, daffodils, and hyacinths phát hoa. Những bụi cây:  Morning glories, Daphne, và bụi Yew mọc cạnh nhau. Cây hoa Lily nở rộ dưới tàng cây Sồi (oak) và cây Horse chestnut. Về mùa hè, bụi Oleander lại cho hoa phủ thành màu đỏ, cây Ðậu Castor che phủ một góc vườn trống, và những luống Foxglove và Delphinium cũng tràn đầy hoa. Vào cuối thu, cây Crocuses (nghệ tây) nở hoa. Vườn nở đầy hoa rất đẹp nhưng hầu hết những loài hoa này đều có độc tính.

    Daffodil [Narcissus pseudo-narcissus] có củ và hoa tựa như cây hoa Thủy Tiên nhưng không trồng trong nước, nở hoa rất sớm vào mùa Xuân. Hoa có hình dáng như cái loa kèn, màu vàng ửng, còn lá dẹp và dài.
    Cây Daffodil trồng bằng củ tựa như củ Hành (onion). Nhưng ăn nhằm lá, nhất là củ, rất nguy hiểm. Chỉ một miếng củ này có thể làm cho buồn nôn. Củ của hai loài hoa giống như Hoa Thủy Tiên (daffodil) này là Jonquils [Narcissus jonquilla], một số tự điển Anh-Việt dịch là Hoa Trường Thọ; và Narcissus [Narcissus poeticus], cũng gọi là Hoa Thủy Tiên, có chất độc làm cho buồn nôn,  mữa.

    Hyacinth [Hyacinthus orientalis] Hoa nở vào mùa Xuân, rất đẹp. Hoa mọc quanh một cái trụ, có nhiều màu sắc, từ màu trắng cho đến màu tím đậm, giống như các màu ngũ sắc của một cái cầu vồng (rainbow).
    Lá Hyacinths dẹp, phẳng, phát ra từ đầu củ. Củ giống y củ Hành và có chất độc. Chỉ ăn nhằm một miếng nhỏ củ này, bao tử bạn sẽ bị cồn cào kinh khủng, có thể gây ra nôn mữa.

    Lily-of-the Valley [Convallaria majalis] Hoa Lan Chuông có những nhành hoa màu trắng hay màu hồng hình dáng như quả chuông. Lá hình chiếc ca-nô.. Hoa có chút hương thơm dịu dàng, dễ chịu. Thuở xa xưa, người ta tin rằng chà hoa này trên trán là một phương thuốc sẽ làm cho ta "cảm thấy dễ chịu". Nhưng đừng vì sự "cảm thấy dễ chịu" mà ham đùa giởn với loài hoa Lily này. Toàn thể cây hoa này, nhất là những trái nhỏ, chứa chất độc rất mạnh, chỉ cần 4 giọt ép ra là có thể giết chết một con chó.

    Yew [Taxus spp.] Có nhiều loài thuộc
    họ cây Yew tìm thấy khắp nước Mỹ,

     
    thường trồng gần nhà, có lá xanh quanh năm. Trái mềm, màu đỏ, dáng như trái dâu nhưng chứa một hột màu nâu đen có chất độc chết người. Ăn nhằm hột này sẽ chết trong vài phút.
    Rhododendron,Azalea
    [Rhododendron spp.] là những bụi cây mọc ở vùng duyên hải và vùng núi. Cây nở hoa từng bó màu trắng, vàng cam, hồng, đỏ và tím vào mùa Xuân. Tất cả những bộ phận của cây hoa này đều độc, nhất là hoa và lá. Nhai hay mum nước lá này trong sẽ bị nôn mữa.
    Tinh chất từ hoa này làm cho bạn bịnh. Không phải các loài thuộc họ cây Rhododendron đều độc. Một số như Huckleberry, Blueberry và Caranberry thì vô hại, trái ăn ngon.
    Oleander [Nerium oleander] có tự điển dịch là cây Quế Dại, Giáp Trúc Ðào, mọc thành bụi ở phiá Nam nước Mỹ và
    vùng cận duyên Thái Bình Dương.  Trồng nhiều ở vùng phiá Bắc Mỹ.. Hoa đẹp, màu sáng, có nhiều màu từ trắng đến đỏ sậm. Gân lá nổi lên màu xanh lục rất đậm. Tất cả nhửng phần trên cây này đều nguy hiểm. Mật hoa này rất độc. Ðừng bao giờ đốt củi nấu ăn bằng cành cây này. Ðừng bao giờ dùng cành nhánh cây này để găm hot dog hay quyện kẹo dẽo (marshmallow) để nướng hay hơ trên lửa. Ăn thịt nướng găm bằng cành nhánh cây này sẽ bị nhiễm độc. Ngay cả khói bốc lên trong lúc nướng cũng làm bạn nôn mữa.

    Morning Glory [Ipomoca purpurea] mọc tràn lan khắp nơi.


    Giống như dây Bìm bìm, có hoa  hình dáng như cái phễu, có màu trắng, màu hồng, màu xanh, nở vài tiếng đồng hồ vào buổi sáng. Lá giống hình trái tim. Hột rất nguy hiểm. Ăn hột này sẽ bị hư não bộ (brain damage) làm cho người bị rối loạn tinh thần (mental problems).

    Daphne [Daphne mezereum] Hoa chùm nhỏ đẹp nở vào tiết Xuân trước khi rụng lá. Những nhánh mọc đầy hoa có bốn cánh mõng có màu hồng nhạt đến màu tím. Khi hoa tàn, cây Daphne lại sản sinh ra một loại hột giống như hột vòng ngọc màu đỏ chói. Tất cả những phần trên cây Daphne rất ư là nguy hiểm, nhất là hột, vỏ và lá cây. Một vài hột này đủ giết một em bé.


    Castor Bean [Ricinus communis] cây nhỏ, cành có màu xanh lục, màu đỏ, hay ửng tím, mọc nhiều nơi. 
    Hoa chùm sản sinh ra những trái như trái đậu, mỗi trái có 3 hột rất độc. Chỉ cần 2 hột đủ giết một em bé và 6 hột giết được một người lớn. Ở Mexico, người ta dùng hột này kết thành xâu chuỗi bán cho du khách. Do đó, đừng bao giờ ngậm hay mút hột các xâu chuỗi vì có thể chuỗi được làm bằng hột Castor bean.

    Foxglove [Digitalis purpurea] mọc khắp nơi trên nước Mỹ. 

    Cây Foxglove là dược thảo giúp trợ tim, rất có lợi ích. Lá lớn, có lông, vẫn xanh vào mùa đông. Còn về mùa hè, cây mọc cao lên với những chùm hoa hình trái chuông màu tím, có những chấm nhỏ bên trong mỗi cái hoa. Mặc dù cây Foxglove là một nguồn dược thảo để chế biến thuốc chữa bịnh tim mạch, cứu sống nhiều mạng người, nhưng ăn nhằm hột, lá, hoa thì rất nguy hiểm..

    Autumn Crocus [Colchicum autumnale] là một trong những cây chậm cho hoa, mãi cho đến khi mùa Thu tàn mới có hoa.
    Hoa trắng hay hồng nở sau khi lá tàn. Tất cả những phần của cây, nhất là hột và củ, đều nguy hiểm. Con người sẽ bị nhiễm độc nếu uống nhằm sữa vắt từ những con bò ăn lá và hoa của cây này trong mùa Thu.

    DelphiniumLarkspur [Delphinium spp.]
    Có hơn 250 loài thuộc nhóm cây này mọc khắp nơi trên nước Mỹ và tất cả đều nguy hiểm. Lá mọc rậm gần mặt đất. Vào mùa hè, cây mọc lên một cột cao phủ đầy hoa có màu trắng, vàng, đỏ, hồng hay xanh. Ở đáy hoa có một cái đế nhỏ giống như đế giày đi ngựa (spur).
    Ăn nhằm lá và hột cây này có thể bị tê liệt hay chết.

    Oak [Quercus spp.]
    Thường gọi là Cây Sồi. Nhiều loài Oak mọc khắp nước Mỹ, là một tiềm năng kinh tế lâm nghiệp. Tùy loài, lá khác nhau về kích cở và về hình dáng, nhưng tất cả các loài Sồi đều cho trái giống như hạt Dẻ. Rủi thay, hạt và lá của nhiều loài Sồi có chứa những chất có hại.
    Người Mỹ bản xứ (American Indians) thường luộc hoặc nấu sôi những hạt Sồi để loại trừ những chất độc, rồi nghiền những hạt  đó trộn với bột làm một loại bánh mì đặc biệt. 

    Ðể bảo đãm cho tánh mạng, tốt hơn hết, đừng bao giờ, nhớ là đừng bao giờ nhai bất cứ loại hột Sồi nào.

    Horse ChestnutBuckeye [Aeculus spp.] là những cây to dáng hùng vĩ mọc khắp nước Mỹ. Vào mùa xuân, những chùm hoa hình dáng như cái nón,  màu trắng, vàng, hồng, hay đỏ bừng nở giống như đèn cầy dọc theo nhành cây. 

    Còn về mùa Thu, cây cho hột to, tròn. Những hột có vẻ đẹp này giống như gỗ có đánh bóng, có vỏ cứng bao quanh màu xanh lục. Người ta thích lượm những hạt này. Nhưng coi chừng, hột cùng với lá chưa chất độc nếu ăn nhằm, làm cho bạn ói mữa.

     

    CÂY ÐỘC NƠI VÙNG HOANG DÃ


    Mùa hè vào rừng là một thú tiêu khiển. Chúng ta sẽ thấy nhiều cây lạ trong đó có những cây có độc tính mà chúng ta không biết. Có một số cây có trái hoặc hạt tưởng chừng như ăn được nhưng lại độc. Ðể tránh những bất trắc này khi vào rừng, cần chú ý những cây dưới đây.

    Climbing Nightshade hay Bittersweet Nightshade [Solanum dulcamara] là dây leo bao quanh những cây khác, mọc ở trong rừng, công viên, những miếng đất trống. Hoa màu trắng hay tím rất xinh có năm cánh quay xuống để lộ một hình chóp màu vàng ở giữa. 
    Dây Nightshade có hạt màu vàng cam thì giống như  trái cà chua nấu bún riêu, nhưng độc nếu ăn nhằm.

    Death Camas hay Black Snakeroot [Zigadenus spp.] Ngay cái tên cây cũng đã nói lên được rằng đây là cây nguy hiểm. Có khoảng 15 loài cây Camas tìm thấy trên những cánh đồng, ruộng cỏ, vườn tược và đất bỏ hoang khắp nước Mỹ. 
    Lá dài, hẹp như lá cỏ. Hoa nhỏ có màu hồng, trắng, hay vàng. Rất dễ nhầm lẫn giữa cây Camas và cây Hành mọc hoang vì củ từa tựa như nhau. Chỉ khác môt điều là củ Camas không có mùi hăng của củ hành. Nhiều trâu bò chết chỉ vì ăn những cây Camas  có dáng dấp mộc mạc này.

    Jimsonweed hay Thorn Apple hay Jamestown Weed [Datura stramonium] mọc trên đất khô có cát, gần những rừng Thông, và trên những khu đất trống khắp nước Mỹ.
    Cây nhỏ, thân dày, có nhiều nhánh. Lá màu xanh lục hay tím và tỏa ra mùi khó chịu. Hoa hình loa kèn, năm cánh nhọn, màu trắng hay màu tím nhạt. Trái cứng, có gai nhọn, có nơi gọi là "táo gai" chứ nhiều hạt. Những hạt này tì độc kinh khủng. Sở dĩ cây mang tên như trên là vì, vào năm 1676, một số người ở thuộc địa Jamestown tại Virginia bị tinh thần bấn loạn trong mấy ngày liền sau khi nhầm lẫn nấu ăn cây con Jimsonweed này.

    Mayapple [Podophyllum peltalum] mọc ở những cánh đồng hay ruông cỏ thấp bùn lầy, khắp nước Mỹ. Rất dễ nhận dạng vì cây có lá lớn, hình dáng như cái dù. Trái giống như trái hạnh (lime) nhỏ, đến khi trái già thì lớn bằng trái chanh (lemon) và đổi thành màu vàng. Tất cả những phần của cây này đều có độc chất. Muốn an toàn, đừng nếm thử!
    Moonseed [Menispermum canadense] Giống dây Nho, mọc ở những khu rừng ẫm ướt phía đông và trung Mỹ. Có vài cách để phân biệt: Lá Moonseed giống như lá Nho nhưng mặt dưới thì trơn tru trong khi lá Nho thì có lông mịn. Rìa lá Nho có răng cưa nho, còn lá Moonseed thì không. 
    Lá Moonseed gắn liền với cuống lá (xem hình). Trái Moonseed thì giống trái Nho nhưng lại có màu xanh đen và chỉ có một hột hình dáng như cái liềm. Trái rất nguy hiểm. Nếu tưởng lầm đây là dây Nho hoang sẽ bị chết nếu ăn trái và hột của Moonseed.

    Poison Hemlock hay Fool Parsley [Conium maculatum]  Cây trông có vẻ mộc mạc mọc trên những đồng hoang và trong vườn tược khắp nơi trên nước Mỹ. Lá có màu xanh lục đậm, giống như lá dương xỉ, đuôi chồn (fern). 

    Hột nhỏ, dẹp, hình bầu dục và có mùi như cam thảo (licorice). Rễ giống rễ cây su hào (parsnip). ca-rốt, cần tây (parsley) rất ư là độc. Người Mỹ bản xứ  thường nhúng mũi tên vào chất độc của cây này. Socrates, một triết gia Hy Lạp thời xưa, bị tử hình bằng cách cho uống một ly trà chế bằng rễ cây Hemlock độc này.

    Pokeweek [Phytolacca americana] nguyên quán của cây này ở trong đất liền của nước Mỹ và vùng Hawaii, mọc nơi vùng đất ướt, màu mỡ. 
    Cũng tìm thấy cây này mọc trong những đồng ruộng, hai bên bờ đường, gần những lâu đài hay gần nông trại. Lá dài có gân đỏ và mọc ngay trên những cành màu lục và hơi tím. Hoa trắng mọc thành từng chùm như chùm trái dâu. Cây này có khi cao đến 10 feet (khoảng 3 mét) . Cây càng to, cây càng nguy hiểm. Tất cả những phần của cây này đều độc, nhất là rễ cây. Có người nấu lá này và làm mứt cùng với dâu. Lá và trái nấu chín thì ăn được, nhưng ăn sống thì nguy hiểm.

    White Snakeroot [Eupatorium rugosum] mọc ở trung và đông nuớc Mỹ, trong vùng đầm lầy, rừng trống và gần những con suối. Lá có 3 đường gân rõ rệt. Hoa nhỏ màu trắng mọc thành chụm. Hạt nhỏ, dẹp và có lông ở một đầu. Tất cả những phần của cây này đều độc. Vào thế kỷ 18 và 19, nhiều người bỏ mạng do căn bệnh gọi là "ói sữa". 
    Bệnh ói sữa này gây bởi việc uống sữa vắt từ những con bò ăn cây White Snakeroot. Vài nhà sử học nói rằng chính bà mẹ của Abraham Lincoln đã qua đời vì bịnh này. Ðây là một trong những nguyên nhân làm tử vong nhiều người thời kỳ mới di dân định cư lập nghiệp tại Mỹ.

    Yellow Jessamine hay Carolina Jessamine [Gelsemium sempervirens] 
    là một loại dây tựa dây nho luôn luôn xanh tươi mọc trong những cánh đồng hay trong rừng, có thấy từ Virginia đến Texas. Cũng có thấy bán để trồng trong nhà. Lá màu xanh lục đậm, láng, lại có hoa có mùi nhẹ, hình ống, màu vàng thật là đẹp, đến nỗi không ai nghĩ rằng đây là một loại cây nguy hiểm. Tất cả những phần của cây này đều độc. Ăn nhằm mật hoa này sẽ bị ói mữa. Súc vật chết vì ăn lá cây này.

    Wild Mushroom là Nấm hoang, Nấm dại. Nấm hoang vươn đầu lên vào cuối mùa xuân qua mùa thu. Có trong rừng, gần những lóng gỗ hay khúc cây bị mục rữa, trên cỏ. Nhiều loại Nấm hoang rất đẹp, trông giống như những thiên thần, trông có vẻ vô hại, nhưng coi chừng. Không phải cây Nấm hoang nào cũng độc cả. Nhưng thực khó mà nói, ngay cả những chuyên gia, khó mà mô tả sự khác nhau giữa nấm có thể ăn được và nấm độc. Cho chắc ăn, đừng bao giờ ăn nấm mọc hoang.


    ÐỂ Ý CÂY TRỒNG TRONG NHÀ

    Một số cây trồng trong nhà, tưởng như vô hại, nhưng không phải vậy. Không những làm tăng thêm vẻ đẹp nhà ở, văn phòng hay những tòa nhà cao, cây còn giúp thay đổi môi trường không khi?trong nhà. 
    Cây có lá thanh lọc những hơi độc thải ra từ những vật liệu công trình mới xây cất, từ thãm hay nệm trong nhà, từ đồ đạc trong nhà. Mặc dù cây trồng trong nhà giữ không khí trong sạch, một số cây sinh ra một số trở ngại. Hãy để riêng những cây đặc biệt này xa trẻ con và chó mèo nuôi trong nhà là điều nên chú ý.

    Caladium [Caladium spp.] Có khoảng hơn mười loài Caladium.. Cây có thể mọc cao đến 4 feet (1m20). 
    Lá dẹp, rộng, hình mũi tên, hầu như trong suốt, và có nhiều màu. Có lá hoàn toàn màu xanh lục, trong khi lá khác thì có sọc hoặc có lốm đốm màu trắng, trắng bạc, hồng. Ăn hay gặm lá này có thể làm cho đau bao tử, làm phỏng và làm sưng miệng lưỡi.

    Jesusalem Cherry [Solanum pseudo-capsicum] cây tuy trồng trong nhà nhưng có thể lên cao đến 4 feet. Lá dài màu xanh sáng. Hoa màu thành chùm. Trái nhỏ giống trái cà chua, màu đỏ sáng hoặc vàng tươi. Tất cả các phần của cây đều độc, nhất là trái rất nguy hiểm. Muời trái dâu này đủ sức độc để có thể giết một đứa nhỏ.

    Dieffenbachia hay Dumbcane [Dieffenbachia spp.] là một loại cây trồng trong nhà thường thấy, cao đến 6 feet (1,8m). 

    Lá rộng có nhiều màu, màu xanh lục đậm và màu xanh lục ửng vàng đến màu trắng nhạt. Cắn lá này có thể làm cho môi và cổ họng bị phỏng và sưng đau.

    Philodendron [Philodendron spp.] Nếu bạn chỉ muốn trồng một cây trong nhà thôi, hãy thử trồng cây Philodendron. Ðây là một thứ dây người ta hay trồng trong nhà thích hợp với bất cứ góc hay xó nào và vẫn phát triển dù để trong một góc thiếu ánh sáng. Lá hình trái tim có những vân màu từ xanh lục nhạt cho đến đậm, rất độc. Trẻ con hay chó mèo ăn nhằm một lá thì có thể đi đong.
      
    ÐỂ Ý CÂY TRANG TRÍ NGÀY LỄ

    Cây trồng trong chậu thường dùng để làm quà trong những ngày lễ và những dịp đặc biệt như tiệc sinh nhựt hay những buổi lễ kỷ niệm. Cây cũng được gửi đến tặng người đang bịnh ở nhà hoặc đang nằm bệnh viện. Ở phía đông, người ta thường tặng azaleas, daffodils, narcissus, jonquils và hyacinths, mà bạn đã biết những cây này đều độc như đã đề cập trong bài này. Nhưng bạn có biết rằng một số cây mà chúng ta thường dùng để trang trí nhà cửa trong các buổi lễ lạc cũng nguy hiểm không?

    English Ivy{Hedera helix] là một loại dây leo luôn luôn xanh tươi rất dễ thương, phủ quanh nhà hay các công trình xây dựng và thường dùng để phủ đất không cho cỏ mọc lên được. Người ta cũng trồng cây này ở trong nhà. Lá màu xanh lục đậm và trái như trái dâu đen nhưng có chứa chất độc làm cho ta bị ói mữa. Từ thuở xa xưa, người ta đã cắt English Ivy mang vào nhà trang trí các buổi yến tiệc hội hè, lễ Phục sinh. Thưởng thức vẻ đẹp cây này nhưng hãy lưu ý không cho trẻ con hay chó mèo đến gần.
    Holly [Hex spp.] Cây Ô-rô Giáng sinh. Nhiều loài Holly, bụi hoặc cây, mọc khắp nước Mỹ. 


    Vào dịp Giáng sinh, người ta trang trí nhà của bằng những nhánh Holly. Những cành non cây Ô-rô được in trên những tấm thiệp tặng quà. Rất dễ nhận dạng cây Holly náy qua những lá cây bóng láng như có bôi sáp và những trái giống như quả dâu nhỏ mọng đỏ tươi sáng. Lá cứng và dày, đầu lá nhọn như có gai dễ làm trầy da. Trái nguy hiểm, có chứa chất rất độc gây ra những vấn  đề rắc rối.

    Mistletoe [Phoradendron spp.] Cây tầm gửi. Cây ký sinh vào một cây khác, sống nhờ chất dinh dưỡng của cây chủ, thường lớn lên trên cây Sồi (Oak). 

    Cây có lá xanh nhạt, có hoa nhỏ màu xanh lục và trái như trái dâu tây nhỏ mọng màu trắng. Tất cả những phần của cây này đều nguy hiểm. Vào dịp Giáng sinh, người ta thường treo cành nhánh Cây Tầm Gửi này nơi cửa ra vào. Tục lệ cũng có nói đến phong tục hôn nhau dưới cây tầm gửi.


    ÐỀ Ý THỰC VẬT TRANG TRÍ BÀN ĂN

    Lần tới bạn hãy bước vào một siêu thị, nhìn vào quày bán hàng tươi sống. Có phải những cây có chất độc được lót dưới những chồng trái cây và rau ráng không? Tin hay không tin, câu trả lời là Có. Một số rau trái thường gặp có thể nguy hiểm nếu không được sửa soạn hay nấu nướng đúng mức.

     

    Rhubard là cây nguy hiểm nhất trong vườn rau. Có thể ăn những bẹ?lá dài màu đỏ đã được nấu hoặc làm thành mứt. Nhưng những phần có màu xanh của cây này, nhất là lá to đẹp thì rất là nguy hiểm. Một miếng lá có thể làm nhiễm độc đau đớn. Ăn một số lượng lá này có thể chết.

    Potatoes. Củ khoai tây. Khoai chiên, nướng, đun trong lò, hay chế biến dưới nhiều cách là một trong những món ăn thông thường. Lá, cành, và những phần cây xanh chứa một chất độc chết người. Khi lột vỏ khoai tây, phải cắt hết những phần màu còn xanh và cắt bỏ những mầm mọc quanh củ khoai. Những mầm xanh này rất nguy hiểm. Dù có nấu vẫn không phá hủy được những độc chất có trong phần xanh của củ khoai tây.

    Tomato Từ nhiều thế kỷ người ta nghĩ rằng cà chua độc, trồng cà chua để chỉ để trang trí cho đẹp vườn tược mà thôi.
     
    Bây giờ chúng ta biết trái cà chua là một thực phẫm ngon bổ. Nhưng lá và dây cà chua có chứa độc chất có hại nếu ăn vào.

    Apples, Cherries, Apricots, Peaches, và Plums  Ðây là những trái cây ngon.  Ăn trái cây thì muốn ăn bao nhiêu tùy thích, nhưng chớ có ăn hột. 
    Hột của trái táo và cái tim (mầm xanh) trong hột của trái Anh Ðào (cherries), trái Mơ (apricots), trái Ðào (peaches) và trái Mận (plums) đều chứa chất xyanua (cyanide) là một chất rất độc làm chết người mà ai cũng biết.

    Beans Một số thực phẩm rất an toàn nếu được nấu chín nhưng lại rất nguy hiểm nếu ăn sống. 

    Ðó là trường hợp các loại đậu Kidney beans, Pole beans, Runner beans, Lentils và một số loại Ðậu khác. Ðối với các loại Ðậu, phải nấu trước khi ăn. Không bao giờ ăn sống, nhất là ăn sống đậu Lima vì đâu này chứa một lượng lớn chất độc làm cho ta bị nôn mữa.


    VÀI NGUYÊN TẮC THÔNG THƯỜNG

    Qua tài liệu này chúng ta được biết có một số cây có chất độc. May mắn thay chỉ có một số ít cây trong số 700 loài cây độc mọc ở trên nườc Mỹ là quá nguy hiểm thôi. Nhưng cho dù cây chỉ độc nhẹ vẫn có thể gây cho chúng ta những phiền toái. Tốt nhất là tránh những hậu quả có thể xảy ra bằng cách biết tên những cây có chất độc, nhận diện được cây và biết những cây này thường mọc nơi đâu. Dưới đây là một số nguyên tắc thông thường để có thể đề phòng những phiền toái hay gây bệnh cho chúng ta:

    1.      Biết cây nào trong nhà hay trong vườn là loại cây có chất độc.
    2.      Ðừng bao giờ bỏ trong miệng bất cứ cây hay một phần của cây, trừ những cây thường dùng cho thức ăn hằng ngày (một số cây này, có khi,  cần phải được nấu trước khi ăn).
    3.      Ðừng nhai, gặm hay mum những lá, hoa, cành nhánh của những cây lạ.
    4.      Ðừng ăn những trái dâu chưa bao giờ biết, ngay cả những trái dâu mà chim hay những thú trong rừng thường ăn. Những trái dâu chim hay thú ăn được nhưng lại  không an toàn cho con người.
    5.      Ðừng ăn hột của bất cứ cây gì, trừ những cây thường dùng cho thực phẫm hàng ngày (một số những hột này cần phải được nấu, nướng trước khi ăn).
    6.      Ðừng ăn củ, rễ cây lạ, nhất là loại củ giống như củ hành.
    7.      Ðừng ăn nấm hoang, nấm dại. Chỉ ăn nấm mua ở các cửa hàng thực phẫm mà thôi.
    8.      Ðừng ăn hay đừng đụng những cây có tiết ra chất nước có màu hoặc giống như sữa.
    9.      Ðừng đốt những cành hay củi chặt từ những cây lạ. Ðừng dùng cành nhánh những cây lạ để găm nướng thịt, xúc xích hay quyện kẹo dẽo (marshmallows) để hơ lữa. Cũng đừng nấu nướng thức ăn trên lữa đốt từ những cành nhánh cây lạ.
    10.  Ðể những cây nguy hiểm xa tầm với của trẻ em và chó mèo nuôi trong nhà. Nếu có trẻ em nhỏ trong nhà, đừng trồng những cây nguy hiểm.
    11.  Ðừng nhai hay đừng ngậm những nữ trang làm bằng hột trái cây hay hột đậu.
    12.  Cất kỹ các loại củ hay hột vào nơi mà trẻ con không lấy được.

    Cho dù bạn theo những nguyên tắc này, sự rủi ro vẫn có thể xảy ra. Ðể sửa soạn cho những trường hợp cấp cứu, cần có ngay tài liệu về những cây có độc tính và gọi hỏi số điện thoại thường trực 24/24 của Poison Control Center. Dán số điện thoại cấp cứu này gần máy điện thoại. Bạn có thể viết thư  cho National Poison Center Network, ?? De Soto Street, Pittsburgh, PA hỏi địa chỉ và số điện thoại của Poison Control Center nào gần nhà bạn.

    Luôn luôn để dành trong nhà một chai si-rô Ipecac (có bán trong tiệm thuốc). Nhân viên Poison Control Center hoặc bác sĩ sẽ hướng dẫn các sử dụng, nếu cần thiết.

    Nếu bạn hay một người nào đó biết mình ăn nhằm cây có thể là cây độc, hãy theo hướng dẫn sau đây:
    1.      Gọi ngay Poison Contro Center tại địa phương. Ở đây người ta sẽ hỏi bạn cho biết tuổi tác, sức nặng của người bị nhiễm độc, triệu chứng thế nào, tên của cây người này đã ăn nhằm (cho tên khoa học càng tốt), và người này ăn nhiều hay ít.
    2.      Làm theo sự hướng dẫn của nhân viên của Poison Control Center.
    3.      Bạn có thể phải đưa nhanh nạn nhân vào bệnh viện. Hãy gọi 911 hay Cảnh sát giúp đưa nạn nhân vào xe cứu thương.
    4.      Nhớ mang theo vào bệnh viện hay đưa cho văn phòng bác sĩ những phần của cây còn lại mà nạn nhân chưa ăn.
    5.      Bình tĩnh! Ða số những trường hợp nhiễm độc do cây cối thường được chữa lành nhanh chóng.

    Giờ đây chúng ta đã biết những cỏ cây hoa lá nào có độc tính hoặc nguy hiểm. Trong số đó có một số là nguồn dược liệu để chế thuốc cứu sống sinh mạng con người, một số được nhiều người thích là nhờ vào vẻ đẹp của cây. Một số thì cho hoa rất đẹp dễ thương, hay mang lại bóng mát, hoặc cung cấp thức ăn cho con người. Ðừng hoảng sợ vì những báo động trong tài liệu này. Thay vào đó, hãy biết những cây xung quanh chúng ta để thưởng thức cỏ cây hoa lá mà vẫn giữ gìn được sức khỏe của mình. Như trong một bài thơ về hoa John Lyly có câu "Hiểm nguy và Thú vị cùng ngự trên một cuống hoa".