Wednesday, February 22, 2012

Cách chuẩn nhất...

Các nghiên cứu khoa học phát hiện, trà hãm "chuẩn" nhất là ít nhất 1 phút và thịt hầm có lợi cho sức khỏe hơn thịt nướng hoặc quay ...








Hãm trà ít nhất 1 phút



Trà (chè khô) chứa polyphenol – chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào của tim người. Polyphenol chỉ được giải phóng khi trà được đun nóng trong nước và quá trình này mất từ 1 - 4 phút. Nói một cách khác, bạn nên hãm trà ít nhất 1 phút trước khi thưởng thức nó.

Theo một báo cáo của Hiệp hội dinh dưỡng Anh, một số nghiên cứu nhận thấy, việc thêm sữa vào tách trà sẽ làm giảm sự hấp thụ polyphenol của cơ thể, trong khi số khác lại phủ nhận điều này.



Mỳ ống nên nấu chín tái



Mỳ ống (pasta) thường có chỉ số glycaemic (GI – chỉ số tốc độ tăng đường huyết, được đo bằng tốc độ glucose trong thức ăn tan vào cơ thể và được máu hấp thụ) thấp, đồng nghĩa với việc nó giúp bạn cảm thấy no hơn trong thời gian dài hơn. Tuy nhiên, để đạt được điều này, mỳ ống cần được đun nấu cho dai.



Khi mì ống dai, các enzym tiêu hóa trong ruột mất nhiều thời gian hơn để chuyển hóa tinh bột thành đường, làm chậm quá trình ngấm vào máu, khiến chúng ta cảm thấy no hơn trong thời gian dài hơn, cũng như khiến việc kiểm soát cân nặng của chúng ta dễ dàng hơn. Nếu mỳ ống được nấu chín quá, chỉ số Gi sẽ tăng và tinh bột sẽ dễ dàng bị chuyển hóa thành đường hơn.



Do đó, hãy bắt đầu thử món mỳ ống của bạn ít nhất 2 - 3 phút trước khoảng thời gian nấu được gợi ý để đảm bảo bạn giữ được các sợi mỳ dai ngon.



Hãy sử dụng nước sốt salad hàm lượng chất béo cao



Để có món salad ngon bổ nhất, hãy sử dụng nước sốt béo ngạy làm từ dầu ăn. Đó là vì chúng ta cần chất béo để cơ thể hấp thu các chất chống oxy hóa quan trọng, giúp chúng ta có một trái tim khỏe mạnh hơn và tỷ lệ mắc ung thư thấp hơn.



Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Ohio phát hiện, ăn salad tươi có trộn chất béo sẽ giúp cơ thể hấp thu các chất chống oxy hóa như lycopene từ khoai tây, beta-carotene từ cà rốt, lutein và zeaxanthin từ các loại rau làm salad. Món salad đó càng nhiều chất béo thì lượng chất oxy hóa được hấp thụ càng nhiều.



Thịt hầm bổ nhất



Nướng hoặc quay thường được ca ngợi là các cách nấu thịt ít gây béo nhất. Tuy nhiên, Viện ung thư quốc gia Mỹ phát hiện, đun nấu thịt ở nhiệt độ cao có thể tạo ra 2 chất họa học độc hại, có liên quan đến việc gây bệnh ung thư ở động vật là amin khác vòng (HCA) và hyđrô các-bon thơm nhiều vòng (PAH).



Sẽ tốt cho sức khỏe hơn nếu chúng ta chế biến các món ở nhiệt độ thấp hơn và sử dụng các biện pháp ít đốt cháy thịt thành than hơn như hầm hay ninh. Ngoài ra, cần cho thêm nhiều rau và gia vị vào món thịt. Ví dụ như, các hợp chất có tự nhiên trong lá hương thảo được chứng minh có thể ngăn chặn tới 92% sự hình thành HCA trong thịt nấu chín ở nhiệt độ cao. Và các loại gia vị như nghệ, rau mùi và thì là có thể ngăn chặn việc hình thành HCA tới 39%, theo nghiên cứu của Đại học Kansas (Mỹ).



Hãy ăn chuối xanh





Có một nhận thức sai lầm nhưng phổ biến là chuối chín chứa nhiều calo hơn chuối xanh. Đúng là chuối khi chín có vị ngọt hơn vì một số tinh bột của nó đã chuyển hóa thành đường nhưng quá trình này không hề ảnh hưởng tới hàm lượng calo chứa đựng trong chuối.



Tuy nhiên, mức độ chín sẽ ảnh hưởng tới lượng calo chúng ta hấp thu được từ quả. Quả chuối càng xanh thì lượng kháng tinh bột nó chứa đựng càng nhiều, và vì vậy, quá trình cơ thể tiêu hóa nó càng chậm và chỉ số GI của nó càng thấp. Điều đó đồng nghĩa với việc có nhiều tinh bột chưa được tiêu hóa hơn sẽ chuyển tới ruột già và bạn sẽ hấp thụ được ít calo hơn.

Tuesday, February 21, 2012

cách dùng thực phẩm tốt nhất

Lời khuyên bất ngờ về cách dùng thực phẩm tốt nhất


Các nhà nghiên cứu khoa học đã đưa ra những lời khuyên bất ngờ về cách chế biến và sử dụng thực phẩm ở trạng thái tốt nhất.



Ngô ngọt tốt nhất khi được đóng hộp



Các nhà nghiên cứu đến từ trường Đại học Cornell, New York (Mỹ) phát hiện ra rằng, việc dùng nhiệt chế biến ngô ngọt đóng hộp làm gia tăng hàm lượng các chất chống oxy hóa trong loại thực phẩm này tới 44%.

Các chất chống oxy hóa giúp chúng ta quét sạch những gốc tự do gây hại cho cơ thể. Sự gia tăng chất chống oxy hóa như thế này có thể là khoản đền bù “hời” cho sự mất mát vitamin C trong quá trình đóng hộp.



Hãy làm lạnh khoai tây nấu chín



Khi khoai tây được đem đun nấu, các tế bào tinh bột của nó sẽ phồng lên và bắt đầu vỡ ra – một quá trình được gọi là sự gelatin hóa. Điều này giúp khoai tây được tiêu hóa dễ dàng hơn.

Dẫu vậy, nếu khoai tây được làm lạnh sau khi nấu chín, một số tinh bột gelatin hóa sẽ chuyển thành một dạng tinh bột kết tinh rắn hơn và không thể tiêu hóa, được gọi chung là kháng tinh bột hoặc tinh bột phản tính.



Giống như chất xơ, kháng tinh bột cuối cùng sẽ tới ruột già và được cho là giúp cải thiện tình trạng đại tiện đều đặn ở người. Trong một nghiên cứu của Anh, khoai tây đã nấu chín sẽ tăng 7% kháng tinh bột so với khoai tây còn sống và nếu được làm lạnh sau đó sẽ tăng 13% kháng tinh bột.



Tuy nhiên, nếu bạn đang làm món salad khoai tây, đừng hủy hoại sự thơm ngon của món ăn này bằng cách trộn nó với sốt mayonnaise. Thay vào đó, hãy kết hợp với sữa chua Hy Lạp tách béo, hành lá và hẹ tây.



Không sử dụng dầu ôliu nguyên chất đun nấu



Dầu ôliu nguyên chất giàu các chất béo omega-6 – chất rất có ích trong việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch bằng cách làm giảm nồng độ cholesterol và triglyceride trong máu. Tuy vậy, ăn quá nhiều Omega-6 cũng không tốt cho sức khỏe, vì nó có thể làm gia tăng sự giữ nước trong cơ thể, kéo theo việc tăng áp suất máu, và tăng nguy cơ máu bị đóng cục trong mạch.



Nhiều người thích sử dụng dầu ôliu nguyên chất để nấu nướng hơn so với các loại dầu khác. Dẫu vậy, do dầu ôliu nguyên chất ít qua chế biến hơn so với các loại dầu khác nên nó có “điểm bốc khói” – mức nhiệt độ làm dầu bắt đầu bị biến tính - thấp. Một khi dầu đạt tới mức nhiệt độ này, các thành phần hóa học của nó sẽ thay đổi và bắt đầu chứa nhiều gốc tự do gây hại cho cơ thể hơn. Do đó, dùng dầu ôliu nguyên chất nấu nướng ở nhiệt độ cao không phải là lựa chọn đúng đắn. Nó được sử dụng tốt nhất để làm thành phần trộn hoặc nước sốt.



Hãy luộc chứ đừng hấp cà rốt



Các nhà nghiên cứu Italia phát hiện, so với cà rốt chưa chế biến và cà rốt hấp, cà rốt luộc có tỷ lệ caroten – chất chống oxy hóa thiết yếu giúp cơ thể tạo thành vitamin A – cao nhất. Cứ 100g, cà rốt luộc cũng chứa 28mg vitamin C, thấp hơn một chút so với cà rốt chưa chế biến (31mg) và cao hơn nhiều so với cà rốt hấp (19mg).



(Còn nữa)

Wednesday, February 15, 2012

8 thay đổi nhỏ ngừa bệnh tiểu đường


Gần đây, tạp chí “Phòng chống” (Mỹ) đã tổng kết 8 thay đổi nhỏ trong cuộc sống, chỉ cần làm được 8 điểm này, bệnh tiểu đường sẽ rời xa chúng ta.


Thư giãn 15 phút mỗi ngày


Công việc, cuộc sống căng thẳng sẽ luôn làm cho chúng ta ở trong trạng thái kích ứng. “Trong trạng thái này, cơ thể con người sẽ bước vào mô hình chiến đấu, mức đường huyết tăng cao, bất cứ lúc nào cũng chuẩn bị hành động”, Giám đốc TT Tâm lý học, ĐH Duke, ông Richard Se Weite cho biết, điều này sẽ làm cho tế bào trong cơ thể xuất hiện hiện tượng đối kháng insulin, chất đường ở trong máu không có nơi đi nơi đến, từ đó làm xuất hiện đường máu cao trong thời gian dài. Vì vậy, chúng ta phải học cách thư giãn bản thân, ví dụ sau khi thức dậy tập yoga hoặc thả trí tưởng tượng, tản bộ, nghe nhạc, đồng thời đừng quên hít thở sâu 3 lần trước khi bắt đầu làm việc gì đó.



Nghỉ lái xe 1 ngày trong tuần



Những người có xe ô tô cần phải “cướp” thời gian để vận động. Một nghiên cứu của Phần Lan phát hiện, những người một tuần tập luyện vượt quá 4 tiếng hoặc mỗi ngày tập luyện khoảng 35 phút thì dù thể trọng không giảm nhưng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ giảm tới 80%.



Đảm bảo giấc ngủ



Người bình thường không ngủ đủ 6 tiếng, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ tăng gấp đôi. Chuyên gia Claire, ĐH Yale, cho biết: “Nếu chúng ta ngủ quá ít, hệ thần kinh ở trong trạng thái căng thẳng, ảnh hưởng đến điều tiết hoocmon đường máu”. Vì vậy, chúng ta nên tránh hết sức để không thức đêm, còn nên chú ý trước khi đi ngủ không uống cà-phê hay nước trà và tránh xem ti vi thời gian quá dài.



Giảm béo



Những người thừa cân, béo phì, nếu giảm được 5% trọng lượng, kể cả không tập luyện, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cũng giảm xuống 70%.



Uống một thìa giấm trước bữa ăn



Nghiên cứu của trường ĐH bang Arizona chứng tỏ bệnh tiểu đường loại 2 hoặc người có insulin đối kháng thì trước bữa ăn uống khoảng 2 thìa giấm sau đó mới ăn cơm, lúc đó mức đường máu hạ thấp rõ rệt.



Người phụ trách dự án nghiên cứu, TS Carol Johnston cho biết, “Axit axetic sẽ trung hòa một số chất xúc tác tiêu hóa tinh bột, làm chậm tiêu hóa chất đường bột này”. Trên thực tế, tác dụng này của giấm tương tự như uống thuốc hạ đường huyết.



Ít ăn fastfood và thịt đỏ



Các nhà khoa học trường ĐH Minnesota đã nghiên cứu 3.000 tình nguyện viên (18-30 tuổi) trong suốt 15 năm. Kết quả cho thấy, người ăn fastfood quá 2 lần/tuần so với người ăn fastfood không đến 1 lần/tuần có thể trọng nặng hơn 4,5kg.


Bệnh viện Phụ sản Brigham, ĐH Y Harvard tiến hành điều tra 3.700 phụ nữ phát hiện, những người ăn ít nhất 5 lần thịt đỏ mỗi tuần thì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn 29% so với người ăn ít hơn 1 lần. Những người thích ăn thịt hun khói, xúc xích… có nguy cơ càng cao.




Hương liệu có tác dụng như thuốc



Một nghiên cứu của Đức phát hiện, chất hóa học trong nhục quế có thể kích hoạt chất xúc tác insulin, còn có tác dụng trợ giúp giảm thấp cholesterol.



Bên cạnh có người trò chuyện



Trên tạp chí “Bảo vệ và chăm sóc bệnh tiểu đường” của Mỹ có một báo cáo nghiên cứu chỉ ra, phụ nữ độc thân sống một mình có nguy cơ bị tiểu đường tăng thêm 2,5 lần, điều này có thể liên quan đến thói quen sinh hoạt như hút thuốc, uống rượu gây ra. Vì vậy, hãy luôn tiếp xúc và nói chuyện với bạn bè, người thân để quên đi cảm giác cô đơn và hạn chế những thói quen không tốt, những thay đổi này sẽ giúp phòng chống bệnh tiểu đường.

Sunday, February 12, 2012

1. Phồng rộp do đái tháo đường, các tổn thương trông giống như là vết phồng rộp do bị bỏng. Các vết phồng rộp thường lớn, không bị đau và không có biểu hiện viêm tấy đỏ. Chúng thường xuất hiện ở mặt lưng của ngón tay, bàn tay, ngón chân và bàn chân. Đôi khi vết phồng rộp xuất hiện ở cẳng tay, cẳng chân.




Thông thường các vết phồng rộp này sẽ lành sau khoảng 3 tuần và không để lại sẹo (nếu không bị nhiễm khuẩn). Những bệnh nhân bị tổn thương thần kinh do đái tháo đường hay bị mắc tổn thương này.

2.Bệnh nhân đái tháo đường có thể có nhiều tổn thương da khác biệt do các mạch máu cung cấp cho da bị tổn thương.

Khả năng mắc phải và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý nhiễm trùng trên những bệnh nhân đái tháo đường luôn cao hơn so với trên những người khác. Những vị trí có tồn tại sẵn nhiều vi khuẩn như đường tiết niệu, trên da, chân, tay, miệng… sẽ tiềm ẩn nguy cơ viêm nhiễm cao.

3. Tiểu đường làm tăng khả năng mất trí nhớ.

Nghiên cứu trong thời gian 15 năm dựa trên dữ liệu của hơn 1.000 nam giới và phụ nữ độ tuổi 60, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, đối với những người mắc bệnh tiểu đường có liên quan đến căn bệnh suy giảm trí nhớ sẽ tăng mức độ nguy hiểm so với những bệnh nhân mắc bệnh suy giảm trí nhớ mà không bị tiểu đường. Con số này cũng cao hơn 1,75 lần đối với việc phát triển các chứng mất trí dưới các hình thức khác.

Mối liên hệ giữa căn bệnh tiểu đường và căn bệnh giảm thiểu trí nhớ được các nhà nghiên cứu dựa trên các dữ liệu của nhiều yếu tố liên quan như tuổi tác, giới tính, huyết áp và các chỉ số về cơ thể.
Phòng ngừa và điều trị:

Ngoài việc phải dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ và tập thể dục đều đặn, người bệnh nên dùng các thực phẩm có tác dụng hỗ trợ phòng chống ĐTĐ, như:

Cải xà lách xoong (loại cọng dài) làm hạ ĐH, cung cấp nhiều chất khoáng cho cơ thể chống thiếu máu, chữa hoại huyết, giải độc cơ thể... Nhờ chất dầu có tính kháng khuẩn nên cải xà lách xoong còn có tác dụng chống cảm cúm mùa hè. Có thể ăn sống mỗi lần khoảng 100g, vò hoặc giã nát lọc lấy nước uống 2 - 3 lần trong ngày.

Đậu cô ve (đậu Hà Lan) có tác dụng lợi tiểu và làm giảm lượng đường trong máu nên dùng t r ị phù thũng và ĐTĐ. Nên mua loại quả nhiều thịt, hột nhỏ, khi quả già chín thì xuất hiện một loại albumin độc nhưng đun sôi thì chất này bị phá hủy, vì vậy phải nấu lâu hơn để giảm độc. Có thể luộc, xào, hoặc dùng dạng nước sắc: lấy khoảng 100g vỏ quả đậu khô ngâm trong 2 lít nước cho mềm rồi đun sôi nhanh, lấy nước uống trong ngày.

Hành tây: rất giàu khoáng tố vi lượng như: Ca, Na, Fe, K, P, S, I, Si …, tinh dầu disulfur allyl, protid, glucid, chất xơ, nhiều vitamin B1, B2, PP và C. Hành tây có nhiều công dụng trong y học, được dùng làm thuốc chữa ho, chống nhiễm khuẩn, chống huyết khối, chống xơ cứng động mạch, chống mệt mỏi, chữa suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh và có tác dụng làm hạ ĐH. Mỗi ngày sử dụng một củ nhỏ 100 - 200g dạng tươi hoặc 10ml rượu thuốc 20% (200g củ hành ngâm trong 1 lít rượu).

Khổ qua (mướp đắng): khi còn xanh khổ qua có tác dụng hạ nhiệt, tiêu đờm, làm nhuận tràng, sáng mắt, hạ ĐH. Tại khoa Y học cổ truyền Đại học Y Dược TP.HCM, bài thuốc khổ qua kết hợp với lá đa dạng trà dùng điều trị ĐTĐ trên lâm sàng cho kết quả rất tốt. Quả, thân, lá đều dùng được, mỗi ngày 1 - 2 quả hoặc 20g dây lá phơi khô sắc lấy nước uống.

Khoai lang: ngoài củ dùng làm thuốc nhuận trường, chữa táo bón và bệnh trĩ. Trong dây và lá khoai lang có chứa nhiều chất bổ dưỡng như: adenin, betain, cholin, khoáng tố, trong ngọn lá còn có thêm một chất có tác dụng như insulin, nhờ vậy mà đọt khoai lang được dùng điều trị ĐTĐ, sắc uống mỗi ngày từ 15 - 20g đọt khoai lang phơi khô rất tốt.

Tỏi: ngoài tác dụng tốt như kháng sinh, chữa cảm cúm, chữa giun, chống xơ vữa động mạch, hạ huyết áp, phòng chống ung thư... nghiên cứu gần đây còn cho thấy tỏi có tác dụng điều hòa hàm lượng đường trong máu, nhờ đó giúp ổn định ĐH. Có thể nhai sống 4 - 5 tép tỏi mỗi ngày hoặc sử dụng dạng rượu tỏi, nếu dùng dạng cồn tỏi thì mỗi ngày dùng 20 - 40 giọt.
( Công trình nghiên cứu của Trung tâm Dinh dưỡng con người thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết, tỏi làm hạ thấp lượng đường cũng như làm tăng lượng insulin trong máu).
Quế: kết quả nghiên cứu tại Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) chứng minh quế giúp kiểm soát lượng ĐH rất hữu hiệu trên các bệnh nhân ĐTĐ týp 2, mỗi ngày sử dụng 1g bột quế (khoảng 1/4 muỗng cà phê) trong 6 tuần không những giúp giảm lượng ĐH mà còn giảm được các chất cholesterol xấu và triglyceride trong cơ thể. Tuy nhiên, quế có tính đại nhiệt (quá nóng) nên cần thận trọng khi sử dụng ở người già yếu, phụ nữ có thai. Khi thấy nóng thì có thể ngưng uống.
Có thể : Uống ¼ thìa bột quế mỗi ngày giúp tăng phản ứng với insulin, giảm chứng viêm sưng ở phụ nữ lớn tuổi, và giúp làm giảm lượng đường ở bệnh nhân tiểu đường.
Trà xanh: Theo các công trình nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Journal of Agricultural and Food Chemistry, trà xanh giúp điều hoà lượng đường trong máu, do đó có thể ngăn ngừa hay làm giảm bệnh tiểu đường.

Giấm: Công trình nghiên cứu của Trường ĐH Arizona (Mỹ) cho thấy, việc uống khoảng 2 thìa giấm trước mỗi bữa ăn sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu bệnh nhân tiểu đường tới 25%. Đặc biệt, theo các nhà nghiên cứu của Italia, uống giấm rượu táo trong bữa ăn sẽ giảm lượng đường trong máu tới 30%.

Táo: Một công trình nghiên cứu của Phần Lan cho rằng, những thực phẩm có lượng chất quercetin cao, chẳng hạn như táo, giúp làm giảm tiểu đường. Những nguồn giàu quercetin khác là cà chua, dâu tây và các loại rau có lá xanh.
Cam: Do cam có chứa nhiều vitamin C và các chất chống ôxy hoá, nên bệnh nhân tiểu đường có thể dùng cam để ăn vặt hàng ngày và thường xuyên.

Sôcôla đen: Theo các nhà nghiên cứu của Trường ĐH Tufts, sôcôla đen làm tăng phản ứng với insulin, giúp chống lại tình trạng kháng insulin, và như vậy việc sử dụng insulin của cơ thể sẽ hiệu quả hơn.

Ăn cá giúp ngừa tiểu đường

Bổ sung một lượng lớn a-xít béo omega-3 từ cá có thể giúp ngừa nhiều bệnh mãn tính có liên quan tới béo phì như tiểu đường và bệnh tim mạch.

Đó là kết luận của các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson và Đại học Alaska-Fairbanks (Mỹ) sau khi khảo sát chế độ ăn uống của 330 người (70% trong số này bị thừa cân hoặc béo phì), được công bố trên chuyên san Dinh dưỡng châu Âu.

Các chuyên gia nghiên cứu những chất a-xít béo: a-xít docosahexaenoic (DHA) và a-xít eicosapentaenoic (EPA) có trong cá hồi và một số loại cá nhiều mỡ khác. Nhóm nghiên cứu nhận thấy những ai có hàm lượng DHA và EPA trong máu thấp thì tình trạng béo phì làm gia tăng cả hàm lượng chất béo có hại triglycerides và C-reactive protein, vốn là những tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim cũng như có thể là bệnh tiểu đường



Phòng tiểu đường không khó

Ăn nhiều rau xanh giảm nguy cơ bệnh tiểu đường. Cần có chế độ ăn hợp lý theo tuổi, nghề nghiệp, và cân nặng cơ thể. Các thực phẩm lựa chọn đa dạng, cân đối và phù hợp với bệnh lý.


Đái tháo đường (còn gọi là tiểu đường) là bệnh lý rất “thời thượng” vì tốc độ phát triển đã gia tăng quá nhanh trong thời gian gần đây.


Vì sao mắc bệnh này và làm cách nào phòng tránh là vấn đề được nhiều người quan tâm.



Bình thường, chất đường từ thực phẩm ăn vào sẽ hấp thu vào máu, sau đó được đưa vào tế bào cơ quan bộ phận trong cơ thể nhờ chất insulin là một nội tiết tố do tuyến tuỵ tiết ra. Ở người đái tháo đường, chất insulin này được tiết ra không đầy đủ hoặc không hoạt động tốt làm cho lượng đường trong máu tăng quá cao, vượt khả năng giữ lại của thận, hậu quả là xuất hiện đường trong nước tiểu.



Tìm hiểu về nguyên nhân gây ra bệnh lý đái tháo đường, đến nay đã thấy có rất nhiều yếu tố liên quan. Cụ thể, yếu tố di truyền được đề cập khá mật thiết.



Trên một số cơ địa đặc biệt, khi gặp phải các yếu tố thuận lợi sẽ dễ dàng phát thành bệnh. Những căng thẳng (stress) về thể chất hay tinh thần sẽ làm tăng các nội tiết tố gây stress và làm tăng đường huyết. Những nhiễm trùng siêu vi cúm, quai bị, Rubella, Coxsackie B… hoặc một số loại thuốc có thể làm tổn thương tuyến tuỵ gây giảm tiết insulin.



Có rất nhiều bằng chứng cho thấy đái tháo đường có thể là một bệnh tự miễn, tức là bệnh do cơ thể tự sinh ra các chất chống lại chính tuyến tuỵ của ta. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến sinh bệnh đái tháo đường loại 2 (thường gặp ở người 45 tuổi trở lên) là các rối loạn chuyển hoá của cơ thể như thừa cân béo phì, ít vận động cơ thể, tăng mỡ trong máu, cao huyết áp, viêm tuỵ, rối loạn đường huyết lúc đói, rối loạn dung nạp đường, phụ nữ có tiền căn sinh con trên 4 kg (đái tháo đường thai kỳ)…



Như vậy, mặc dù có ảnh hưởng của các yếu tố di truyền – cơ địa nhưng việc phòng tránh đái tháo đường xảy ra trên từng cá thể vẫn có thể thực hiện được. Cụ thể bằng chế độ ăn uống điều độ và hợp lý, tập luyện thể dục thể thao hằng ngày, giữ mức cân nặng lý tưởng so với chiều cao. Một chế độ ăn nhiều rau (khuyến cáo 300g rau, củ/ngày cho người trưởng thành), khoai củ, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây ít ngọt, thay một phần thịt bằng cá và đậu hũ, hạn chế thức ăn chiên, rán, quay nhiều dầu mỡ và các thức ăn, thức uống ngọt nhiều đường, kiểm soát lượng muối ăn… là rất cần thiết cho sức khoẻ. Đi bộ ít nhất 30 phút/ngày và liên tục 4 – 6 ngày/tuần là phương thức vận động thích hợp cho hầu hết các đối tượng. Các nghiên cứu cho thấy mỗi ngày cần bước đi từ 6000 đến 10.000 bước là rất tốt.



Việc kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm và thử đường huyết (sau khi nhịn đói 8 giờ) là những biện pháp cơ bản để tầm soát và phát hiện sớm bệnh lý, giúp ích cho việc điều trị và hạn chết các biến chứng nặng nề của bệnh./.

Friday, February 3, 2012

đọc nhãn mác TP

Cần biết cách đọc nhãn mác

Đọc nhãn thực phẩm là một thực hành quan trọng khi lựa chọn thực phẩm. Nhãn thực phẩm cung cấp thông tin để đánh giá thực phẩm.
Chọn thực phẩm đúng là yếu tố bảo đảm cho duy trì cân nặng hợp lý và thực hiện đúng theo hướng dẫn dinh dưỡng. Nhãn thực phẩm cung cấp thông tin để đánh giá thực phẩm như số lượng các chất dinh dưỡng, thành phần của thực phẩm, các chất phụ gia.
 Đọc thành phần
Chú ý rằng thành phần các chất trong thực phẩm được sắp xếp theo thứ tự từ chất có trọng lượng cao đến chất có trọng lượng thấp. Phải làm quen với tên khác nhau của các thành phần có trong thực phẩm.

Ví dụ như trên nhãn không có tên "đường" nhưng thực ra lại có đường dưới một tên khác như "mật".
Nếu bạn phải hạn chế ăn một thành phần nào đó thì cần phải kiểm tra danh sách các thành phần này trước tiên. Ví dụ, một người bị dị ứng với một chất nào đó thì phải kiểm tra xem trong thực phẩm có chất đó không.

1.Kiểm tra số lượng "Serving" (khối lượng ăn trong 1 lần) trong một bao/gói/hộp


"Serving" đã được chuẩn hóa ở trên 100 loại thực phẩm, bạn có thể so sánh với các sản phẩm tương tự về số lượng "Serving" mà loại thực phẩm đó cung cấp.
 
2.Kiểm tra lượng calo trên một "Serving"

Nên nhớ rằng, calories khuyến nghị rất khác nhau tuỳ thuộc vào tuổi, giới, cân nặng, tốc độ chuyển hóa, hoạt động thể lực của mỗi người. Tuổi trẻ vận động nhiều thường cần năng lượng cao hơn người già.

Nếu lượng calories trong thực phẩm đó cao mà bạn đang cần phải giảm cân, bạn nên chọn loại thực phẩm khác.
3.Xem kỹ tỷ lệ phầm trăm một chất dinh dưỡng nào đó so với nhu cầu/ngày



Nhãn thực phẩm có thể chỉ rõ tỷ lệ phần trăm một chất dinh dưỡng nào đó có trong thực phẩm đó so với nhu cầu/ngày.

Ví dụ, trên nhãn của một loại thực phẩm nào đó có ghi vitamin C 20%, điều này có nghĩa là thực phẩm này cung cấp 20% nhu cầu vitamin C trong một ngày cho một người bình thường.

Kiểm tra tỷ lệ phần trăm so với nhu cầu/ngày đối với một số chất dinh dưỡng quan trọng như chất xơ, sắt, canxi, các vitamin. Từ đó đưa ra kết luận loại thực phẩm đó có phải là loại có giàu các chất dinh dưỡng mà bạn cần không.

Đồng thời, cũng cần kiểm tra tỷ lệ phần trăm các chất dinh dưỡng mà bạn cần hạn chế như chất béo no, cholesterol ở trong thực phẩm. Nếu loại thực phẩm này có nhiều các chất trên thì bạn cần phải tránh không dùng.
4.Đọc kỹ bất cứ sự mô tả/thông báo nào về sức khoẻ có trên nhãn thực phẩm


Bạn có thể sử dụng những mô tả/thông báo này cho lựa chọn thực phẩm.

Ví dụ, nếu trên nhãn một loại thực phẩm có ghi "giàu canxi", điều này có thể cho biết rằng, thực phẩm này có thể giúp phòng bệnh loãng xương.