Monday, March 5, 2012

Suy ngẫm và nhìn nhận 2 mặt của cuộc sống.

    Bạn tôi cứ bảo  rằng "nếu có thu nhập  ổn định thì cuộc sống ở Việt nam là nhất". Chính từ "Ổn định thu nhập" mà từ khi ra trường đến khi về hưu ai ai cũng mong muốn thu nhập ổn định để đảm bảo cuộc sống gia đình con cái ăn đủ , mặc ấm, và  cả gia đình được đi học , nhưng để được học, và học trường tốt thì quả là 1 vấn đề không chỉ  đòi hỏi thu nhập cao hơn và  thường không có ngưỡng ổn định bao nhiêu cho vừa.

Thu nhập  đủ có gọi là chất lượng sống đủ không? Mình sống cần chất hay cần lượng? Thu nhập ổn nhưng có cố định được không? Hay nay luật này mai luật khác?

Khái niệm “chất lượng sống” mới được bàn đến mấy năm nay, dân mình tin rằng nó đã được nâng cao, cao mãi. Nhưng nhờ các nguồn thông tin vô tận từ gã Internet hào phóng, dân mình mới có được những chân dung cuộc sống từ các quốc gia khác để so sánh. So sánh để thấy mình sống có “chất lượng” hay không?


Chất lượng sống được thể hiện ở nhiều mặt. Xin chỉ tạm đưa ra vài lĩnh vực gần nhất, y tế chẳng hạn. Tại hội thảo về vấn đề quá tải bệnh viện ở TPHCM ngày 14.2 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đặt vấn đề rằng, giải pháp nào để các bện viện thoát cảnh 2- 3 bệnh nhân nằm chung giường? Một câu hỏi quá cũ nhưng đến nay chưa có câu trả lời. Tuy nhiên, nói 2 -3 bệnh nhân chung giường là còn “biên tập” bớt đi vài “nhân vật” đấy nhé. Ở nước mình, 4 -5 bệnh nhân một giường cũng không phải chuyện lạ.Và điều này nữa, cho dù “biên chế” quá đông người trên một giường nên bệnh nhân phải nằm hành lang nhưng cũng phải đóng tiền giường. Ngạc nhiên chưa?

Còn giáo dục thì sao, Hội nghị Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng cũng diễn ra ngày 14.2 tại Hà Nội, Bộ GD ĐT thừa nhận thiếu sót về chất lượng giáo dục. Chuyện này cũng cũ như quá tải bệnh viện và bao năm qua không cải thiện được. Trường đại học VN đua nhau mọc lên như nấm sau mưa, địa phương nào cũng vài trường mới, tuyển sinh không cần chất lượng đầu vào, đào tạo không cần chất lượng đầu ra. Đến thời buổi này mà còn giảng dạy những giáo trình lỗi thời , lạc hậu, nói không ai tin. Không tin sao học?

Vì quá mất niềm tin vào chất lượng y tế, giáo dục của nước mình, nên ngày càng có nhiều bệnh nhân tìm ra nước ngoài điều trị, nhiều gia đình tích góp cho con du học. Ngoại tệ đổ ra cho việc đi mua “chất lượng sống” ở nước ngoài mỗi năm lên đến vài tỉ USD.

Còn nữa, chất lượng sống là gì khi cả nhà khổ sở vật lộn với nạn kẹt xe, tắc đường. Trẻ con, người lớn nháo nhào vì thay đổi giờ học, giờ làm. Chất lượng sống ở đâu khi môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, thực phẩm mất an toàn vệ sinh và tai nạn giao thông rình rập người dân người trên từng mét đường?

Vì sao chất lượng sống của chúng ta còn khác nhiều :
 
Sống ở nước ngoài một thời gian, tôi nhận thấy đa số  người dân Mỹ nhìn chung có tính cách giản dị,giản dị từ cách ăn mặc-dù giàu dù nghèo, dù đi làm hàng ngày hay trong những bữa tiệc tùng. Dường như chỉ trừ ngày Quốc khánh , chủ nhật đi nhà thờ hàng tuần, hàng năm là dịp đi với những bộ trang phục truyền thống có màu sắc nổi bật, có những hoạ tiết rực rỡ được thêu bằng tay, và những món đi kèm như giày, mũ, tất, thắt lưng, ví, đồ trang sức…Còn ngày thường, nếu bảo người Mỹ ăn mặc không theo thời trang lắm có lẽ cũng đúng, khi so sánh với người dân ở những vương quốc thời trang như Pháp, Ý, Anh, …

Giản dị từ tác phong, cách ứng xử trong mọi mối quan hệ. Ngay cả  khi tiếp xúc với  những người có chức , có quyền  của họ cũng giản dị, bình dân .
 
Sở dĩ người nước ngoài có phong cách sống và những quan niệm giản dị về hạnh phúc, có lẽ vì so với nhiều dân tộc khác, cuộc sống của người dân không phải bon chen, căng thẳng, lo lắng nhiều. Học sinh đi học với một tâm trạng nhẹ nhàng, chả phải chịu sức ép gì từ gia đình, nhà trường, điểm số hay thành tích. Nếu học tiếp lên đại học cử nhân thạc sĩ cũng tốt, mà nếu học trường nghề ra đi làm thì đồng lương cũng cao. Mức chênh lệch giàu nghèo trong xã hội không lớn, cũng chả có ai phân biệt nghề này sang nghề kia hèn, ai làm việc nấy, người phục vụ bàn trong nhà hàng, công nhân hay bác sĩ kỹ sư đều vui vẻ như nhau. Vì họ vốn đặt nặng giá trị của sự công bằng xã hội hơn là đề cao tính cá nhân.
 
  Học hành không phải chịu sức ép, không cần chạy bằng mua bằng, đi làm cũng chẳng phải lo chạy chỗ hay nịnh bợ xếp. Làm bất cứ việc gì, đi đến bất cứ cơ quan nhà nước nào hay gặp cảnh sát, cũng không phải băn khoăn bận tâm nghĩ đến chuyện phải hối lộ, đút lót mới xong việc. Cũng chả việc gì phải sợ cảnh sát, chính quyển nếu không làm gì phạm pháp. Một đời người ít những nỗi lo sợ vô lý, càng không có những nỗi sợ kiểu như phải có bằng cấp cao, ở nhà lầu, đi xe đẹp, hay tiền nhiều thì mới được thiên hạ coi trọng. Có lẽ vì vậy mà tôi thấy họ sống rất nhẹ nhõm. 

   Trong  nhu cầu cuộc sống và hạnh phúc là biết đủ, không đòi hỏi sân si nhiều, không phức tạp hóa cuộc sống, không bon chen, không chạy theo đồng tiền hay những giá trị phù phiếm cũng không mất thì giờ bận tâm soi mói cạnh tranh với người khác, thì điều đó lại càng nâng cao chất lượng sống của bản thân. và sự ổn định thu nhập ở mức vừa phải thì sống trên quê hương thật tuyệt vời.

Cái tuổi nó đuổi cái xuân.

Ngày tháng qua mau, thời gian và sự già đi đến nhanh quá. Bước sang tuổi 50, mình bỗng cảm thấy không còn tự tin khi đứng trước đám đông. Da bắt đầu xuất hiện nhiều vết nám, những vết chân chim - dấu hiệu của tuổi tác cao cũng ngày một nhiều, sức khỏe và sự tươi trẻ thi nhau xuống dốc. Mọi thứ rơi vào trạng thái dốc không phanh. Tôi càng nghĩ càng thấy đúng với mình .
Hồi còn con gái da mình được xếp vào hàng hiếm. Gương mặt lúc nào cũng sáng hồng và trắng bóng, ngay cả khi sinh con rồi, nét tươi trẻ vẫn không mất đi. Thế nhưng, lần sinh thứ 2 cùng với những lo toan công việc, con cái, thì bắt đầu xuống sắc. Vết chân chim bắt đầu xuất hiện quanh khóe mắt, nám da cũng ngày càng sậm màu hơn khiến  thêm phần tự ti và tiếc nuối.
 Cũng biết và  cũng hiểu quy luật nghiệt ngã rằng: Cái tuổi nó đuổi xuân đi" nhưng mà tránh sao khỏi vì ở độ tuổi này hệ trục não bộ, tuyến yên và buồng trứng đã bắt đầu suy giảm hoạt động khiến cán cân nội tiết trong cơ thể dần dần bị xô lệch, hay mất ngủ về đêm và có những cơn bốc hỏa xảy ra, tính tình khác thường, buồn vui vô cớ.
 Chẳng ai biết hơn bản thân mình với độ tuổi này thật sự chẳng thể nào tránh được. Vì vậy, việc cần làm là  mình xây dựng chế độ chăm sóc bản thân một cách toàn diện và phù hợp để giữ gìn sức khỏe, nhan sắc.
Mình lên kế hoạch  thường xuyên kiểm tra sức khỏe, kiểm soát huyết áp, đo đường, mỡ trong máu, siêu âm tim mạch, khám phụ khoa định kỳ và khám  ngay khi có những biểu hiện bất thường.


Tạo nguồn vui với con cái  bằng cách giữ lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, ăn uống hợp lý và tập luyện thân thể vừa sức như  tập thể dục, đi bộ, bơi, khiêu vũ một mình với giai điệu quen thuộc bất cứ trong hoàn cảnh nào như vừa lau nhà, dọn bếp nấu cơm, xem phim…
virginia , 8/3/2012