Thursday, March 31, 2011

how do you eat ?

ĐTĐ là bệnh mạn tính có yếu tố di truyền. Người mắc ĐTĐ có các triệu chứng như: uống nhiều, tiểu nhiều (cả về lượng nước tiểu lẫn số lần đi tiểu); ăn nhiều, sụt cân, mệt mỏi; nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ; rụng tóc (thường gặp ở phụ nữ); rối loạn kinh nguyệt, viêm âm đạo; mờ mắt; nhiễm trùng da, nhiễm trùng âm đạo tái đi tái lại; tăng nguy cơ nhiễm khuẩn âm đạo và biến chứng trong thời gian mang thai. Người bệnh ĐTĐ dễ mắc các bệnh tim mạch như: cao huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực; dễ bị loét chân, hoại thư chân; biến chứng ở não, mắt, thận, làm cho các cơ quan này bị tổn thương. Đặc biệt, do suy giảm sức đề kháng nên người bệnh ĐTĐ dễ bị nhiễm trùng, nhiễm lao hay nhiễm nấm phổi.
Ngoài việc phải dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ và tập thể dục đều đặn, người bệnh nên dùng các thực phẩm có tác dụng hỗ trợ phòng chống ĐTĐ, như:
Cải xà lách xoong (loại cọng dài) làm hạ ĐH, cung cấp nhiều chất khoáng cho cơ thể chống thiếu máu, chữa hoại huyết, giải độc cơ thể... Nhờ chất dầu có tính kháng khuẩn nên cải xà lách xoong còn có tác dụng chống cảm cúm mùa hè. Có thể ăn sống mỗi lần khoảng 100g, vò hoặc giã nát lọc lấy nước uống 2 - 3 lần trong ngày.
Đậu cô ve (đậu Hà Lan) có tác dụng lợi tiểu và làm giảm lượng đường trong máu nên dùng t r ị phù thũng và ĐTĐ. Nên mua loại quả nhiều thịt, hột nhỏ, khi quả già chín thì xuất hiện một loại albumin độc nhưng đun sôi thì chất này bị phá hủy, vì vậy phải nấu lâu hơn để giảm độc. Có thể luộc, xào, hoặc dùng dạng nước sắc: lấy khoảng 100g vỏ quả đậu khô ngâm trong 2 lít nước cho mềm rồi đun sôi nhanh, lấy nước uống trong ngày.
Hành tây: rất giàu khoáng tố vi lượng như: Ca, Na, Fe, K, P, S, I, Si …, tinh dầu disulfur allyl, protid, glucid, chất xơ, nhiều vitamin B1, B2, PP và C. Hành tây có nhiều công dụng trong y học, được dùng làm thuốc chữa ho, chống nhiễm khuẩn, chống huyết khối, chống xơ cứng động mạch, chống mệt mỏi, chữa suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh và có tác dụng làm hạ ĐH. Mỗi ngày sử dụng một củ nhỏ 100 - 200g dạng tươi hoặc 10ml rượu thuốc 20% (200g củ hành ngâm trong 1 lít rượu).
Khổ qua (mướp đắng): khi còn xanh khổ qua có tác dụng hạ nhiệt, tiêu đờm, làm nhuận tràng, sáng mắt, hạ ĐH. Tại khoa Y học cổ truyền Đại học Y Dược TP.HCM, bài thuốc khổ qua kết hợp với lá đa dạng trà dùng điều trị ĐTĐ trên lâm sàng cho kết quả rất tốt. Quả, thân, lá đều dùng được, mỗi ngày 1 - 2 quả hoặc 20g dây lá phơi khô sắc lấy nước uống.
Khoai lang: ngoài củ dùng làm thuốc nhuận trường, chữa táo bón và bệnh trĩ. Trong dây và lá khoai lang có chứa nhiều chất bổ dưỡng như: adenin, betain, cholin, khoáng tố, trong ngọn lá còn có thêm một chất có tác dụng như insulin, nhờ vậy mà đọt khoai lang được dùng điều trị ĐTĐ, sắc uống mỗi ngày từ 15 - 20g đọt khoai lang phơi khô rất tốt.
Tỏi: ngoài tác dụng tốt như kháng sinh, chữa cảm cúm, chữa giun, chống xơ vữa động mạch, hạ huyết áp, phòng chống ung thư... nghiên cứu gần đây còn cho thấy tỏi có tác dụng điều hòa hàm lượng đường trong máu, nhờ đó giúp ổn định ĐH. Có thể nhai sống 4 - 5 tép tỏi mỗi ngày hoặc sử dụng dạng rượu tỏi, nếu dùng dạng cồn tỏi thì mỗi ngày dùng 20 - 40 giọt.
Dung tu chua dai thao duong theo kinh nghiem nguoi khac
Tỏi tốt cho người đái tháo đường

Quế: kết quả nghiên cứu tại Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) chứng minh quế giúp kiểm soát lượng ĐH rất hữu hiệu trên các bệnh nhân ĐTĐ týp 2, mỗi ngày sử dụng 1g bột quế (khoảng 1/4 muỗng cà phê) trong 6 tuần không những giúp giảm lượng ĐH mà còn giảm được các chất cholesterol xấu và triglyceride trong cơ thể. Tuy nhiên, quế có tính đại nhiệt (quá nóng) nên cần thận trọng khi sử dụng ở người già yếu, phụ nữ có thai. Khi thấy nóng thì có thể ngưng uống.
Sinh địa: chữa suy nhược, thiếu máu, thổ huyết, băng huyết, kinh nguyệt không đều. Sinh địa còn có tác dụng ức chế ĐH nên dùng để điều trị ĐTĐ, mỗi ngày 10 - 15g dạng thuốc sắc, hoặc phối hợp với khổ qua, lá Neems. Các nhà sản xuất dược phẩm ở Ấn Độ đã chiết xuất hoạt chất và bào chế ở dạng thuốc bột, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần uống một muỗng cà phê hòa trong 100ml nước ấm.

Wednesday, March 30, 2011

Vấn đề TÔN GIÁO

Trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, nhất là qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ, anh dũng của dân tộc, nhìn chung đồng bào các tôn giáo ở Việt Nam đều có lòng yêu nước nồng nàn, đã đóng góp nhiều công sức và xương máu cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc. Sau khi đất nước thống nhất, đồng bào các tôn giáo tiếp tục đồng hành cùng dân tộc, thực hiện phương châm sống "tốt đời, đẹp đạo" đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sự quan hệ chặt chẽ giữa tôn giáo với dân tộc: kính Chúa gắn liền với yêu N­ước, phụng sự Thiên Chúa và phụng sự Tổ quốc, nư­ớc có vinh thì đạo mới sáng, nư­ớc có độc lập thì tín ngưỡng mới được tự do.

 Các đồng đạo  được hưởng cuộc sống vật chất và tinh thần "ấm no phần xác, thong dong phần hồn ". Thực tế cho thấy, t ôn giáo chỉ có thể khẳng định đ­ược mình khi sống giữa lòng dân tộc và dân tộc trên con đư­ờng phát triển cần biết phát huy những giá trị tích cực của các tôn giáo.
Sự thật như thanh thiên bạch nhật. Đáng tiếc, một số rất ít chức sắc, tín đồ của một vài tôn giáo ở trong nước, cũng như ngoài nước đã cố tình không hiểu thực tế hiển nhiên và vì mục đích nào đó mà họ đã bất chấp tất cả để làm những việc trái với cả đạo, cả đời. Chắc những người đó cũng không lạ gì những lời răn dạy của Đấng Thiêng liêng hoặc của tổ chức tôn giáo nhưng họ vẫn có những việc làm đi ngược lại lợi ích của giáo hội và dân tộc, trong khi tôn giáo mà họ tin theo ngày càng phát triển.
Bình tĩnh mà suy ngẫm thì những việc làm của họ có phải là hành động của những người tu hành chân chính hay vì một mưu đồ nào khác? Họ tuân theo những lời dạy thiêng liêng của giáo lý không? Những người đó đang vi phạm pháp luật và tư tưởng, giáo huấn của tôn giáo.
Thật đáng buồn cho những người mượn chức danh , chức sắc trong đạo để mưu lợi cá nhân.

Bệnh gút hạn chế uống các nước có tính chua

Người bệnh gút hạn chế uống các nước có tính chua như nước cam, nước chanh vì làm toan hoá nước tiểu, làm tăng nguy cơ kết tinh urate ở ống thận, làm tăng nguy cơ sỏi thận.
http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/201007/1301382023-1-aFamilyquachua.jpeg
Gút là một bệnh chuyển hoá, tăng cao nồng độ axit uric trong máu. Bệnh liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống. Ăn uống điều độ có thể làm giảm bệnh, có  thể ngăn ngừa bệnh và ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu.
Gút đã được coi là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin ở người, làm tăng tổng hợp axit uric trong máu, dẫn đến viêm khớp ở ngón chân, xuất hiện các u cục ở khớp, quanh khớp, ở vành tai, có sỏi thận hoặc suy thận mãn.
Người bệnh gút nên hạn chế đồ chua, Sức khỏe, Benh gut kieng do chua, benh gut kieng an chua, benh gut, an uong, axit uric, purin, soi than, da day, cao huyet ap
Các đồ chua như chanh, cam làm tăng nguy cơ kết tinh urate ở ống thận, tăng nguy cơ sỏi thận (nguồn ảnh: internet)
Theo ThS.BS Phan Hướng Dương, Bệnh viện Nội Tiết TƯ, trên nhóm người có tăng axit uric máu, việc ăn nhiều thức ăn giàu purin sẽ làm tăng thêm tình trạng tăng axit uric máu sẵn có, thúc đẩy họ trở thành bệnh nhân gút, làm nhanh tái phát các cơn gút, khó kiểm soát bệnh và sớm trở thành gút mạn.
Vì purin bị biến đổi thành uric nên tránh những thực phẩm có chứa nhiều purin như: tôm cua, óc, gan, thận động vật, nước luộc thịt, trứng gà...
Không ăn mỡ động vật, không ăn đường. Rau quả tốt cho bệnh nhân gút là ngũ cốc, hạt, rau quả tươi, xanh. Người bệnh nên kiêng loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng tây, nấm, giá vì sẽ làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể.
Hạn chế uống các nước có tính chua như nước cam, nước chanh vì làm toan hoá nước tiểu, làm tăng nguy cơ kết tinh urate ở ống thận, làm tăng nguy cơ sỏi thận.
Mặt khác, thức ăn chua có thể có các tác dụng khác như: Ăn chua quá có thể hại răng vì độ pH giảm xuống trong nước bọt, tiếp xúc với men răng, dễ đưa tới sâu răng. Người bệnh có tiền sử đau dạ dày mà ăn nhiều thức ăn chua, đặc biệt là khi đói có thể kích thích dạ dày tiết ra nhiều dịch vị không tốt, làm tổn thương dạ dày.
Người bệnh gút nên hạn chế đồ chua, Sức khỏe, Benh gut kieng do chua, benh gut kieng an chua, benh gut, an uong, axit uric, purin, soi than, da day, cao huyet ap
Bệnh nhân gút nên kiêng loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng tây, nấm, giá vì sẽ làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể (nguồn ảnh: internet)
Các bệnh nhân béo phì, cao huyết  áp, bệnh mạch vành... rất dễ bị gút và ngược lại, bệnh nhân gút thường mắc bệnh các bệnh béo phì, xơ vữa động mạch, rối loạn lipit máu, đái tháo đường, cao huyết áp, bệnh mạch vành.
Vì vậy một chế độ ăn uống điều độ, tập luyện nhẹ nhàng thường xuyên sẽ hạn chế những ảnh  hưởng xấu tới sức khoẻ và tăng tuổi thọ.
>>> Đông y chữa bệnh gút
>>> Gút - căn bệnh "nhà giàu"
>>> Bệnh gút nên kiêng cữ những gì?
>>> Ăn uống phòng ngừa bệnh gút
>>> Bệnh gút: Đừng nhầm với viêm khớp

Ăn gì khi mắc dị ứng?

Khi mùa dị ứng đến, nhiều người trong chúng ta phải đối mặt với nguy cơ bị dị ứng đồ ăn với một số triệu chứng quen thuộc như hắt hơi, thở khò khè, ngứa mắt, phát ban, nghẹt mũi…
Không có một chế độ ăn hoàn hảo nào có thể bảo vệ bạn khỏi bị dị ứng, tuy nhiên, một vài thực phẩm có thể giúp bạn giảm nhẹ triệu chứng trên:
Rượu vang đỏ, táo và hành
Quercetin- một chất chống oxy hóa tự nhiên được tìm thấy trong rượu vang, táo, và hành có tác dụng ngăn chặn quá trình phóng thích histamine, giúp cơ thể chống lại bệnh dị ứng. Chất quercetin cũng có trong các loại quả mọng, táo đỏ, chè đen, bông cải xanh và trái cây có múi.
Bưởi và ớt đỏ (Ớt ngọt)
Vitamin C có nhiều trong bưởi và ớt ngọt có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm sự phóng thích histamine. Ngoài ra, cam, dưa vàng, đu đủ, dâu tây, rau lá xanh, và khoai lang cũng là những nguồn giàu vitamin C.
Che do an chong di ung
Ớt ngọt.
 Cải cay
Cải cay là thực phẩm giàu beta-carotene (tiền sinh tố của vitamin A), vitamin E và vitamin C. Đây đều là những chất có tác dụng chống viêm, loại bỏ hết các gốc tự do và phá vỡ histamine. Xào rau cải cay với tỏi là bạn đã có ngay một món ăn ngon.
Hạt lanh, quả óc chó và cá hồi
Một chế độ ăn giàu axit béo omega-3 như quả óc chó, cá hồi, hạt lanh có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng dị ứng vì omega-3 sẽ làm giảm số lượng hóa chất gây viêm trong cơ thể. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người tuân thủ theo một chế độ ăn nhiều axit béo omega-3 sẽ giảm nguy cơ bị bệnh cảm mạo.
Dầu hạt cải, hạt bí đỏ, và cá nước lạnh (cá tầm, cá hồi…) là những nguồn thức ăn giàu axit béo này.
Quả hạch Brazil
Selen có trong quả hạch Brazil là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể, tuy chỉ cần một lượng nhỏ. Trong cơ thể, nó được kết hợp chặt chẽ với protein để tạo thành các enzym có tác dụng chống oxy hóa quan trọng, vừa tăng cường hệ thống miễn dịch vừa tăng hiệu quả của vitamin C.
Quả hạch Brazil và cá ngừ là một trong những nguồn selen tốt nhất.
Trà xanh
http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/201007/1301459372-2-100326171801-920-547.jpeg
Trà xanh rất giàu catechin, một chất chống oxy hoá có tác dụng ngăn cản một loại enzyme sẽ chuyển đổi histidine thành histamin. Để nhận được lợi ích tối đa, hãy uống nước trà lá thay cho trà gói và ăn kèm với trái cây hoặc giàu xanh (những thực phẩm có hàm lượng vitamin C cao).
Tỏi
Tỏi giúp ngăn chặn một số enzyme có tác dụng tạo ra những hợp chất gây viêm. Cũng giống như ớt đỏ, tỏi là thực phẩm giàu vitamin C.
Cây hương thảo
http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/201007/1301459372-3-ap_20101124085409483.jpeg
Hương thảo có chứa một chất gọi là rosmarinic acid, có tác dụng ngăn chặn phản ứng dị ứng và viêm. Hãy bổ sung ngay hương thảo vào món nước xốt cà chua của bạn để nhận được lợi ích mà nó mang lại.
Nghệ
Nghệ- một thành viên của gia đình họ gừng- có đặc tính kháng viêm. Nghệ được sử dụng trong nhiều món ăn để tăng hương vị như cá, thịt, rau, và món mì ống.
Hạt hướng dương
http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/201007/1301459372-4-babau7_tapchiamthuc.vn.jpeg
Hạt hướng dương giúp ngăn chặn phản ứng dị ứng nhờ hàm lượng cao của vitamin E và selen. Vitamin E có tác dụng chống viêm và selen tăng cường hệ miễn dịch.
Ngoài việc lựa chọn một chế độ ăn bao gồm nhiều loại thực phẩm chống dị ứng như đã kể trên, các bạn cũng nên cố gắng tránh các thực phẩm nhạy cảm và dễ gây ra viêm.
Những thực phẩm dễ bị viêm có thể làm cho triệu chứng dị ứng nặng thêm. Các loại thịt giàu chất béo, thức ăn nhanh và thực phẩm đóng gói chứa rất nhiều chất béo không lành mạnh ( bao gồm trans fat và chất béo bão hòa) làm  cho triệu chứng viêm trầm trọng thêm.
Ngay cả chất béo bão hòa tự nhiên tìm thấy trong sữa, thịt và trứng cũng có chứa các axit béo được gọi là acid arachidonic, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng viêm.Thịt nạc và các sản phẩm bơ sữa ít chất béo là những lựa chọn an toàn hơn.
Để ngăn chặn hoặc làm giảm các triệu chứng dị ứng, chúng ta nên trung thành với các thực phẩm tươi, chưa qua chế biến và đặc biệt những thực phẩm đó phải không chứa bất kỳ ‘tác nhân’ nào kích thích dị ứng.

Tuesday, March 22, 2011

Bệnh tật biểu hiện qua cá tính

Người luôn lạc quan



Họ luôn luôn tự mãn một nửa về cuộc sống, song họ cũng dễ có nguy cơ bị béo phì. Các nhà nghiên cứu của Đại học Doshisha ở Kyoto, Nhật và một số trung tâm khác đã đánh giá những người đàn ông và phụ nữ bị béo phì, trải qua liệu trình giảm béo 6 tháng bao gồm việc luyện tập, cải thiện chế độ ăn... Họ tìm thấy những người lạc quan nhất thường giảm cân ít nhất.

Cũng vì niềm tin vào khả năng đánh bại những khó khăn trong cuộc sống, những người này sẽ dám đương đầu với nhiều nguy cơ hơn, và đó là lý do khiến họ thường chết trẻ.

Người hay lo lắng

Theo các chuyên gia Đại học Descartes, Paris và Trung tâm cai nghiện và Sức khỏe tâm thần Toronto (Canada), người có tính cách này có nguy cơ bị loét dạ dày cao gấp 5 lần người thường.

Tính cách không ổn định này khiến họ dễ rơi vào tình trạng nghiện rượu, thuốc lá, ăn uống thất thường và rối loạn giấc ngủ - đều dẫn đến việc sản xuất thừa axit trong dạ dày, tạo ra các vết loét.
Họ cũng dễ bị đau đầu, mụn nhọt và viêm bàng quang hơn.Tin tốt là những người hay lo lắng thường "sex" nhiều hơn.

Người nhạy cảm

Những người đàn ông có tính cách hơi giống phụ nữ - cảm thông và trắc ẩn - thường có mức độ stress thấp hơn và ít có nguy cơ bị bệnh tim, nhóm nghiên cứu của Đại học Glasgow cho biết.

Người hung hăng

Người hay giận dữ thường phản ứng ngay lập tức và mạnh mẽ với các stress, làm tăng huyết áp và nhịp tim. Hung hăng là một trong những cá tính kém lành mạnh nhất. Họ dễ bị ung thư vú hơn cả.

Giận giữ cũng làm tăng 50% nguy cơ bị bệnh tim mạch.

Người hướng ngoại

Đàn ông hướng ngoại có xu hướng có rất nhiều con, không phải là vì họ có khả năng sinh sản cao hơn, mà đơn giản là họ đi ra ngoài nhiều hơn. Tuýp đàn ông này cũng ít có nguy cơ bị bệnh tim, ít bị nhiễm trùng và dễ phục hồi sau khi bị bệnh.

Người hay xấu hổ

Tuýp người này có nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ cao hơn 50%. Đó là vì họ có xu hướng trú ẩn nhiều hơn, và cảm thấy căng thẳng khi rơi vào tình huống mới.

Những người này cũng dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, như cảm lạnh, vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. "Dường như người hay xấu hổ có đáp ứng mạnh với stress hơn những người sôi nổi".

Người mờ nhạt là (những người ngu hiểu biết châm chăng)?
Người có chỉ số IQ thấp thường hay bị lo lắng, rối loạn stress, trầm cảm và tâm thần phân liệt. Một giả thuyết là họ phải vất vả hơn người khác trong việc hiểu tầm quan trọng của những cách sống khỏe mạnh.

Người tốt bụng HA HA HA
Người rộng lượng, tốt bụng nhận được khá nhiều lợi ích sức khỏe. Họ ít mắc tất cả các loại bệnh: tiểu đường, thoát vị, trục trặc xương khớp, đột quỵ...

Đó là vì họ thường thực hành những lời khuyên tốt cho cơ thể, như luyện tập và ăn uống lành mạnh.

Saturday, March 19, 2011

Sống bằng Tâm, cư xử bằng Tình

" Tâm " lớn thì " tình " nặng và ngược lại. Hai thứ đó giống như kim cương không chịu tác động bởi thời gian, bởi tiền tài danh vọng, bởi chức tước, quyền lực..


"Nhân chi sơ, tính bản thiện" - người ta khi mới sinh ra đều tốt. Rồi sau đó do tác động và ảnh hưởng của môi trường sống và sự tu rèn khiến bản chất biến đổi theo: tốt, xấu, thiện, ác, trung, gian... xuất hiện đan xen nhau.

Nhất thời người ta mắc sai lầm, nhưng nếu bản chất không xấu họ có thể ăn năn hối hận sửa chữa để trở nên người tốt, thậm chí tốt hơn cả ta. Vì thế, ta nên thương họ, giúp họ chứ không ghét bỏ, xa lánh họ.

Bản tính con người là hiếu thắng.Thắng người ta thấy vui. Song cũng có niềm vui lớn hơn, cao thượng hơn, khi ta tự nguyện giúp người khác hơn ta, thắng ta. Để người khác vui và ta cũng vui vì ta đã đem niềm vui đến cho người khác.
Thay vì chỉ trích phê phán người khác thì hãy đặt ta vào địa vị và hoàn cảnh của họ xem sao rồi phán xét. Phải luôn cố gắng nhường, nhịn, thậm chí phải nhẫn để tránh làm tổn thương người khác. Làm như thế không chỉ thể hiện sự thương yêu của ta đối với người khác, mà cũng chính là để người khác thương yêu ta.

Muốn mọi người yêu ta thì điều cốt yếu là ta phải biết yêu mọi người. Nếu biết quan tâm đến người khác thì chỉ vài tháng thôi sẽ có nhiều bạn thân với mình hơn mấy năm trời cố tìm mọi cách để người khác yêu mến mình. Đừng mất công để người khác chú ý đến mình mà trước hết hãy chú ý đến người khác.

Trong cuộc sống ai chẳng có ân và oán. Có ơn thì đền ơn, đó là việc rất dễ làm, nhưng còn oán? "Oan oan tương báo" sẽ không bao giờ hoá giải được, trái lại oán hận càng tăng và hậu họa sẽ khôn lường. Để giải oán rất cần đến lòng vị tha nhân ái. Điều đó khó, song không phải không làm được nếu thật sự tâm ta thiện.

Ở đời người nào cũng có thể mắc lỗi. Phải biết nhận lỗi và khắc phục. Không nên oán trách buộc tội cho người khác mà hãy cố hiểu và tha thứ cho họ. Tất nhiên điều này là rất khó, đòi hỏi phải có tâm hồn cao cả và sức tự chủ mạnh mẽ vượt qua mọi tự ái và quyền lợi cá nhân, phải trung thực, trước hết trung thực với chính mình mới làm được.

Đáng lẽ buộc tội, chỉ trích ai thì ta ráng hiểu họ, tìm nguyên nhân hành vi của họ. Đó là cái gốc của tình nghĩa. Đến như Thượng đế còn đợi cho tới khi con người chết đi rồi mới xét công, luận tội. Tại sao chúng ta lại không học sự độ lượng của Ngài giàu thiện tâm khi xét công, luận tội?


Luận về chữ “tâm” và chữ “tình”

Ở đời mỗi người một số phận, một hoàn cảnh rất khác nhau: Giàu nghèo, sang hèn, học vấn cao thấp, uy phong quyền lực, tiểu tốt vô danh... Bất luận là người thế nào cũng có thể so sánh được với nhau bằng một đơn vị chung, đó là “tâm”.


Thiện, ác, chính, tà, trung, gian, tốt, xấu...đều được thể hiện qua tâm. Sướng hay khổ cũng ở tâm. Tâm nhàn thì sướng, tâm không nhàn thì khổ. Chỉ một cái tâm khổ thì dù có bao nhiêu cái sướng khác cũng không bù đắp nổi.


Tâm còn là thước đo để khẳng định giá trị cuộc sống mỗi người. Bất luận đẳng cấp nào, nếu "tâm" thiện là thánh và "tâm" ác là quỷ. "Tâm" không phụ thuộc bởi phú quý, địa vị, chức tước.

Hãy rộng lòng nhân ái vị tha kể cả với những kẻ đã từng gieo thù rắc oán cho ta, hành hạ ta đủ cách. Nếu suy nghĩ ở khía cạnh khác thì vô tình họ đã giúp ta việc rất lớn. Đó là họ kích thích, thôi thúc để vì tự ái và tự trọng buộc ta phải quyết chí vươn lên hơn hẳn con người cũ của ta. Ta được như hôm nay, một phần là nhờ họ.


Vì thế, những ý nghĩ trừng phạt, trả thù tội ác do họ đã gây cho ta là không nên. Ta sống để trở thành người lương thiện chứ không phải sống để gieo thêm tội ác. Đời luôn cần ở ta lòng từ bi bác ái. Vả lại, họ không hoàn toàn là người bỏ đi. Phạm sai lầm không có nghĩa thành vô dụng. Mọi thứ ở đời đều có thể biến đổi và cải tạo được.


Đức Phật tổ dạy: "Oán không bao giờ diệt nổi oán. Chỉ có tình thương mới hóa giải được thôi". Cuộc đời ngắn ngủi, khi nhắm mắt xuôi tay người nào cũng thế, đều chỉ mang theo hai thứ: Phước đức và tội lỗi. Phước đức gắn liền với lời ca ngợi và lòng biết ơn. Tội lỗi đi kèm với sự khinh bỉ và nỗi oán hận. Mọi thứ khác như quyền lực, giầu sang... đều vô nghĩa.


Không ai giúp mình, che chở, nâng đỡ và cứu mình bằng chính phước đức của mình. Cũng chẳng có ai hành hạ và cướp đi của mình tất cả bằng chính tội lỗi của mình. Bởi thế, hãy cố tu rèn tích góp phước đức và loại dần tội lỗi. Phước đức làm cho con người đáng yêu khi đang sống, đáng kính khi đã chết, còn tội lỗi thì ngược lại.

Có kẻ rất giầu có, đầy quyền lực mà không được trọng, trong khi có người rất nghèo khó, chẳng chút uy quyền mà chẳng ai dám khinh. Bởi giá trị hơn kém nhau là ở cái " tâm " . Tự đánh giá mình, hay đánh giá người khác đều phải lấy " tâm " làm căn cứ.

Hãy sống với nhau bằng " tâm " và đối xử với nhau bằng " tình ". " Tâm " lớn thì " tình " nặng và ngược lại. Hai thứ đó giống như kim cương không chịu tác động bởi thời gian, bởi tiền tài danh vọng, bởi chức tước, quyền lực...Dù hoàn cảnh khó khăn, thử thách khắc nghiệt thế nào vẫn luôn toả sáng.

Friday, March 18, 2011

Ăn gia vị có lợi cho sức khỏe

10 lợi ích cho sức khỏe từ gia vị


Kết quả nghiên cứu chứng minh gia vị không chỉ mang lại cho chúng ta những món ăn thơm ngon mà còn cung cấp thêm nhiều lợi ích cho sức khỏe.



Ngày nay, những món ăn có nhiều gia vị được yêu thích ở khắp nơi trên thế giới. Không thể thống kê khối lượng gia vị được sử dụng để tăng hương vị cho món ăn.



Những nền văn hóa ẩm thực khác nhau đã sáng tạo ra nhiều bí quyết để đưa gia vị vào các món ăn, chế biến nhiều món ngon mang hương vị đặc trưng từ những nguyên liệu bình thường hàng ngày. Kết quả nghiên cứu cũng chứng minh được gia vị không chỉ mang lại cho chúng ta những món ăn thơm ngon mà còn cung cấp thêm nhiều lợi ích cho sức khỏe:



1. Giúp giảm cân



Bạn yêu thích vị cay nồng của những trái ớt đỏ? Trong ớt chứa chất capsaicin có tác dụng đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa và giúp cơ thể đốt cháy calo hiệu quả hơn do capsaicin làm nhiệt độ của cơ thể và nhịp tim tăng lên. Bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những người ăn thức ăn có nhiều gia vị sẽ ăn ít hơn. Nhờ đó, lượng calo họ nạp vào cơ thể sẽ giảm lại => giảm cân là điều đương nhiên.





Ớt đỏ còn có thể giúp bảo vệ “sức khỏe” cho tim bằng cách cải thiện khả năng phân hủy các cục máu đông của cơ thể.



2. Có ích cho tim



Ớt đỏ còn có thể giúp bảo vệ “sức khỏe” cho tim bằng cách cải thiện khả năng phân hủy các cục máu đông của cơ thể. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh được rằng khi tăng cường thêm ớt trong các khẩu phần ăn, lượng cholesterol LDL (cholesterol có hại) sẽ ngăn cản quá trình ô-xy hóa (là nguyên nhân gây tắc nghẽn động mạch) trong một thời gian dài, hạn chế được nguy cơ bị đột quỵ.



Thêm vào đó, chất capsincin trong ớt còn ngăn ngừa được sự viêm nhiễm, một yếu tố được xem là nguy hiểm, góp phần gây ra các bệnh về tim. Các số liệu thống kê cũng cho thấy người dân ở những khu vực thường xuyên ăn những món có nhiều gia vị thì tỷ lệ bị đau tim và đột quỵ cũng thấp hơn so với những nơi khác.



3. Cải thiện khả năng tuần hoàn



Những thức ăn nhiều gia vị cũng khuyến khích sự tuần hòa trong cơ thể. Chúng dường như còn có tác dụng làm hạ huyết áp. Khi bạn ăn những món có gia vị, nhiệt độ cơ thể tăng lên. Do đó, sự lưu thông máu cũng tăng theo, tim đập nhanh hơn. Nhờ vào lượng vitamin A và C dồi dào, ớt còn có thêm khả năng tăng cường sự khỏe mạnh cho các mạch máu.



4. Chống ung thư



Nhiều kết quả nghiên cứu đã kết luận rằng việc ăn ớt khô và bột cà ri thường xuyên giúp giảm bớt nguy cơ mắc bệnh ung thư. Chất capsaicin làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư và trong một số trường hợp, còn có thể tiêu diệt những tế bào ung thư mà không gây nguy hiểm đến những tế bào xung quanh. Ở những nước có truyền thống ăn những gia vị chứa nhiều capsaicin như Ấn Độ và Mê-xi-cô, tỷ lệ mắc một số căn bệnh ung thư rất thấp.



5. Tăng cường khả năng tiêu hóa



Gia vị cũng có tác dụng tăng cường khả năng tiêu hóa vì chúng làm tăng sự bài tiết a-xít clohyđric trong bao tử. Giúp sự lưu thông máu trong bao tử được cải thiện tốt hơn, thậm chí làm tăng độ dày của màng nhầy. Chất capsaicin còn giúp tiêu diệt những vi khuẩn như H.pylori và ngăn ngừa hoặc chữa trị các khối u trong bao tử. Tuy nhiên, nếu bạn mắc chứng ợ nóng sau khi ăn những món có gia vị, cần uống thuốc có tác dụng giảm bớt a-xít trong dạ dày nhằm trung hòa lượng a-xít.



6. Chữa viêm khớp



Nghệ sẽ hạn chế các cơn đau ở khớp cũng như sự thoái hóa xương ở người già. Chất circumin hiện diện trong nghệ có khả năng làm nhẹ bớt các cơn đau do chứng viêm khớp gây ra.



7. Trị cảm và cúm



Capsaicin sẽ kích thích cơ thể tiết mồ hôi và xua tan những cảm giác khó chịu do những triệu chứng từ bệnh cảm hay cúm gây ra. Chúng còn giúp làm thông thoáng đường thở, giảm bớt những triệu chứng của bệnh viêm xoang và những rắc rối khác của căn bệnh cúm.



8. Cải thiện giấc ngủ



Các nhà nghiên cứu người Úc nhận thấy những người thường xuyên thưởng thức những bữa ăn có nhiều gia vị sẽ dễ ngủ hơn. Họ cũng thức dậy sớm hơn và có nhiều năng lượng hơn để hoạt động trong ngày mới.



9. Làm hưng phấn tinh thần



Ớt có tác dụng làm tăng mức endorphin và serotonin, làm giảm bớt các cơn đau và mang lại cho chúng ta cảm giác hạnh phúc. Chúng còn hoạt động như những chất chống trầm cảm, có tác dụng giảm stress rất hữu hiệu.



10. Cải thiện sự hô hấp



Ớt có tác dụng tương tự như loại thuốc long đờm, có thể giúp ích cho những người mắc bệnh hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, khí thủng, viêm xoang và những triệu chứng khác có liên quan đến đường hô hấp, giúp bệnh nhân dễ thở hơn. Ớt còn là loại gia vị giúp chúng ta thở tốt hơn bằng cách khai thông đường mũi.



Mặc dù gia vị mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng việc sử dụng trong các món ăn hàng ngày chỉ nên ở mức vừa phải, đặc biệt là đối với những người có bao tử “nhạy cảm” hay mắc chứng dị ứng nhẹ với gia vị.

Wednesday, March 16, 2011

phòng bệnh bằng luyện lưỡi

Do đó, vận động lưỡi thường xuyên, có thể tăng cường chức năng của các nội tạng trong cơ thể, hỗ trợ việc tiêu hoá, tăng cường thể lực, chống lão hoá.








1. Mỗi sáng sớm, tập lưỡi bằng cách đưa lưỡi ra rồi thụt vào mỗi lượt 10 lần. Sau đó, đưa lưỡi ra ngoài miệng, chuyển động sang trái, phải, mỗi lượt 5 lần.







2. Ngồi trên ghế, 2 bàn tay mở ra, đặt trên đầu gối, mắt mở to, nhìn thẳng phía trước, thân trước thẳng, dùng mũi hít khí vào, mở rộng miệng, đưa lưỡi ra ngoài, đồng thời thở khí ra. Làm 3-5 lần.







3. Ngồi trước gương, đầu ngẩng cao, miệng mở to, nhẹ nhàng đưa lưỡi ra ngoài, giữ như vậy 2-3 giây, rồi thụt lưỡi vào trong. Làm 5 lần.







Các cách tập trên có thể trị các chứng cao huyết áp, ù tai, đau đầu, chóng mặt, mỏi eo, đau bụng kinh, mất ngủ, táo bón, tóc bạc sớm…

sướng miệng khổ muôn đời

Muối: 30 phút








Một bữa ăn sẵn nhiều muối sẽ ảnh hưởng tới động mạch chỉ sau 30 phút, làm giảm khả năng bơm máu đi khắp cơ thể. Ngoài ra, ăn mặn còn sẽ lấy đi của cơ thể hơn 2 lít chất lỏng, tác động tới huyết áp, tim và hệ mạch.







Trong khi đó 1 bữa ăn tự nấu sẽ chỉ có 4g muối, ít hơn rất nhiều so với thức ăn sẵn hay đồ ăn ở nhà hàng.







Chất béo: 46 phút







Chất béo no tìm thấy trong bánh quy, bánh gato, phô mai sẽ làm ảnh hưởng tới cơ thể theo cách tạo ra các cục máu đông.







Chưa đến 1 tiếng, bữa ăn nhiều chất béo no sẽ làm tăng nguy cơ tạo ra các cục máu đông, có thể dẫn tới đột quỵ và nhồi máu cơ tim.







Nhưng một chế độ ăn giàu chất béo không no và omega-3 từ các loại hạt họ hạnh nhân, họ hướng dương và dầu cá – sẽ trung hòa các chất béo no.







Các nhà khoa học Australia còn nhật thấy 1 chế độ ăn giàu chất béo no còn khiến cholesterol HDL “tốt” vốn có tác dụng bảo vệ động mạch chống lại các tổn thương, chuyển sang cholesterol “xấu”.







Đường: 2 phút







“Thậm chí ngay trước khi bạn nuốt nó vào bụng, đường đã ảnh hưởng tới sức khỏe”, Ursula Aren, Viện Dinh dưỡng Anh, cho biết.







“Khi răng tiếp xúc với đường, số vi khuẩn sẽ tăng lên đột ngột và các vi khuẩn này sẽ biến đường thành axit, phá hủy men răng”, bà Aren cho biết.







Nếu không ăn thêm gì sau khi ăn kẹo, môi trường trong miệng sẽ trở lại bình thường trong vòng 1 giờ bởi vì nước bọt đã trung hòa các chất có trong kẹo. Nhưng nếu tiếp tục ăn kẹo hay uống nước ngọt, nồng độ axit trong miệng sẽ thường xuyên ở mức cao và dẫn tới sâu răng.







Đường gây tăng đường huyết, làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. Mức đường huyết sẽ giảm trong vòng 1 giờ có thể gây kích thích, mệt mỏi và đói. Ăn đồ ngọt cùng với chất béo và protein, chẳng hạn như bánh sandwich sẽ làm quá trình hấp thụ đường chậm lại, ít gây ảnh hưởng tới cơ thể hơn.







Đường cũng làm tăng mức insulin, mà ngăn cản sự tăng tiết hooc-môn tăng trưởng, làm suy giảm hệ miễn dịch.







Theo một nghiên cứu tại Mỹ, cứ 20 thìa đường sẽ làm giảm 40% khả năng chống lại các vi khuẩn của tế bào bạch cầu. Đây là tác động của đường sau 2 tiếng và nó còn kéo dài tới tận 5 tiếng sau ăn.

Monday, March 7, 2011

Món ăn giúp trẻ lâu

Món ăn giúp trẻ lâu


Theo nghiên cứu thì gấc là nguồn “tài nguyên” dồi dào cung cấp cho cơ thể các chất trẻ hóa như lycopen, bê-ta caroten…

Theo nghiên cứu hợp tác giữa TS Nguyễn Thị Minh Kiều - Hội Dinh dưỡng Thực phẩm TP.HCM và các nhà khoa học Nhật Bản thì gấc là nguồn “tài nguyên” dồi dào cung cấp cho cơ thể các chất trẻ hóa như lycopen, bê-ta caroten… (lượng lycopen trong phần ăn được của trái gấc cao gấp 10 lần nồng độ của các loại trái cây và rau quả được xem là giàu lycopen như cà chua, cà rốt, khoai lang).

Cho đến nay, món thông dụng nhất lấy gấc làm nguyên liệu là xôi gấc. Điều cần nhớ khi ăn xôi gấc là đừng bỏ lớp màng bao quanh hạt vì phần này chứa các chất duy trì sự trẻ đẹp. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, lycopen trong gấc có thể ngăn ngừa bệnh ung thư, bệnh tim mạch. Để món ăn phong phú, có thể lấy gấc làm nguyên liệu cho món mứt gấc (mứt gấc, người ta không sên như các loại mứt khác mà tẩm đường rồi sấy khô) dầu gấc, cơm gấc, sinh tố gấc… Tuy nhiên, các món này chỉ là món “tủ” của một số gia đình chứ chưa xuất hiện rộng rãi trên thị trường.


Bên cạnh gấc, cần ăn thêm cà chua, khoai lang, cà rốt… Cà chua ăn sống không lợi bằng ăn chín, càng nấu chín càng tốt.Cà chua tốt hơn khi nấu chín. Cà chua có thể giúp giảm nguy cơ ung thư, loãng xương và các bệnh tim mạch… đặc biệt là khi được nấu chín,
Theo Daily Mail.Theo các nhà khoa học tại Trung tâm quốc gia về an toàn thực phẩm tại bang Illinois (Mỹ), cà chua có chứa hàm lượng chất lycopene chống oxy hóa cao nhất trong các loại trái cây và rau củ.

Đặc biệt, lượng lycopene trong cà chua sau khi được nấu chín sẽ tăng cao hơn nhiều lần so với những quả cà chua còn tươi sống.
Các nhà khoa học cũng khuyến cáo nên thường xuyên sử dụng cà chua trong các bữa ăn hằng ngày như một biện pháp đơn giản để tăng cường sức khỏe.

 Một món ăn có tác dụng giữ gìn sức khỏe và sắc đẹp không kém gấc là các loại đậu. Thế nhưng, các loại đậu này thường bị bỏ quên, trừ đậu xanh (đậu xanh được làm thành giá, bánh đậu xanh, nhân trôi nước…).

Để dùng bột đậu thường xuyên, nhiều người công phu đem các loại đậu rang chín trên lửa nhỏ riu riu rồi xay nhuyễn, bảo quản trong hộp để uống dần. Loại bột này có thể dùng với nước nóng hoặc lạnh tùy thích. Nếu dùng một ly thay bữa ăn sáng sẽ giúp cơ thể nhẹ nhõm mà không có cảm giác đói hoặc mệt vì quá no như dĩa cơm tấm sườn bì chả hoặc tô bún bò giò heo…

Những món cần bổ sung trong thực đơn hằng ngày để giúp giữ nét thanh xuân còn có các loại dầu như dầu hướng dương, dầu ô liu và trái bơ. Khi dùng các loại dầu này, cần dùng tươi như trộn các loại xà lách, rau củ, trái cây để tăng cường các vitamin A, E… cho cơ thể. Các loại rau củ xanh đậm và đỏ đậm cũng nên xuất hiện trong giỏ đi chợ để có thêm các chất chống oxy hóa, vitamin C, selen, flavonoid, carotenoid…


Cuối cùng là collagen - thành phần giúp da căng mịn, săn chắc. Chỉ cần thiếu hụt collagen là da sẽ bị chảy sệ ngay. Lượng calogen thường nằm trong mô dưới da động vật, gân, sụn, xương xốp. Theo BS Đào Thị Yến Phi - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch thì collagen ở vị trí dưới da nếu dùng nhiều không có lợi cho sức khỏe, dễ tăng cân, không có lợi cho sức khỏe nhất là những người đã qua tuổi 30. Vì thế, lựa chọn khôn ngoan nhất là gân và sụn.

Các món như bún bò Huế, bánh canh giò heo, miến gà, phở bò gà… nên ưu tiên chọn mua nguyên liệu là các loại gân bò, gân heo, xương gà… Đừng quên các loại cá nhiều mỡ vì chúng chứa nhiều vitamin A, giúp tăng cường sức sống cho da và mắt. Tuy nhiên, các món cá nhiều mỡ thường bị chê vì tanh và dễ ngán. Để khắc phục khuyết điểm này, nên “đầu tư” các món mới để thay đổi khẩu vị. Chẳng hạn như món đầu cá hồi ướp nước mắm chiên giòn, đầu cá hồi nướng muối sả, cá bông lau kho với rượu vang, cà ri cá hồi…