Saturday, June 23, 2012

cuộc sống 2000 sau ly hôn.

"Tôi là một người suy nghĩ rất công bằng. Mình đã ly hôn thì phải có lý do, trong đó chắc chắn phải từ hai phía. Có lẽ mọi người chỉ hận lúc đầu vì còn đau đớn chứ khi đã bình tĩnh lại rồi chắc sẽ không còn cảm giác đó nữa, trừ những trường hợp một bên gây ra chuyện gì đó quá kinh khủng.



Mình nghĩ, khi vượt qua được cảm giác hận thù, căm ghét, trách giận mọi người sẽ thấy bình an, và thanh thản rất nhiều. Cuộc đời còn mong đợi gì hơn!"

Mình chưa nghĩ đến việc kết hôn. Và nghĩ sẽ không thể kết hôn, và cũng không quyết định chắc chắn, vì mình nghĩ chuyện tình yêu và hôn nhân do nhiều yếu tố quyết định, trong đó có cả số phận nữa, muốn cũng không được, mà không muốn cũng không được",


Việc tìm một bờ vai thì cứ để nó tự đến, nó chưa đến thì ba mẹ con dựa vào nhau, Tí và Cúc cu của mình cũng là những người đàn ông bé nhỏ bên cạnh mình mà.


Còn làm một người mẹ đơn thân thì quả là khó khăn, nhưng khi bạn đã rơi vào hoàn cảnh này rồi bạn sẽ tìm được cách phù hợp cho mình để thích nghi và tồn tại, đấy chính là điều kỳ diệu mà tạo hóa đã ban cho con người.
Về cuộc sống của một bà mẹ đơn thân, bận rộ và lo toan nhiều hơn. Nhưng luôn chủ động và xây dựng phương án kế hoạch để phòng thủ và chủ động mọi tình huống.


Khi sống cùng các con, tôi cũng chưa bao giờ định lượng được là một ngày mình dành bao nhiêu thời gian để chăm con, vì mình nghĩ, chăm con là chăm bằng nhiều cách, có thể bằng những công việc cụ thể trực tiếp với con, nhưng cũng có thể qua những công việc của chính mình đang làm hoặc cố gắng làm, cũng đều vì con cả.
Mình nghĩ, với người phụ nữ, kể từ khi đứa con ra đời thì đồng nghĩa với việc cuộc đời họ bị chi phối và gắn liền với đứa con, không cách này thì cách khác".
Chính vì vậy mà người đời nói rằng" Cá chuối  đắm đuối vì con" là vậy ư?



Monday, March 5, 2012

Suy ngẫm và nhìn nhận 2 mặt của cuộc sống.

    Bạn tôi cứ bảo  rằng "nếu có thu nhập  ổn định thì cuộc sống ở Việt nam là nhất". Chính từ "Ổn định thu nhập" mà từ khi ra trường đến khi về hưu ai ai cũng mong muốn thu nhập ổn định để đảm bảo cuộc sống gia đình con cái ăn đủ , mặc ấm, và  cả gia đình được đi học , nhưng để được học, và học trường tốt thì quả là 1 vấn đề không chỉ  đòi hỏi thu nhập cao hơn và  thường không có ngưỡng ổn định bao nhiêu cho vừa.

Thu nhập  đủ có gọi là chất lượng sống đủ không? Mình sống cần chất hay cần lượng? Thu nhập ổn nhưng có cố định được không? Hay nay luật này mai luật khác?

Khái niệm “chất lượng sống” mới được bàn đến mấy năm nay, dân mình tin rằng nó đã được nâng cao, cao mãi. Nhưng nhờ các nguồn thông tin vô tận từ gã Internet hào phóng, dân mình mới có được những chân dung cuộc sống từ các quốc gia khác để so sánh. So sánh để thấy mình sống có “chất lượng” hay không?


Chất lượng sống được thể hiện ở nhiều mặt. Xin chỉ tạm đưa ra vài lĩnh vực gần nhất, y tế chẳng hạn. Tại hội thảo về vấn đề quá tải bệnh viện ở TPHCM ngày 14.2 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đặt vấn đề rằng, giải pháp nào để các bện viện thoát cảnh 2- 3 bệnh nhân nằm chung giường? Một câu hỏi quá cũ nhưng đến nay chưa có câu trả lời. Tuy nhiên, nói 2 -3 bệnh nhân chung giường là còn “biên tập” bớt đi vài “nhân vật” đấy nhé. Ở nước mình, 4 -5 bệnh nhân một giường cũng không phải chuyện lạ.Và điều này nữa, cho dù “biên chế” quá đông người trên một giường nên bệnh nhân phải nằm hành lang nhưng cũng phải đóng tiền giường. Ngạc nhiên chưa?

Còn giáo dục thì sao, Hội nghị Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng cũng diễn ra ngày 14.2 tại Hà Nội, Bộ GD ĐT thừa nhận thiếu sót về chất lượng giáo dục. Chuyện này cũng cũ như quá tải bệnh viện và bao năm qua không cải thiện được. Trường đại học VN đua nhau mọc lên như nấm sau mưa, địa phương nào cũng vài trường mới, tuyển sinh không cần chất lượng đầu vào, đào tạo không cần chất lượng đầu ra. Đến thời buổi này mà còn giảng dạy những giáo trình lỗi thời , lạc hậu, nói không ai tin. Không tin sao học?

Vì quá mất niềm tin vào chất lượng y tế, giáo dục của nước mình, nên ngày càng có nhiều bệnh nhân tìm ra nước ngoài điều trị, nhiều gia đình tích góp cho con du học. Ngoại tệ đổ ra cho việc đi mua “chất lượng sống” ở nước ngoài mỗi năm lên đến vài tỉ USD.

Còn nữa, chất lượng sống là gì khi cả nhà khổ sở vật lộn với nạn kẹt xe, tắc đường. Trẻ con, người lớn nháo nhào vì thay đổi giờ học, giờ làm. Chất lượng sống ở đâu khi môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, thực phẩm mất an toàn vệ sinh và tai nạn giao thông rình rập người dân người trên từng mét đường?

Vì sao chất lượng sống của chúng ta còn khác nhiều :
 
Sống ở nước ngoài một thời gian, tôi nhận thấy đa số  người dân Mỹ nhìn chung có tính cách giản dị,giản dị từ cách ăn mặc-dù giàu dù nghèo, dù đi làm hàng ngày hay trong những bữa tiệc tùng. Dường như chỉ trừ ngày Quốc khánh , chủ nhật đi nhà thờ hàng tuần, hàng năm là dịp đi với những bộ trang phục truyền thống có màu sắc nổi bật, có những hoạ tiết rực rỡ được thêu bằng tay, và những món đi kèm như giày, mũ, tất, thắt lưng, ví, đồ trang sức…Còn ngày thường, nếu bảo người Mỹ ăn mặc không theo thời trang lắm có lẽ cũng đúng, khi so sánh với người dân ở những vương quốc thời trang như Pháp, Ý, Anh, …

Giản dị từ tác phong, cách ứng xử trong mọi mối quan hệ. Ngay cả  khi tiếp xúc với  những người có chức , có quyền  của họ cũng giản dị, bình dân .
 
Sở dĩ người nước ngoài có phong cách sống và những quan niệm giản dị về hạnh phúc, có lẽ vì so với nhiều dân tộc khác, cuộc sống của người dân không phải bon chen, căng thẳng, lo lắng nhiều. Học sinh đi học với một tâm trạng nhẹ nhàng, chả phải chịu sức ép gì từ gia đình, nhà trường, điểm số hay thành tích. Nếu học tiếp lên đại học cử nhân thạc sĩ cũng tốt, mà nếu học trường nghề ra đi làm thì đồng lương cũng cao. Mức chênh lệch giàu nghèo trong xã hội không lớn, cũng chả có ai phân biệt nghề này sang nghề kia hèn, ai làm việc nấy, người phục vụ bàn trong nhà hàng, công nhân hay bác sĩ kỹ sư đều vui vẻ như nhau. Vì họ vốn đặt nặng giá trị của sự công bằng xã hội hơn là đề cao tính cá nhân.
 
  Học hành không phải chịu sức ép, không cần chạy bằng mua bằng, đi làm cũng chẳng phải lo chạy chỗ hay nịnh bợ xếp. Làm bất cứ việc gì, đi đến bất cứ cơ quan nhà nước nào hay gặp cảnh sát, cũng không phải băn khoăn bận tâm nghĩ đến chuyện phải hối lộ, đút lót mới xong việc. Cũng chả việc gì phải sợ cảnh sát, chính quyển nếu không làm gì phạm pháp. Một đời người ít những nỗi lo sợ vô lý, càng không có những nỗi sợ kiểu như phải có bằng cấp cao, ở nhà lầu, đi xe đẹp, hay tiền nhiều thì mới được thiên hạ coi trọng. Có lẽ vì vậy mà tôi thấy họ sống rất nhẹ nhõm. 

   Trong  nhu cầu cuộc sống và hạnh phúc là biết đủ, không đòi hỏi sân si nhiều, không phức tạp hóa cuộc sống, không bon chen, không chạy theo đồng tiền hay những giá trị phù phiếm cũng không mất thì giờ bận tâm soi mói cạnh tranh với người khác, thì điều đó lại càng nâng cao chất lượng sống của bản thân. và sự ổn định thu nhập ở mức vừa phải thì sống trên quê hương thật tuyệt vời.

Cái tuổi nó đuổi cái xuân.

Ngày tháng qua mau, thời gian và sự già đi đến nhanh quá. Bước sang tuổi 50, mình bỗng cảm thấy không còn tự tin khi đứng trước đám đông. Da bắt đầu xuất hiện nhiều vết nám, những vết chân chim - dấu hiệu của tuổi tác cao cũng ngày một nhiều, sức khỏe và sự tươi trẻ thi nhau xuống dốc. Mọi thứ rơi vào trạng thái dốc không phanh. Tôi càng nghĩ càng thấy đúng với mình .
Hồi còn con gái da mình được xếp vào hàng hiếm. Gương mặt lúc nào cũng sáng hồng và trắng bóng, ngay cả khi sinh con rồi, nét tươi trẻ vẫn không mất đi. Thế nhưng, lần sinh thứ 2 cùng với những lo toan công việc, con cái, thì bắt đầu xuống sắc. Vết chân chim bắt đầu xuất hiện quanh khóe mắt, nám da cũng ngày càng sậm màu hơn khiến  thêm phần tự ti và tiếc nuối.
 Cũng biết và  cũng hiểu quy luật nghiệt ngã rằng: Cái tuổi nó đuổi xuân đi" nhưng mà tránh sao khỏi vì ở độ tuổi này hệ trục não bộ, tuyến yên và buồng trứng đã bắt đầu suy giảm hoạt động khiến cán cân nội tiết trong cơ thể dần dần bị xô lệch, hay mất ngủ về đêm và có những cơn bốc hỏa xảy ra, tính tình khác thường, buồn vui vô cớ.
 Chẳng ai biết hơn bản thân mình với độ tuổi này thật sự chẳng thể nào tránh được. Vì vậy, việc cần làm là  mình xây dựng chế độ chăm sóc bản thân một cách toàn diện và phù hợp để giữ gìn sức khỏe, nhan sắc.
Mình lên kế hoạch  thường xuyên kiểm tra sức khỏe, kiểm soát huyết áp, đo đường, mỡ trong máu, siêu âm tim mạch, khám phụ khoa định kỳ và khám  ngay khi có những biểu hiện bất thường.


Tạo nguồn vui với con cái  bằng cách giữ lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, ăn uống hợp lý và tập luyện thân thể vừa sức như  tập thể dục, đi bộ, bơi, khiêu vũ một mình với giai điệu quen thuộc bất cứ trong hoàn cảnh nào như vừa lau nhà, dọn bếp nấu cơm, xem phim…
virginia , 8/3/2012

Wednesday, February 22, 2012

Cách chuẩn nhất...

Các nghiên cứu khoa học phát hiện, trà hãm "chuẩn" nhất là ít nhất 1 phút và thịt hầm có lợi cho sức khỏe hơn thịt nướng hoặc quay ...








Hãm trà ít nhất 1 phút



Trà (chè khô) chứa polyphenol – chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào của tim người. Polyphenol chỉ được giải phóng khi trà được đun nóng trong nước và quá trình này mất từ 1 - 4 phút. Nói một cách khác, bạn nên hãm trà ít nhất 1 phút trước khi thưởng thức nó.

Theo một báo cáo của Hiệp hội dinh dưỡng Anh, một số nghiên cứu nhận thấy, việc thêm sữa vào tách trà sẽ làm giảm sự hấp thụ polyphenol của cơ thể, trong khi số khác lại phủ nhận điều này.



Mỳ ống nên nấu chín tái



Mỳ ống (pasta) thường có chỉ số glycaemic (GI – chỉ số tốc độ tăng đường huyết, được đo bằng tốc độ glucose trong thức ăn tan vào cơ thể và được máu hấp thụ) thấp, đồng nghĩa với việc nó giúp bạn cảm thấy no hơn trong thời gian dài hơn. Tuy nhiên, để đạt được điều này, mỳ ống cần được đun nấu cho dai.



Khi mì ống dai, các enzym tiêu hóa trong ruột mất nhiều thời gian hơn để chuyển hóa tinh bột thành đường, làm chậm quá trình ngấm vào máu, khiến chúng ta cảm thấy no hơn trong thời gian dài hơn, cũng như khiến việc kiểm soát cân nặng của chúng ta dễ dàng hơn. Nếu mỳ ống được nấu chín quá, chỉ số Gi sẽ tăng và tinh bột sẽ dễ dàng bị chuyển hóa thành đường hơn.



Do đó, hãy bắt đầu thử món mỳ ống của bạn ít nhất 2 - 3 phút trước khoảng thời gian nấu được gợi ý để đảm bảo bạn giữ được các sợi mỳ dai ngon.



Hãy sử dụng nước sốt salad hàm lượng chất béo cao



Để có món salad ngon bổ nhất, hãy sử dụng nước sốt béo ngạy làm từ dầu ăn. Đó là vì chúng ta cần chất béo để cơ thể hấp thu các chất chống oxy hóa quan trọng, giúp chúng ta có một trái tim khỏe mạnh hơn và tỷ lệ mắc ung thư thấp hơn.



Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Ohio phát hiện, ăn salad tươi có trộn chất béo sẽ giúp cơ thể hấp thu các chất chống oxy hóa như lycopene từ khoai tây, beta-carotene từ cà rốt, lutein và zeaxanthin từ các loại rau làm salad. Món salad đó càng nhiều chất béo thì lượng chất oxy hóa được hấp thụ càng nhiều.



Thịt hầm bổ nhất



Nướng hoặc quay thường được ca ngợi là các cách nấu thịt ít gây béo nhất. Tuy nhiên, Viện ung thư quốc gia Mỹ phát hiện, đun nấu thịt ở nhiệt độ cao có thể tạo ra 2 chất họa học độc hại, có liên quan đến việc gây bệnh ung thư ở động vật là amin khác vòng (HCA) và hyđrô các-bon thơm nhiều vòng (PAH).



Sẽ tốt cho sức khỏe hơn nếu chúng ta chế biến các món ở nhiệt độ thấp hơn và sử dụng các biện pháp ít đốt cháy thịt thành than hơn như hầm hay ninh. Ngoài ra, cần cho thêm nhiều rau và gia vị vào món thịt. Ví dụ như, các hợp chất có tự nhiên trong lá hương thảo được chứng minh có thể ngăn chặn tới 92% sự hình thành HCA trong thịt nấu chín ở nhiệt độ cao. Và các loại gia vị như nghệ, rau mùi và thì là có thể ngăn chặn việc hình thành HCA tới 39%, theo nghiên cứu của Đại học Kansas (Mỹ).



Hãy ăn chuối xanh





Có một nhận thức sai lầm nhưng phổ biến là chuối chín chứa nhiều calo hơn chuối xanh. Đúng là chuối khi chín có vị ngọt hơn vì một số tinh bột của nó đã chuyển hóa thành đường nhưng quá trình này không hề ảnh hưởng tới hàm lượng calo chứa đựng trong chuối.



Tuy nhiên, mức độ chín sẽ ảnh hưởng tới lượng calo chúng ta hấp thu được từ quả. Quả chuối càng xanh thì lượng kháng tinh bột nó chứa đựng càng nhiều, và vì vậy, quá trình cơ thể tiêu hóa nó càng chậm và chỉ số GI của nó càng thấp. Điều đó đồng nghĩa với việc có nhiều tinh bột chưa được tiêu hóa hơn sẽ chuyển tới ruột già và bạn sẽ hấp thụ được ít calo hơn.

Tuesday, February 21, 2012

cách dùng thực phẩm tốt nhất

Lời khuyên bất ngờ về cách dùng thực phẩm tốt nhất


Các nhà nghiên cứu khoa học đã đưa ra những lời khuyên bất ngờ về cách chế biến và sử dụng thực phẩm ở trạng thái tốt nhất.



Ngô ngọt tốt nhất khi được đóng hộp



Các nhà nghiên cứu đến từ trường Đại học Cornell, New York (Mỹ) phát hiện ra rằng, việc dùng nhiệt chế biến ngô ngọt đóng hộp làm gia tăng hàm lượng các chất chống oxy hóa trong loại thực phẩm này tới 44%.

Các chất chống oxy hóa giúp chúng ta quét sạch những gốc tự do gây hại cho cơ thể. Sự gia tăng chất chống oxy hóa như thế này có thể là khoản đền bù “hời” cho sự mất mát vitamin C trong quá trình đóng hộp.



Hãy làm lạnh khoai tây nấu chín



Khi khoai tây được đem đun nấu, các tế bào tinh bột của nó sẽ phồng lên và bắt đầu vỡ ra – một quá trình được gọi là sự gelatin hóa. Điều này giúp khoai tây được tiêu hóa dễ dàng hơn.

Dẫu vậy, nếu khoai tây được làm lạnh sau khi nấu chín, một số tinh bột gelatin hóa sẽ chuyển thành một dạng tinh bột kết tinh rắn hơn và không thể tiêu hóa, được gọi chung là kháng tinh bột hoặc tinh bột phản tính.



Giống như chất xơ, kháng tinh bột cuối cùng sẽ tới ruột già và được cho là giúp cải thiện tình trạng đại tiện đều đặn ở người. Trong một nghiên cứu của Anh, khoai tây đã nấu chín sẽ tăng 7% kháng tinh bột so với khoai tây còn sống và nếu được làm lạnh sau đó sẽ tăng 13% kháng tinh bột.



Tuy nhiên, nếu bạn đang làm món salad khoai tây, đừng hủy hoại sự thơm ngon của món ăn này bằng cách trộn nó với sốt mayonnaise. Thay vào đó, hãy kết hợp với sữa chua Hy Lạp tách béo, hành lá và hẹ tây.



Không sử dụng dầu ôliu nguyên chất đun nấu



Dầu ôliu nguyên chất giàu các chất béo omega-6 – chất rất có ích trong việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch bằng cách làm giảm nồng độ cholesterol và triglyceride trong máu. Tuy vậy, ăn quá nhiều Omega-6 cũng không tốt cho sức khỏe, vì nó có thể làm gia tăng sự giữ nước trong cơ thể, kéo theo việc tăng áp suất máu, và tăng nguy cơ máu bị đóng cục trong mạch.



Nhiều người thích sử dụng dầu ôliu nguyên chất để nấu nướng hơn so với các loại dầu khác. Dẫu vậy, do dầu ôliu nguyên chất ít qua chế biến hơn so với các loại dầu khác nên nó có “điểm bốc khói” – mức nhiệt độ làm dầu bắt đầu bị biến tính - thấp. Một khi dầu đạt tới mức nhiệt độ này, các thành phần hóa học của nó sẽ thay đổi và bắt đầu chứa nhiều gốc tự do gây hại cho cơ thể hơn. Do đó, dùng dầu ôliu nguyên chất nấu nướng ở nhiệt độ cao không phải là lựa chọn đúng đắn. Nó được sử dụng tốt nhất để làm thành phần trộn hoặc nước sốt.



Hãy luộc chứ đừng hấp cà rốt



Các nhà nghiên cứu Italia phát hiện, so với cà rốt chưa chế biến và cà rốt hấp, cà rốt luộc có tỷ lệ caroten – chất chống oxy hóa thiết yếu giúp cơ thể tạo thành vitamin A – cao nhất. Cứ 100g, cà rốt luộc cũng chứa 28mg vitamin C, thấp hơn một chút so với cà rốt chưa chế biến (31mg) và cao hơn nhiều so với cà rốt hấp (19mg).



(Còn nữa)

Wednesday, February 15, 2012

8 thay đổi nhỏ ngừa bệnh tiểu đường


Gần đây, tạp chí “Phòng chống” (Mỹ) đã tổng kết 8 thay đổi nhỏ trong cuộc sống, chỉ cần làm được 8 điểm này, bệnh tiểu đường sẽ rời xa chúng ta.


Thư giãn 15 phút mỗi ngày


Công việc, cuộc sống căng thẳng sẽ luôn làm cho chúng ta ở trong trạng thái kích ứng. “Trong trạng thái này, cơ thể con người sẽ bước vào mô hình chiến đấu, mức đường huyết tăng cao, bất cứ lúc nào cũng chuẩn bị hành động”, Giám đốc TT Tâm lý học, ĐH Duke, ông Richard Se Weite cho biết, điều này sẽ làm cho tế bào trong cơ thể xuất hiện hiện tượng đối kháng insulin, chất đường ở trong máu không có nơi đi nơi đến, từ đó làm xuất hiện đường máu cao trong thời gian dài. Vì vậy, chúng ta phải học cách thư giãn bản thân, ví dụ sau khi thức dậy tập yoga hoặc thả trí tưởng tượng, tản bộ, nghe nhạc, đồng thời đừng quên hít thở sâu 3 lần trước khi bắt đầu làm việc gì đó.



Nghỉ lái xe 1 ngày trong tuần



Những người có xe ô tô cần phải “cướp” thời gian để vận động. Một nghiên cứu của Phần Lan phát hiện, những người một tuần tập luyện vượt quá 4 tiếng hoặc mỗi ngày tập luyện khoảng 35 phút thì dù thể trọng không giảm nhưng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ giảm tới 80%.



Đảm bảo giấc ngủ



Người bình thường không ngủ đủ 6 tiếng, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ tăng gấp đôi. Chuyên gia Claire, ĐH Yale, cho biết: “Nếu chúng ta ngủ quá ít, hệ thần kinh ở trong trạng thái căng thẳng, ảnh hưởng đến điều tiết hoocmon đường máu”. Vì vậy, chúng ta nên tránh hết sức để không thức đêm, còn nên chú ý trước khi đi ngủ không uống cà-phê hay nước trà và tránh xem ti vi thời gian quá dài.



Giảm béo



Những người thừa cân, béo phì, nếu giảm được 5% trọng lượng, kể cả không tập luyện, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cũng giảm xuống 70%.



Uống một thìa giấm trước bữa ăn



Nghiên cứu của trường ĐH bang Arizona chứng tỏ bệnh tiểu đường loại 2 hoặc người có insulin đối kháng thì trước bữa ăn uống khoảng 2 thìa giấm sau đó mới ăn cơm, lúc đó mức đường máu hạ thấp rõ rệt.



Người phụ trách dự án nghiên cứu, TS Carol Johnston cho biết, “Axit axetic sẽ trung hòa một số chất xúc tác tiêu hóa tinh bột, làm chậm tiêu hóa chất đường bột này”. Trên thực tế, tác dụng này của giấm tương tự như uống thuốc hạ đường huyết.



Ít ăn fastfood và thịt đỏ



Các nhà khoa học trường ĐH Minnesota đã nghiên cứu 3.000 tình nguyện viên (18-30 tuổi) trong suốt 15 năm. Kết quả cho thấy, người ăn fastfood quá 2 lần/tuần so với người ăn fastfood không đến 1 lần/tuần có thể trọng nặng hơn 4,5kg.


Bệnh viện Phụ sản Brigham, ĐH Y Harvard tiến hành điều tra 3.700 phụ nữ phát hiện, những người ăn ít nhất 5 lần thịt đỏ mỗi tuần thì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn 29% so với người ăn ít hơn 1 lần. Những người thích ăn thịt hun khói, xúc xích… có nguy cơ càng cao.




Hương liệu có tác dụng như thuốc



Một nghiên cứu của Đức phát hiện, chất hóa học trong nhục quế có thể kích hoạt chất xúc tác insulin, còn có tác dụng trợ giúp giảm thấp cholesterol.



Bên cạnh có người trò chuyện



Trên tạp chí “Bảo vệ và chăm sóc bệnh tiểu đường” của Mỹ có một báo cáo nghiên cứu chỉ ra, phụ nữ độc thân sống một mình có nguy cơ bị tiểu đường tăng thêm 2,5 lần, điều này có thể liên quan đến thói quen sinh hoạt như hút thuốc, uống rượu gây ra. Vì vậy, hãy luôn tiếp xúc và nói chuyện với bạn bè, người thân để quên đi cảm giác cô đơn và hạn chế những thói quen không tốt, những thay đổi này sẽ giúp phòng chống bệnh tiểu đường.

Sunday, February 12, 2012

1. Phồng rộp do đái tháo đường, các tổn thương trông giống như là vết phồng rộp do bị bỏng. Các vết phồng rộp thường lớn, không bị đau và không có biểu hiện viêm tấy đỏ. Chúng thường xuất hiện ở mặt lưng của ngón tay, bàn tay, ngón chân và bàn chân. Đôi khi vết phồng rộp xuất hiện ở cẳng tay, cẳng chân.




Thông thường các vết phồng rộp này sẽ lành sau khoảng 3 tuần và không để lại sẹo (nếu không bị nhiễm khuẩn). Những bệnh nhân bị tổn thương thần kinh do đái tháo đường hay bị mắc tổn thương này.

2.Bệnh nhân đái tháo đường có thể có nhiều tổn thương da khác biệt do các mạch máu cung cấp cho da bị tổn thương.

Khả năng mắc phải và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý nhiễm trùng trên những bệnh nhân đái tháo đường luôn cao hơn so với trên những người khác. Những vị trí có tồn tại sẵn nhiều vi khuẩn như đường tiết niệu, trên da, chân, tay, miệng… sẽ tiềm ẩn nguy cơ viêm nhiễm cao.

3. Tiểu đường làm tăng khả năng mất trí nhớ.

Nghiên cứu trong thời gian 15 năm dựa trên dữ liệu của hơn 1.000 nam giới và phụ nữ độ tuổi 60, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, đối với những người mắc bệnh tiểu đường có liên quan đến căn bệnh suy giảm trí nhớ sẽ tăng mức độ nguy hiểm so với những bệnh nhân mắc bệnh suy giảm trí nhớ mà không bị tiểu đường. Con số này cũng cao hơn 1,75 lần đối với việc phát triển các chứng mất trí dưới các hình thức khác.

Mối liên hệ giữa căn bệnh tiểu đường và căn bệnh giảm thiểu trí nhớ được các nhà nghiên cứu dựa trên các dữ liệu của nhiều yếu tố liên quan như tuổi tác, giới tính, huyết áp và các chỉ số về cơ thể.
Phòng ngừa và điều trị:

Ngoài việc phải dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ và tập thể dục đều đặn, người bệnh nên dùng các thực phẩm có tác dụng hỗ trợ phòng chống ĐTĐ, như:

Cải xà lách xoong (loại cọng dài) làm hạ ĐH, cung cấp nhiều chất khoáng cho cơ thể chống thiếu máu, chữa hoại huyết, giải độc cơ thể... Nhờ chất dầu có tính kháng khuẩn nên cải xà lách xoong còn có tác dụng chống cảm cúm mùa hè. Có thể ăn sống mỗi lần khoảng 100g, vò hoặc giã nát lọc lấy nước uống 2 - 3 lần trong ngày.

Đậu cô ve (đậu Hà Lan) có tác dụng lợi tiểu và làm giảm lượng đường trong máu nên dùng t r ị phù thũng và ĐTĐ. Nên mua loại quả nhiều thịt, hột nhỏ, khi quả già chín thì xuất hiện một loại albumin độc nhưng đun sôi thì chất này bị phá hủy, vì vậy phải nấu lâu hơn để giảm độc. Có thể luộc, xào, hoặc dùng dạng nước sắc: lấy khoảng 100g vỏ quả đậu khô ngâm trong 2 lít nước cho mềm rồi đun sôi nhanh, lấy nước uống trong ngày.

Hành tây: rất giàu khoáng tố vi lượng như: Ca, Na, Fe, K, P, S, I, Si …, tinh dầu disulfur allyl, protid, glucid, chất xơ, nhiều vitamin B1, B2, PP và C. Hành tây có nhiều công dụng trong y học, được dùng làm thuốc chữa ho, chống nhiễm khuẩn, chống huyết khối, chống xơ cứng động mạch, chống mệt mỏi, chữa suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh và có tác dụng làm hạ ĐH. Mỗi ngày sử dụng một củ nhỏ 100 - 200g dạng tươi hoặc 10ml rượu thuốc 20% (200g củ hành ngâm trong 1 lít rượu).

Khổ qua (mướp đắng): khi còn xanh khổ qua có tác dụng hạ nhiệt, tiêu đờm, làm nhuận tràng, sáng mắt, hạ ĐH. Tại khoa Y học cổ truyền Đại học Y Dược TP.HCM, bài thuốc khổ qua kết hợp với lá đa dạng trà dùng điều trị ĐTĐ trên lâm sàng cho kết quả rất tốt. Quả, thân, lá đều dùng được, mỗi ngày 1 - 2 quả hoặc 20g dây lá phơi khô sắc lấy nước uống.

Khoai lang: ngoài củ dùng làm thuốc nhuận trường, chữa táo bón và bệnh trĩ. Trong dây và lá khoai lang có chứa nhiều chất bổ dưỡng như: adenin, betain, cholin, khoáng tố, trong ngọn lá còn có thêm một chất có tác dụng như insulin, nhờ vậy mà đọt khoai lang được dùng điều trị ĐTĐ, sắc uống mỗi ngày từ 15 - 20g đọt khoai lang phơi khô rất tốt.

Tỏi: ngoài tác dụng tốt như kháng sinh, chữa cảm cúm, chữa giun, chống xơ vữa động mạch, hạ huyết áp, phòng chống ung thư... nghiên cứu gần đây còn cho thấy tỏi có tác dụng điều hòa hàm lượng đường trong máu, nhờ đó giúp ổn định ĐH. Có thể nhai sống 4 - 5 tép tỏi mỗi ngày hoặc sử dụng dạng rượu tỏi, nếu dùng dạng cồn tỏi thì mỗi ngày dùng 20 - 40 giọt.
( Công trình nghiên cứu của Trung tâm Dinh dưỡng con người thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết, tỏi làm hạ thấp lượng đường cũng như làm tăng lượng insulin trong máu).
Quế: kết quả nghiên cứu tại Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) chứng minh quế giúp kiểm soát lượng ĐH rất hữu hiệu trên các bệnh nhân ĐTĐ týp 2, mỗi ngày sử dụng 1g bột quế (khoảng 1/4 muỗng cà phê) trong 6 tuần không những giúp giảm lượng ĐH mà còn giảm được các chất cholesterol xấu và triglyceride trong cơ thể. Tuy nhiên, quế có tính đại nhiệt (quá nóng) nên cần thận trọng khi sử dụng ở người già yếu, phụ nữ có thai. Khi thấy nóng thì có thể ngưng uống.
Có thể : Uống ¼ thìa bột quế mỗi ngày giúp tăng phản ứng với insulin, giảm chứng viêm sưng ở phụ nữ lớn tuổi, và giúp làm giảm lượng đường ở bệnh nhân tiểu đường.
Trà xanh: Theo các công trình nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Journal of Agricultural and Food Chemistry, trà xanh giúp điều hoà lượng đường trong máu, do đó có thể ngăn ngừa hay làm giảm bệnh tiểu đường.

Giấm: Công trình nghiên cứu của Trường ĐH Arizona (Mỹ) cho thấy, việc uống khoảng 2 thìa giấm trước mỗi bữa ăn sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu bệnh nhân tiểu đường tới 25%. Đặc biệt, theo các nhà nghiên cứu của Italia, uống giấm rượu táo trong bữa ăn sẽ giảm lượng đường trong máu tới 30%.

Táo: Một công trình nghiên cứu của Phần Lan cho rằng, những thực phẩm có lượng chất quercetin cao, chẳng hạn như táo, giúp làm giảm tiểu đường. Những nguồn giàu quercetin khác là cà chua, dâu tây và các loại rau có lá xanh.
Cam: Do cam có chứa nhiều vitamin C và các chất chống ôxy hoá, nên bệnh nhân tiểu đường có thể dùng cam để ăn vặt hàng ngày và thường xuyên.

Sôcôla đen: Theo các nhà nghiên cứu của Trường ĐH Tufts, sôcôla đen làm tăng phản ứng với insulin, giúp chống lại tình trạng kháng insulin, và như vậy việc sử dụng insulin của cơ thể sẽ hiệu quả hơn.

Ăn cá giúp ngừa tiểu đường

Bổ sung một lượng lớn a-xít béo omega-3 từ cá có thể giúp ngừa nhiều bệnh mãn tính có liên quan tới béo phì như tiểu đường và bệnh tim mạch.

Đó là kết luận của các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson và Đại học Alaska-Fairbanks (Mỹ) sau khi khảo sát chế độ ăn uống của 330 người (70% trong số này bị thừa cân hoặc béo phì), được công bố trên chuyên san Dinh dưỡng châu Âu.

Các chuyên gia nghiên cứu những chất a-xít béo: a-xít docosahexaenoic (DHA) và a-xít eicosapentaenoic (EPA) có trong cá hồi và một số loại cá nhiều mỡ khác. Nhóm nghiên cứu nhận thấy những ai có hàm lượng DHA và EPA trong máu thấp thì tình trạng béo phì làm gia tăng cả hàm lượng chất béo có hại triglycerides và C-reactive protein, vốn là những tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim cũng như có thể là bệnh tiểu đường



Phòng tiểu đường không khó

Ăn nhiều rau xanh giảm nguy cơ bệnh tiểu đường. Cần có chế độ ăn hợp lý theo tuổi, nghề nghiệp, và cân nặng cơ thể. Các thực phẩm lựa chọn đa dạng, cân đối và phù hợp với bệnh lý.


Đái tháo đường (còn gọi là tiểu đường) là bệnh lý rất “thời thượng” vì tốc độ phát triển đã gia tăng quá nhanh trong thời gian gần đây.


Vì sao mắc bệnh này và làm cách nào phòng tránh là vấn đề được nhiều người quan tâm.



Bình thường, chất đường từ thực phẩm ăn vào sẽ hấp thu vào máu, sau đó được đưa vào tế bào cơ quan bộ phận trong cơ thể nhờ chất insulin là một nội tiết tố do tuyến tuỵ tiết ra. Ở người đái tháo đường, chất insulin này được tiết ra không đầy đủ hoặc không hoạt động tốt làm cho lượng đường trong máu tăng quá cao, vượt khả năng giữ lại của thận, hậu quả là xuất hiện đường trong nước tiểu.



Tìm hiểu về nguyên nhân gây ra bệnh lý đái tháo đường, đến nay đã thấy có rất nhiều yếu tố liên quan. Cụ thể, yếu tố di truyền được đề cập khá mật thiết.



Trên một số cơ địa đặc biệt, khi gặp phải các yếu tố thuận lợi sẽ dễ dàng phát thành bệnh. Những căng thẳng (stress) về thể chất hay tinh thần sẽ làm tăng các nội tiết tố gây stress và làm tăng đường huyết. Những nhiễm trùng siêu vi cúm, quai bị, Rubella, Coxsackie B… hoặc một số loại thuốc có thể làm tổn thương tuyến tuỵ gây giảm tiết insulin.



Có rất nhiều bằng chứng cho thấy đái tháo đường có thể là một bệnh tự miễn, tức là bệnh do cơ thể tự sinh ra các chất chống lại chính tuyến tuỵ của ta. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến sinh bệnh đái tháo đường loại 2 (thường gặp ở người 45 tuổi trở lên) là các rối loạn chuyển hoá của cơ thể như thừa cân béo phì, ít vận động cơ thể, tăng mỡ trong máu, cao huyết áp, viêm tuỵ, rối loạn đường huyết lúc đói, rối loạn dung nạp đường, phụ nữ có tiền căn sinh con trên 4 kg (đái tháo đường thai kỳ)…



Như vậy, mặc dù có ảnh hưởng của các yếu tố di truyền – cơ địa nhưng việc phòng tránh đái tháo đường xảy ra trên từng cá thể vẫn có thể thực hiện được. Cụ thể bằng chế độ ăn uống điều độ và hợp lý, tập luyện thể dục thể thao hằng ngày, giữ mức cân nặng lý tưởng so với chiều cao. Một chế độ ăn nhiều rau (khuyến cáo 300g rau, củ/ngày cho người trưởng thành), khoai củ, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây ít ngọt, thay một phần thịt bằng cá và đậu hũ, hạn chế thức ăn chiên, rán, quay nhiều dầu mỡ và các thức ăn, thức uống ngọt nhiều đường, kiểm soát lượng muối ăn… là rất cần thiết cho sức khoẻ. Đi bộ ít nhất 30 phút/ngày và liên tục 4 – 6 ngày/tuần là phương thức vận động thích hợp cho hầu hết các đối tượng. Các nghiên cứu cho thấy mỗi ngày cần bước đi từ 6000 đến 10.000 bước là rất tốt.



Việc kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm và thử đường huyết (sau khi nhịn đói 8 giờ) là những biện pháp cơ bản để tầm soát và phát hiện sớm bệnh lý, giúp ích cho việc điều trị và hạn chết các biến chứng nặng nề của bệnh./.

Friday, February 3, 2012

đọc nhãn mác TP

Cần biết cách đọc nhãn mác

Đọc nhãn thực phẩm là một thực hành quan trọng khi lựa chọn thực phẩm. Nhãn thực phẩm cung cấp thông tin để đánh giá thực phẩm.
Chọn thực phẩm đúng là yếu tố bảo đảm cho duy trì cân nặng hợp lý và thực hiện đúng theo hướng dẫn dinh dưỡng. Nhãn thực phẩm cung cấp thông tin để đánh giá thực phẩm như số lượng các chất dinh dưỡng, thành phần của thực phẩm, các chất phụ gia.
 Đọc thành phần
Chú ý rằng thành phần các chất trong thực phẩm được sắp xếp theo thứ tự từ chất có trọng lượng cao đến chất có trọng lượng thấp. Phải làm quen với tên khác nhau của các thành phần có trong thực phẩm.

Ví dụ như trên nhãn không có tên "đường" nhưng thực ra lại có đường dưới một tên khác như "mật".
Nếu bạn phải hạn chế ăn một thành phần nào đó thì cần phải kiểm tra danh sách các thành phần này trước tiên. Ví dụ, một người bị dị ứng với một chất nào đó thì phải kiểm tra xem trong thực phẩm có chất đó không.

1.Kiểm tra số lượng "Serving" (khối lượng ăn trong 1 lần) trong một bao/gói/hộp


"Serving" đã được chuẩn hóa ở trên 100 loại thực phẩm, bạn có thể so sánh với các sản phẩm tương tự về số lượng "Serving" mà loại thực phẩm đó cung cấp.
 
2.Kiểm tra lượng calo trên một "Serving"

Nên nhớ rằng, calories khuyến nghị rất khác nhau tuỳ thuộc vào tuổi, giới, cân nặng, tốc độ chuyển hóa, hoạt động thể lực của mỗi người. Tuổi trẻ vận động nhiều thường cần năng lượng cao hơn người già.

Nếu lượng calories trong thực phẩm đó cao mà bạn đang cần phải giảm cân, bạn nên chọn loại thực phẩm khác.
3.Xem kỹ tỷ lệ phầm trăm một chất dinh dưỡng nào đó so với nhu cầu/ngày



Nhãn thực phẩm có thể chỉ rõ tỷ lệ phần trăm một chất dinh dưỡng nào đó có trong thực phẩm đó so với nhu cầu/ngày.

Ví dụ, trên nhãn của một loại thực phẩm nào đó có ghi vitamin C 20%, điều này có nghĩa là thực phẩm này cung cấp 20% nhu cầu vitamin C trong một ngày cho một người bình thường.

Kiểm tra tỷ lệ phần trăm so với nhu cầu/ngày đối với một số chất dinh dưỡng quan trọng như chất xơ, sắt, canxi, các vitamin. Từ đó đưa ra kết luận loại thực phẩm đó có phải là loại có giàu các chất dinh dưỡng mà bạn cần không.

Đồng thời, cũng cần kiểm tra tỷ lệ phần trăm các chất dinh dưỡng mà bạn cần hạn chế như chất béo no, cholesterol ở trong thực phẩm. Nếu loại thực phẩm này có nhiều các chất trên thì bạn cần phải tránh không dùng.
4.Đọc kỹ bất cứ sự mô tả/thông báo nào về sức khoẻ có trên nhãn thực phẩm


Bạn có thể sử dụng những mô tả/thông báo này cho lựa chọn thực phẩm.

Ví dụ, nếu trên nhãn một loại thực phẩm có ghi "giàu canxi", điều này có thể cho biết rằng, thực phẩm này có thể giúp phòng bệnh loãng xương.

Tuesday, January 17, 2012

Mẹ tôi

  Cho đến tận bây giờ  tôi vẫn hay hốt hoảng dậy sớm vì trong giấc ngủ tôi vẫn nghe văng vẳng tiếng mẹ thét gọi  dậy sớm chuẩn bị bữa sáng và bữa trưa cho cả nhà.

Hồi đó, thập kỷ 70 bố mẹ còn đi làm 2 ca sáng và chiều. Tôi luôn lo lắng chu toàn bữa sáng ,trưa, chiều. Đối với việc  đi chợ, nấu cơm thời đó là rất mất nhiều thời gian chứ được đọc sách học bài là hiếm lắm. Sau này nhà nước có qui định làm thông tầm thì tôi cũng giảm bớt được thời giờ nấu nướng buổi trưa, nhưng thay vì đó lại phải dậy sớm hơn, đang tuổi lớn nên tôi thèm ngủ lắm, chính vì vậy mà tiếng bấc,tiếng chì , quát nạt từ sáng sớm làm tôi nhớ mãi. Nếu có sai sót điều gì  từ ngày hôm qua thì mẹ lại lôi ra kể không dứt.

Lúc ấy, tôi rất trẻ con và  thấy vui vui là về kể cho mẹ nghe từ chuyện  hàng xóm đến bạn bè . Mẹ nghe  xong chẳng khuyên mà cũng chẳng dạy bảo, nhưng khi nào tôi làm sai thì lại lôi những điều tôi nói ra để trì triết họăc là mắng mỏ xỉa sói...cay độc....Do vậy thái độ đối phó của tôi là không kể nữa hoặc nói dối.


So với đồng lứa lúc đó  thì  tôi có một cuộc sống hoàn toàn bình thường như bao gia đình khác. Gia cảnh nhà tôi  khá giả so với mặt bằng chung và thuộc dạng đủ ăn đủ mặc.

Như hầu hết bạn gái bình thường khác, tôi có một em bạn trai cách tôi 1 tuổi và 1 em gái cách tôi 15 tuổi. Chính vì vậy mà công việc lớn nhỏ đều đến lượt tôi vì là em trai nên em được mẹ chiều và quí hơn. Sau này khi em gái ra đời thì tôi lại có công việc nhà gấp 3 lần. Tôi có bạn bè thân thiết, những bạn gái  của tôi sợ mẹ tôi lắm, nên chẳng có ai dám chơi với tôi khi có mẹ ở nhà,  chúng tôi toàn hẹn hò sau mỗi buổi học, và ngoài đường gốc cây túm năm tụm 3 mà thôi.
 Bố tôi là một người hiền lành và có học thức, luôn lắng nghe và chia sẻ với tôi…

Nếu nhìn bề nổi, thật sự tôi đang có một cuộc sống tuyệt vời hơn so với rất nhiều bạn. Nhưng "ở trong chăn mới biết chăn có rận", ngay từ bé tôi đã hiểu, mãi mãi tôi sẽ không thể có một gia đình trọn vẹn, thật đau khổ là lại vì chính mẹ mình.

Hồi tôi còn đang bập bẹ đi học mẫu giáo đến khi trưởng thành, mẹ đã luôn là một người vô cùng nghiêm khắc với từng hành động của tôi.  Nếu trót làm sai chuyện gì đó hay không buộc tóc theo ý mẹ, việc nhà chểnh mảng, cắt thái thịt không đúng theo thớ thịt thì những cơn ác mộng đòn roi , cái cốc đầu, bị quỳ của mẹ lại bắt đầu giáng xuống người tôi và câu " không biết kiếp trước tao làm gì mà bây giờ mày hành hạ tao khổ như vậy" lại được tru lên theo vần điệu.

 Là đứa trẻ tôi nào có hiểu câu nói đó, nó đã ảnh hưởng và đi vào tâm não suốt cuộc đời của tôi và lại truyền  kiếp đến mỗi khi tôi bị áp lực của cuộc sống hiện tại câu cửa miệng vô thức đó lại được phát ra với các con tôi.



 Tôi bị ảnh hưởng nhiều, nên nghĩ lại tôi ân hận lắm. Vì không được giáo dục với các  phương pháp dạy con mà chỉ theo lối nhận thức của gia đình nên sự  ảnh hưởng của nền độc trị, gia giáo, bảo thủ, áp đặt, tuân thủ theo hướng 1 chiều. Sự chỉ bảo 1 chiều áp đặt đã làm thui chột những sáng tạo, phát triển thông minh của  các con tôi. Nếu tôi gần gũi ấp áp vuốt ve dạy bảo tình cảm với các con thì  các con tôi sẽ thành công và mạnh dạn sáng tạo hơn trong cuộc sống , học tập, công việc.

Mẹ đánh tôi dường như không hề biết mỏi, những vết thâm tím khắp mình mẩy, những cái tát khiến tôi điếng người, và đáng sợ hơn nữa là những lời mắng mỏ của mẹ tôi, trời ơi thật quá sức tưởng tượng, ngay cả hiện tại tôi cũng không thể nào chịu đựng nổi. Và tôi cũng không ngờ tôi lại áp dụng đối với các con của tôi như vậy. Nếu tôi còn ở Việt Nam thì tôi sẽ không biết được sự khiếm khuyết của mình và cứ như đường mòn theo cách dạy dỗ của mẹ thế nào thì lại đem ra áp dụng dạy con như thế.

Khi biết được phương pháp dạy con của Mỹ thì tôi như người mẹ tội lỗi. Tội của mình không thể nào tha thứ được, cho dù chỉ có mình tôi biết, đổ lỗi do hoàn cảnh , và khó khăn lúc đó cũng không làm  vơi đi nỗi dằn vặt  đau khổ của bản thân  
Tôi có lỗi với các con của mình, bây giờ muốn sửa và muốn làm lại cũng không thể làm được. Chỉ mong viết ra làm bài học và răn mình mà thôi.

Thời gian  bận rộn công việc, học hành, con cái gia đình cũng làm tôi quên đi phần nào ký ức tuổi thơ. Nhưng có lời nói, hành động  đi theo tôi suốt cả tuổi thơ, trở thành một vệt đen kí ức mà tôi không thể nào quên. Nhất là mẹ đối xử không công bằng giữa chị em chúng tôi. Và tôi lúc nào cũng như  đứa con không phải do mẹ đẻ ra. Điều này không chỉ tôi cảm nhận mà các Dì, em trong họ hàng đều bức xúc hộ tôi.
Từ bé cho đến tận bây giờ chưa bao giờ mẹ có những lời nói  hay chúc mừng cho tôi  vào ngày tết hay sinh nhật. Chưa bao giờ tôi có được món quà hay quần áo mới mẹ mua...
Đó là điều tôi cảm thấy tủi thân và buồn nhất khi Ba tôi qua đời. Và hiện nay mẹ tôi lại càng thể hiện sự bất công hơn lúc nào hết.
Tôi nghiệm ra rằng, khi con cái đã lớn không nên xen vào cuộc sống gia đình của các con quá nhiều. Có thương con thì chỉ nên đưa ra ý kiến tham khảo và nêu ý tưởng khách quan mà thôi.

  • Trong ký ức của tôi,  do Bố mẹ xen vào cuộc sống riêng  tư của tôi  quá nhiều  nên gia đình nhỏ của tôi có những đổ vỡ.  Khi chưa lập gia đình tôi sống và luôn luôn nghĩa vụ hầu hạ bố mẹ và em như 1 người ở.  Có lần anh ấy sang chứng kiến cảnh tôi tắm cho em gái tôi khi đó đổ nước sôi vào chậu mà cái tay cầm  của ấm nước bị mất con ốc nên nó chệch và bắn tí xíu nước nóng  vào người em tôi. Mẹ nghe thấy tiếng khóc thét lên thì ra ngay và liên tiếp những cái tát, và cú đánh vào đầu trước mặt người yêu tôi. không cần nghe giải thích.Khi đó người yêu tôi bảo sao em khổ thế? anh sẽ đưa em về nhà anh cho em đõ vất vả nhé. Và tôi ưng thuận xin Bố mẹ làm đám cưới. Nhưng mẹ không đồng ý, 
  •       Năm 1980 chúng tôi ăn hỏi chuẩn bị làm đám cưới, nhưng mẹ không cho cưới bảo 2 năm sau?  và nói 1 câu làm tôi đau đớn tới bây giờ " Mày mót cưới lắm hả?"thông thường VN đám hỏi chỉ xảy ra trước đám cưới vài tháng thôi. Thế là vì sợ mẹ mà chồng tôi bảo cứ đi đăng ký kết hôn, và chúng tôi ra Phường làm lễ dăng ký kết hôn với sự chứng kiến của Bố mẹ chồng vào năm 81. Và mãi cuối năm 82 chúng tôi quyết định sẽ có con thì mới được cưới và ở chung.
  • Khi lấy chồng lần 1,   chồng tôi làm ăn phát đạt , chồng tôi bảo ở riêng mua nhà, thì do sự tin tưởng Bố mẹ bảo trông nhà, bố mẹ cho nhà để làm tài sản riêng. Chúng tôi đầu tư tiền của công sức làm mới , xây cao, rộng hơn. Nhưng cuối cùng thì bố mẹ đổi ý và chiếm toàn bộ công sức cũng như tiền bạc của 2 vợ chồng chúng tôi.
  • Khi chồng ở nhà vợ, chồng tôi luôn biết điều lo cho các em, khi đó em út mới học lớp 2, hàng ngày anh ấy vẫn đưa đi đón về. Sáng chủ nhật hàng tuần công việc đầu tiên của anh ấy là giặt 1 chậu quần áo trong và ngoài cho cả gia đình vợ, sau đó mang 2 xe đạp của bố mẹ vợ ra lau cho dầu vào xích. Mỗi sáng chủ nhật 2 vợ chồng muốn nằm ngủ với con lâu hơn 1 tý cũng bị mẹ vợ lên tận giường lột màn ra gọi hay chửi xéo. Đến bây giờ tôi cũng không biết có phải anh ấy ra nông nỗi này có phần đóng góp của mẹ không? nhưng nghe các Dì và các em họ cùng lên tiếng thì tôi cảm thấy đau lòng quá.
  • Khi lấy chồng lần 2, Bố mẹ cũng định áp dụng phương pháp áp chế như lần 1, nhưng chồng tôi là người ở xã hội Mỹ, nói thẳng , nói thật, nên ông bà khó xen vào ...Tuy nhiên khi chúng tôi ra đi , nhờ em trai bán hộ  1 số của cải thì cũng bị mẹ  lấy luôn mà không hoàn lại. 
  • Khi tôi đang tim hiểu lấy chồng lần 2, mẹ vẫn còn thái độ chiếm hữu coi tôi như trẻ mới lớn. Có Tết năm đó chúng tôi đi chùa Yên tử do về muộn, máy cellphone  tôi hết Pin tôi chưa kip gọi điện về và về muộn thì mẹ đã mắng nhiếc không tiếc lời, chẳng cần nghe tôi giải thích. Nhiều lúc tôi rất mệt mỏi và không muốn  liên hệ tình mẫu tử nữa.
  • Thế rồi thời gian qua đi, những oán hận mẹ tôi cũng dần nguôi ngoai, tôi và mẹ lại bình thường. Nhưng trong thâm tâm tôi không còn sự cảm phục và yêu mến sâu sắc nữa. Vì mẹ đã làm tổn thương quá mức đối với tôi.
  • Trước lúc ra đi bố tôi cũng tâm sự nỗi đau khổ dày vò của bố khi sống với mẹ ,tôi thương bố luôn phải chịu đựng mẹ, vì mẹ luôn áp đặt, suy nghĩ 1 chiều, và những cách ích kỷ, tham  lam và chỉ nói hay hơn làm tôi sợ sẽ làm gương ảnh hưởng tới các con tôi. Tôi thật sự sợ điều đó xảy ra như đã xảy ra với tôi.
  • Thực lòng, tôi viết ra chỉ để giải tỏa, còn tùy mọi người phán xét. Cứ cho tôi là kẻ bất hiếu khi nói mẹ vậy, hay nghĩ tôi là kẻ không ra gì khi "vạch áo xem lưng” đi, nghĩ tôi có mẹ mà không biết quý trọng, tôi sẽ chấp nhận hết.Tôi không thể tìm ra nơi để mình trút bỏ được những gì đã đè nén trong tôi suốt năm qua, vậy tôi thật sự cảm ơn vì đã lắng nghe tôi!

Thursday, January 12, 2012

Kinh nghiệm đọc hiểu thông tin trên bao bì thực phẩm ngoại

Kinh nghiệm đọc hiểu thông tin trên bao bì thực phẩm ngoại


 Nhóm thực phẩm đóng gói sẵn có lợi thế là tiện dụng. Để tối ưu lợi ích sử dụng, khi mua cần đọc kỹ nhãn mác, đặc biệt là các số liệu về dinh dưỡng cũng như thông tin liên quan, nhất là khi chúng được ghi bằng tiếng Anh.





1. Phần ăn (Serving Size)

Serving Size có thể hiểu là một phần ăn theo quy định (hay một suất ăn), có chứa số lượng calo nhất định. Ví dụ, một phần cơm hay mì là nửa bát, cách tính calo theo phần ăn là để giúp người sử dụng biết lượng calo khi tiêu thụ, đặc biệt là calo từ mỡ. Ví dụ, một túi khoai tây chiên có chứa 150 calo/phần ăn, nhưng cả túi này là 3 phần ăn, nghĩa là có chứa tới 450 calo.



2. Giá trị dinh dưỡng hàng ngày (Percent of Daily Value)



Percent of Daily Value (Tạm dịch là giá trị dinh dưỡng hàng ngày) hay gọi tắt là % DV là các thông số về dưỡng chất ghi trên bao gói thực phẩm. Ví dụ, trên bao bì ghi 15% can-xi, nghĩa là một phần ăn có chứa 15% can-xi cơ thể cần mỗi ngày. Chỉ số %DV được tính cho một người đàn ông ít vận động, tiêu thụ 2.000 calo/ngày.



Nhóm phụ nữ vận động nhiều, đàn ông hoạt động vừa phải, trẻ nam tuổi thiếu niên đang lớn cần 2.500 calo/ngày. Ví dụ một phần ăn 1/2 cốc sữa tách mỡ cung cấp cho người lớn khoảng 3% %DV lượng mỡ và 11% DV chất xơ mỗi ngày cho cơ thể theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).



3. Mỡ (Fat)



Mỡ hay chất béo là thành phần không thể thiếu trong các loại thực phẩm đóng hộp. Nhưng quan trọng hơn là chú ý đến số lượng của các loại chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa đa, chất béo bão hòa đơn và mỡ trans-fat (mỡ chiên đi chiên lại). Nên sử dụng thực phẩm có chứa ít chất béo và mỡ trans-fat. Nên nhớ, trên bao bì có ghi "fat-free" (không có chứa chất béo) không có nghĩa là không có calo (calorie-free) mà thực tế rất nhiều thực phẩm có ghi kí hiệu này đã được bổ sung thêm đường.



4. Cholesterol



Cholesterol là loại hóa chất giống như chất béo, thành phần thiết yếu của màng tế bào, bao gồm các sợi tế bào thần kinh và khối vật liệu của các loại hoóc-môn. Chỉ có sản phẩm động vật mới có chứa cholesterol. Người lớn nên hạn chế mỗi ngày khoảng 300g cholesterol, nếu lạm dụng nhiều cholesterol thì cholesterol trong máu sẽ tăng cao (quen gọi mỡ máu), làm tăng rủi ro mắc bệnh tim mạch.



5. Muối (Sodium)



Theo khuyến cáo của giới dinh dưỡng thì người lớn nên dùng 2.300mg muối, ăn quá nhiều sẽ làm tăng bệnh huyết áp. Theo USDA, thực phẩm có hàm lượng muối thấp, thì mỗi xuất chứa dưới 140mg muối. Một xuất ăn sáng hoặc xuất ăn nhanh có chứa khoảng 1.000 mg muối, tức là gần một nửa lượng muối quy định mỗi ngày.



6. Kali (Potassium)



Đây là loại khoáng chất rất cần cho cơ thể, mỗi ngày cơ thể người lớn cần khoảng 4.700mg để duy trì huyết áp ở ngưỡng tối ưu. Nếu kali quá thấp có thể gây bệnh tim mạch.



7. Carbohydrate toàn phần (Total Carbohydrate)



Rất đa dạng, từ ngũ cốc thô (carb tốt) cho đến đường và các loại carb tinh lọc (carb không có lợi), nên chú ý đến chỉ số đường và chất xơ.



8. Chất xơ ăn được (Dietary Fiber )



Trung bình, người lớn mỗi ngày nên ăn từ 21-35g chất xơ. Đáng tiếc, phần lớn không đáp ứng được yêu cầu này. Khi mua bánh mì hay đồ ăn nên đảm bảo trên 3g chất xơ/xuất ăn. Chất xơ hòa tan hay không hòa tan đều có lợi trong việc bảo vệ và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.



9. Đường (Sugars)



Đây là loại carbohdrate đơn, như glucose, dextrose fruetose và galactose..., tất cả đều có hàm lượng dưỡng chất thấp, thường được người ta bổ sung để làm tăng hương vị, dễ ăn, nên dùng thực đơn càng ít đường càng tốt.



10. Prôtít (Protein)



Thông thường mỗi ngày, 1 pound trọng lượng (0,45 kg) cơ thể cần khoảng 45g protein (có nghĩa là 68 gam/ngày protein cho một người nặng 68kg). Nếu phụ nữ đang cho con bú hoặc lao động nhiều thì có thể tăng lên đôi chút, kể cả những người ăn chay cũng nên cung cấp đủ nhu cầu protein cho cơ thể mỗi ngày.

Monday, January 9, 2012

Số mệnh và tính cách sẽ thay đổi số mệnh .

Khi sinh ra, số phận đều đã dành cho mỗi người một vị trí đứng trong cuộc sống, trong cuộc sống cần phải cố gắng, nhưng đừng nên quá bon chen.

Friday, January 6, 2012

Những món ăn làm hạ LDC .

Những chất béo có lợi cho cơ thể

Bạn không cần phải loại bỏ tất cả các loại chất béo từ chế độ ăn uống của mình cho dù bạn đang cố gắng cắt giảm lượng calo, quan trọng là nên ăn các chất béo có lợi.



Nếu bạn đang cố gắng để cắt giảm lượng calo trong ngày, bạn ngay lập tức trở nên nhạy cảm hơn với cảm giác thèm ăn. Thèm ăn một dấu hiệu chứng tỏ chắc chắn rằng bạn đang thiếu một số chất dinh dưỡng thiết yếu trong chế độ ăn uống của mình, và với những người ăn kiêng thì chất dinh dưỡng này thường là chất béo.

Nhiều người nghĩ rằng, ăn kiêng nhiều thực phẩm như dầu ô liu, bơ và các loại hạt để tiết kiệm năng lượng, tránh béo phì nhưng thực chất điều này có thể là một sai lầm rất lớn. Loại bỏ những loại thực phẩm quan trọng này ra khỏi chế độ ăn uống có thể khiến bạn càng cảm thấy đói hơn và có nguy cơ ăn nhiều hơn. Vì vậy, thêm một loại chất béo lành mạnh trong mỗi bữa ăn trong suốt cả tuần sẽ giúp bạn ít đói hơn và bằng lòng với mỗi bữa ăn.

Dưới đây là một số trong những nguồn chất béo lành mạnh tốt nhất mà chúng ta có thể bổ sung hàng ngày. Đừng cắt giảm hoàn toàn những thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn của mình vì nghĩ rằng những thực phẩm này là "xấu" cho dù nó chứa ít chất béo.

 Dầu ôliu
Chỉ cần một muỗng canh dầu ô liu trộn với rau xà lách hoặc dùng với các món rán là đủ cho bữa ăn của bạn. Dầu ôliu không chứa chất béo gây tắc động mạch như trong các loại dầu ăn khác, và thêm nó vào bữa ăn khỏe mạnh của bạn, bạn còn cảm thấy no lâu hơn.

. Quả óc chó Quả óc chó chứa cả protein và chất béo, và rất cần thiết cho tóc, móng và da khỏe mạnh. Chỉ cần một vài quả óc chó có thể làm cho bạn cảm thấy no hơn và không có cảm giác đói cồn cào. Ngoài ra, quả óc chó có ít hơn 100 calo, nên nó có thể được xếp vào danh sách các món ăn nhẹ trong bất kì chế độ ăn nào.
 Hạt lanh Hạt lanh là một nguồn tuyệt vời của Omega-3. Hạt lanh và dầu hạt lanh còn là một nguồn bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho bữa ăn nhẹ và bữa ăn chính. Thêm hạt lanh vào sữa chua hoặc sinh tố, và sử dụng dầu hạt lanh trong nấu ăn hoặc nướng bánh là những cách bổ sung chất béo lành mạnh này theo nhu cầu hàng ngày của bạn.
 Mỡ cá Cá ngừ và cá hồi là hai loại thực phẩm có chứa một lượng chất béo lành mạnh mà bạn có thể ăn vào bữa tối. Cả hai loại thực phẩm này đều có chứa Omega-3 và các axit amin thiết yếu, giữ cho bạn cảm giác no lâu hơn sau các bữa ăn, và thậm chí có thể giúp bạn giảm cân. Hãy chắc chắn rằng bạn đang thưởng thức ít nhất một hoặc hai khẩu phần mỡ cá mỗi tuần để giữ cho da, tóc của bạn, và thậm chí cả bộ não của bạn trong luôn khỏe mạnh.


Bạn không cần phải loại bỏ tất cả các loại chất béo từ chế độ ăn uống của mình cho dù bạn đang cố gắng cắt giảm lượng calo. Trong thực tế, quan trọng là bạn ăn nhiều hơn các chất béo có lợi khi bạn đang ăn kiêng, bởi vì các chất béo này không làm bạn tăng cân mà thậm chí còn làm cho tóc, da và móng tay của bạn đẹp hơn.Tuy nhiên, cũng như bất kì loại thực phẩm nào, nếu ăn quá nhiều cũng sẽ không có lợi cho cơ
1.uống nước thanh lọc chất độc của cơ thể :1 cốc nước lọc ấm sau khi thức dậy để bắt đầu ngày mới.
                                                                  1 cốc nước ấm ngay khi đến văn phòng bắt đầu công việc.

-                                                                10 giờ sáng, tiếp tục uống một cốc nước ấm. Lúc này có thể là nước lọc hoặc trà hoặc nước hoa quả.

                                                                 sau ăn trưa, hãy uống một cốc nước để tăng cường tiêu hóa.

-                                                             16 giờ uống một cốc nước lọc ấm hoặc trà hoặc nước khoáng mặn để thúc đẩy nhu động đường ruột.

-                                                             Trước khi rời văn phòng, uống một cốc nước để tạo cảm giác no. nhớ uống nước lọc để làm loãng máu và giúp lưu thông máu.

Cà tím có chứa rất nhiều chất có lợi cho sức khỏe, nhất là khả năng giúp cơ thể loại bớt cholesterol thừa.
có rất nhiều món ăn đặc biệt hấp dẫn với nguyên liệu là cà tím. Cà tím có vị ngọt đậm đà mà lại rất thanh, ăn mãi cũng không thấy ngấy. Sự kết hợp của cà tím với các nguyên liệu đa dạng như lá tía tô, thịt ba chỉ, nước dừa theo phong cách ẩm thực Việt Nam hay với sốt cà chua, pho mát, thịt bò theo phong cách ẩm thực Châu Âu đều mang đến cho món ăn sự hấp dẫn khó chối từ.


Món cà tím nướng dù đơn giản, nhưng không kém phần thơm ngon. Miếng cà tím ngọt thanh, mềm rục mà không vỡ nát, ngấm đều sốt nước vừa ngọt vừa béo ( dầu oliu) rất thích hợp cho các bữa tối mùa đông
Bổ sung cho cơ thể nguồn dưỡng chất dồi dào này thường xuyên chính là một cách duy trì sức khỏe thông minh.

Củ cải tốt cho da: Khi biểu hiện: Da khô, xỉn màu, xuất hiện các vết đốm trên mặt da

Được coi là loại “nhân sâm” thứ 2. Củ cải chứa nhiều nước, protid, glucid, celluloz và các loại vitamin A, B, C, allyl isothiocynat, oxalic acid... có tác dụng tốt trong việc cung cấp ô-xy, thúc đẩy tuần hoàn máu cho các mao mạch dưới da, giúp da mềm mại và sáng đẹp hơn. Cách chế biến: Luộc, hấp, nấu canh...

Tỏi tây tốt cho mắt khi biểu hiện: Nhức, mỏi, khô, mờ mắt, phù nề giác mạc
Tỏi tây qua chế biến có công dụng tốt trong việc giải phóng vào đào thải thành phần chất lưu huỳnh, từ đó ngăn ngừa sự “cạnh tranh” của hợp chất này với các nguyên tử ô-xy trong cơ thể, đặc biệt đối với đôi mắt.

Cách chế biến: Bỏ rễ, rửa sạch nấu canh soup, xào thịt bò hay cá phi lê.

Rau diếp tốt cho tuyến tụy biểu hiện: mệt mỏi, tăng đường huyết ,việc thiếu ô-xy lâu ngày có thể làm giảm độ “mẫn cảm” của tuyến tụy đối với việc sản xuất chất insulin trong cơ thể và giảm khả năng tuần hoàn máu, từ đó dễ gây nên bệnh tiểu đường.

Rau diếp có tác dụng tốt trong việc kích thích và điều hòa tuyết tụy sản sinh chất insulin. Ngoài ra, thường xuyên ăn rau diếp cũng giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất glucose, từ đó cải thiện việc cung cấp ô-xy cho hoạt động của các tế bào và kiểm soát được lượng đường trong cơ thể.

Cách chế biến: Rau diếp chỉ nên rửa sạch, khử trùng và ăn sống. Việc luộc hoặc nấu ở nhiệt độ cao sẽ làm phá hủy các loại enzym tốt có trong loại rau này.

Bí đỏ  Và tại sao nên ăn vào mùa đông ?Tại sao bí đỏ về mùa đông lại tốt hơn, cho dù vào mùa thu, nhiều loại bí cũng rất phát triển?
Mùa đông có những loại thực phẩm đặc trưng riêng, ví dụ như bí ngô (bí đỏ). Vào mùa này, bí ngô không những rất giàu dinh dưỡng mà thậm chí còn có thể giúp kiềm chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư.

. Giàu vitamin Bí ngô mùa đông rất giàu beta carotene, nên nó cung cấp cho cơ thể chúng ta nhiều vitamin A quan trọng, tốt cho sự phát triển thị lực, phát triển xương, và sinh sản. Số lượng beta carotene thay đổi theo cường độ màu sắc của ruột bí.
 Ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư Trong khi các tế bào bình thường "lắng nghe" để hòa hợp với các tế bào khác xung quanh chúng thì các tế bào ung thư lại bị cản trở "giao tiếp" với các tế bào khác và hoạt động một cách độc lập. Các nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu ung thư của Hawaii cho thấy rằng, sự giao tiếp giữa các tế bào cho phép chuyển đổi những tín hiệu ức chế tăng trưởng từ các tế bào bình thường đến các tế bào bất thường. Carotenoid Beta carotene và các carotenoid khác có trong bí đỏ có thể thay đổi những gen này và khuyến khích các gen liên lạc với nhau, giúp ngăn chặn sự tăng trưởng của các tế bào ung thư.
 Tránh đục thủy tinh thể Bí ngô cũng là một phần của gia đình nhà bí, nên nó đặc biệt phong phú về các sắc tố lutein và zeaxanthin. Một nghiên cứu năm 2008 đã theo dõi hơn 35.000 phụ nữ trong khoảng 10 năm thì thấy những phụ nữ có bổ sung bí đỏ trong chế độ ăn uống của mình thì sẽ có nguy cơ bị đục thủy tinh thể thấp hơn 18% so với những người không ăn hoặc ăn rất ít.
 Giảm nguy cơ của sỏi mật Hàm lượng cao của các chất béo trung tính (hình thức phổ biến nhất của chất béo cơ thể) và mức giảm cholesterol HDL ( cholesterol có lợi) có thể làm tăng nguy cơ sỏi mật. Tuy nhiên, tin vui là, theo một nghiên cứu gần đây của Mỹ thì một chế độ ăn uống giàu magiê sẽ giúp giảm nguy cơ này. Một bát bí đỏ (250 ml) của sẽ có có khoảng 28% lượng magiê cần thiết cho cơ thể hàng ngày.
 Kiểm soát huyết áp Bổ sung nhiều kali có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp, và giảm huyết áp ở những người vốn sẵn có bệnh huyết áp cao. Đây cũng là một lý do để chúng ta ăn bí đỏ về mùa đông. Một bát bí đỏ (250 ml) cung cấp khoảng 16% lượng kali bạn cần mỗi ngày.
 Bổ sung protein Hạt bí ngô nướng, vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng. 30 gr hạt bí có 7 gram protein (bằng với đậu phộng) và cung cấp 4 mg sắt, chiếm 20% lượng protein và sắt cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Ngoài ra bí đỏ còn tác dụng rất tốt trong việc chống thiếu máu, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn rất nhiều
Cần tây : Ngoài tác dụng làm giảm huyết áp và giảm LDC , cholesterol, cần tây còn được biết đến như một loại thần dược giúp điều trị các căn bệnh sau.
Giúp lợi tiểu Cần tây chứa nhiều các thành phần giúp lợi tiểu, kích thích tuyến thượng thận, giải nhiệt, lợi tiểu, thông mật thông qua việc loại bỏ các thành phần can-xi dư thừa trong cơ thể.
1 ly nước ép cần tây trước khi đi ngủ có thể giúp làm giảm tới 85.7% nguy cơ mắc các bệnh bài tiết, trong đó có chứng tiểu khó.
Chống ung thư Cần tây chứa nhiều chất xơ và các chất chống ôxy hóa có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư đường ruột. Tác dụng tăng cường tiêu hóa của cần tây còn giúp làm giảm sự tiếp xúc của chất độc thải loại của cơ thể với lớp niêm mạc đại tràng, từ đó giúp ngăn ngừa ung thư ruột kết.
Ngừa thiếu máu Loại thực phẩm này rất giàu khoáng chất sắt. Do đó, thường xuyên sử dụng cần tây sẽ giúp ngừa bệnh thiếu máu. Phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy nên ăn nhiều cần tây để bổ sung sắt và tái tạo các tế bào máu cho cơ thể.
Giải độc Cần tây có khả năng lọc máu vì loại tinh dầu trong loại thực phẩm này có tính kháng khuẩn rất mạnh. Người mới ốm dậy nên dùng cần tây để “thanh lọc” cơ thể.
Vào mùa đông lạnh hoặc khi thời tiết hanh khô, nước ép ần tây có tác dụng tốt trong việc phòng các bệnh bệnh phổi, viêm miệng họng.
Ngừa tiểu đường Chất xơ trong rau cần tây giúp gia tăng tính mẫn cảm của insulin làm hạ đường huyết, bảo vệ tuyến tụy, ngừa xơ cứng mạch, kiểm soát lượng đường trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa nguy cơ bệnh tiểu đường.

Thursday, January 5, 2012

Tăng cường hệ thống MIỄN DỊCH

Chế độ dinh dưỡng



Điều đầu tiên để có được một hệ miễn dịch khỏe mạnh là chế độ ăn uống cân bằng, nhiều vitamin và các chất dinh dưỡng. Có thể tham khảo một số loại thực phẩm sau:

Sữa chua – một hộp sữa chua có chứa nhiều probiotic, giúp tăng số lượng vi khuẩn có ích trong dạ dày, giúp hệ miễn dịch chống lại chứng đau bụng hành hạ.

Ngũ cốc tăng cường - Theo một nghiên cứu gần đây ở Anh, bữa sáng với ngũ cốc tăng cường là lựa chọn tuyệt vời giúp chống lại cảm cúm và cảm lạnh và thay thế những bữa sáng chỉ làm suy yếu khả năng miễn dịch. Một trong những bữa sáng chứa nhiều vitamin và ngũ cốc chính là ngũ cốc nhiều sắt. Nhớ kiểm tra xem loại ngũ cốc bạn đang dùng có nhiều vitamin và khoáng chất không nhé.

Trà xanh – các amino axit có trong trà xanh sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.

Tỏi – mặc dù tỏi không thể trực tiếp chữa bệnh cảm, nhưng thân tỏi chứa nhiều lưu huỳnh có thể giúp bệnh thuyên giảm, giúp nhanh chóng hồi phục.

Rau xanh và hoa quả nhiều màu sắc: giúp bổ sung cho cơ thể hàng tá chất chống ôxy hóa. Những chất này có trong thực phẩm, giúp bảo vệ các tế bào tránh bị phá hủy bởi các gốc tự do.
Bổ sung vitamin: Bổ sung multivitamin hàng ngày chính là hàng rào bảo vệ an toàn cho hệ miễn dịch mạnh khỏe. Một số chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với hệ miễn dịch bao gồm xê len, vitamin A, C, D, E, kẽm, và ma giê.
Lối sống
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các lựa chọn phong cách sống, như hút thuốc, uống rượu hay stress có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Hút thuốc phá hoại những sợi lông nhỏ bé trong mũi và đường hô hấp vốn bảo vệ mũi tránh khỏi những bụi bẩn và vật thể lạ tấn công. Rượu làm suy yếu các tế bào máu và làm hệ miễn dịch trở nên yếu thế khi chống lại vi khuẩn. Căng thẳng và lo lắng tăng lượng vỏ não, tiếp đến gây áp lực lên hệ thống miễn dịch. Thiếu ngủ cũng làm suy giảm hệ miễn dịch bởi không có đủ thời gian nghỉ ngơi sẽ làm giảm khả năng sản sinh các tế bào bạch cầu chống vi khuẩn.
Một nghiên cứu tiến hành trên mối quan hệ giữa hoạt động tình dục và sức khỏe ở những người trung niên. Kết quả cho hay những người có đời sống tình dục an toàn, lành mạnh và thường xuyên có sức khỏe dồi dào hơn những người có chiều hướng ngược lại.


Giữ thái độ tích cực: Những suy nghĩ tích cực sẽ khiến hệ thống miễn dịch cho cơ thể bạn được tăng cường. Một nghiên cứu của nhóm sinh viên luật khẳng định tinh thần lạc quan đồng nghĩa với hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
Luôn nở nụ cười: Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ. Theo các chuyên gia sức khỏe, tiếng cười sẽ mang lại cho bạn cảm giác sảng khoái và có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu nguy cơ mắc các loại bệnh.
Tập thể dục đều đặn: Đây là cách đơn giản nhất ai cũng có thể làm. Thường xuyên tập thể dục giúp giảm stress, giảm nguy cơ các bệnh tim mạch, loãng xương và các loại ung thư. Bạn có thể đạp xe, đi bộ, yoga, bơi lội hoặc chơi golf, tùy vào sở thích.
Với những gợi ý trên, hi vọng chúng ta sẽ biết cách tự bảo vệ hệ miến dịch của mình để có thể chiến đấu với tất cả bệnh tật mang lại sức khỏe dồi dào, đặc biệt trong tình hình thời tiết thường xuyên biến đổi như thế này.