Hà Ngọc Cư (Viết riêng cho Người Việt) Sở An Sinh Xã Hội (Social Security Administration, viết tắt là SSA) mới đây đã duyệt lại chính sách trả tiền hưu trí (social security benefits), xin đừng lộn với tiền trợ cấp SSI (tức Supplement Security Income, dành cho người cao niên và tàn tật). Tiền hưu trí (SSB) dành cho người từ 62 tuổi trở lên và đã làm việc được 40 quarters trở lên. Trước đây, Bộ Tài Chính Hoa Kỳ không cho phép sở SSA gửi tiền hưu cho công dân Hoa Kỳ nếu sống lâu dài tại một trong các nước Cuba, Cambodia và Việt Nam. Nghĩa là SSA sẽ giữ tiền hưu của họ và hoàn trả lại toàn bộ số tiền bị giữ lại đó khi đương sự trở về Mỹ hoặc tới một quốc gia không nằm trong danh sách bị Bộ Tài Chính yêu cầu phong tỏa. Nay Bộ Tài Chính Hoa Kỳ đã rút Việt Nam và Cambodia ra khỏi danh sách 3 nước nói trên, nghĩa là nếu ở lại Việt Nam lâu dài thì có thể yêu cầu sở SSA gửi “check” tiền hưu của mình về một địa chỉ ở Việt Nam. Nhưng cách nhận “check” an toàn nhất là yêu cầu SSA chuyển thẳng tiền hưu của mình vào trương mục (bank account) của mình. Có 3 ngân hàng Mỹ có chi nhánh ở Việt Nam là Citi Bank, US Far East National Bank và JP Morgan Chase Bank. Người nhận lương hưu có thể rút tiền ra từ các ngân hàng này tại Mỹ hoặc Việt Nam. Trong khi đó người lĩnh tiền SSI (dành cho người cao niên và tàn tật), dù có quốc tịch Mỹ đi nữa, vẫn bị ràng buộc bởi luật không được tiền trợ cấp SSI trong thời gian ở ngoài Hoa Kỳ. Như thế nào bị coi là ở ngoài Hoa Kỳ? Nếu không sống tại một trong 50 tiểu bang, hoặc thủ đô Hoa Thịnh Ðốn, hay Puerto Rico, U.S. Virgin Island, Guam,Northern Mariana Islands, American Samoa 30 ngày trở lên là bị coi như ở ngoài nước Mỹ. Do đó, nếu ai ra khỏi Mỹ quá 30 ngày trở lên là những ngày đó bị cắt tiền SSI, khi trở lại Mỹ phải sau 30 ngày mới được cấp SSI trở lại. Sau đây là một số thắc mắc chung về tiền hưu trí (xin nhắc lại tiền hưu trí khác với SSI, như đã nói ở trên). - Người có quốc tịch Mỹ sống ở nước ngoài Hoa Kỳ bao nhiêu lâu cũng được và không hề mất tiền hưu trí. - Nếu người được hưởng tiền trợ cấp vì là người góa chồng/góa vợ hay con vị thành niên của người thụ hưởng tiền hưu trí, mà không có quốc tịch Mỹ, thì phải sống ở Mỹ từ 5 năm trở lên thì tiền hưu trí “ăn theo” mới không bị cắt trong thời gian sống ở ngoài nước Mỹ. - Khi sống ở nước ngoài phải báo cho SSA (bằng điện thoại, thư) hoặc cho sứ quán Mỹ, nếu: thay đổi địa chỉ; làm việc ở nước ngoài; kết hôn; ly dị; nhận con nuôi; con không sống với bố, mẹ; con vị thành niên sắp đủ 18 tuổi vẫn còn đi học hay trở thành tàn tật; qua đời. Nếu hưởng tiền hưu theo chồng/vợ thì khi ly dị phải báo cho SSA biết. Ðiều đó không có nghĩa là mình sẽ bị mất tiền hưu “ăn theo vợ/chồng.” Nếu ở 62 tuổi trở lên và hôn thú đã được 10 năm trở lên và không lập gia đình mới thi dù có ly dị vẫn không mất tiền hưu (ăn theo vợ/chồng). Nếu lãnh tiền hưu theo vợ/chồng khi đủ tuổi hưu toàn phần thì tiền hưu ăn theo được 50% tiền hưu của người phối ngẫu. Tuổi hưu toàn phần là 65 nếu sinh từ 1937 trở về trước. Nếu sinh từ 1938 trở về sau thì tuổi hưu toàn phần là 65+2 tháng cho mỗi năm sau đó. Nếu lấy tiền hưu khi 65 tuổi (nếu tuổi hưu toàn phần là 66 tuổi) thì chỉ được 46%, 64 tuổi : 42%; 63 tuổi 37,5% và 62 tuổi chỉ được 35%. - Tiền trợ cấp cho con vị thành niên của người hưởng tiền hưu sẽ bị cắt khi đứa nhỏ đủ 18 tuổi ngoại trừ trường hợp nó vẫn còn độc thân và còn đi học toàn thời gian ở trường tiểu học hoặc trung học, hoặc bị tàn tật. - Công dân Hoa Kỳ hoặc thường trú nhân thì có thể 85% tiền hưu trí bị đánh thuế. Nếu tổng số lợi tức cá nhân từ $25,000 tới $34,000 thì 50% tiền hưu của mình sẽ phải đóng thuế, trên $34,000 thì 85% tiền hưu bị đánh thuế. Nếu vợ chồng khai thuế chung, nếu tổng số lợi tức của hai vợ chồng từ $32,000 đến $44,000 thì 50% tiền hưu bị đánh thuế, trên $44,000 thì 85% tiền hưu bị đánh thuế. - Tiền hưu tối đa của năm 2010 là bao nhiêu? Nếu quý độc giả đã 66 tuổi và lĩnh tiền hưu năm 2010 thì tiền hưu tối đa của bạn là $2,346/tháng nếu sau khi 21 tuổi năm nào cũng đóng FICA tối đa. Tiền FICA tối đa của năm 2010 là $106.800. (có nghĩa là cho dù bạn có lợi tức cả bạc triệu một năm thì bạn cũng chỉ đóng FICA cho $106,800 đầu của bạn thôi, số tiền sau $106,800 không bị đóng FICA.) |
Wednesday, March 3, 2010
Tin news 2010
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment