Tuesday, December 15, 2009

Thực phẩm chứa nhiều sắt








Sau sinh nở hay sạch kinh, cơ thể người phụ nữ thường mất đi một lượng máu nhất định. Thiếu máu có thể dẫn đến sự suy giảm một cách lâu dài chức năng hoạt động của buồng trứng, từ đó ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của nữ giới.







Vì vậy, việc bổ sung các thực phẩm có chứa chất sắt như gan động vật, thịt nạc, rau bina, súp lơ, nấm, cần tây, đậu xanh… sẽ giúp ngăn ngừa căn bệnh thiếu máu.







2. Sữa nóng thêm mật ong







Nếu thấy tắc kinh, đau bụng, khó chịu trong thời gian kinh nguyệt, hãy uống một ly sữa nóng có thêm chút mật ong vào buổi tối trước khi đi ngủ. Trong sữa chứa nhiều kali, khoáng chất này có tác dụng tốt trong việc giảm đau, tăng cường hoạt động của các hormone sinh sản tuyến nội tiết cũng như ngăn ngừa hiện tượng nhiễm trùng trong thời gian kinh nguyệt.







Ngoài ra, hàm lượng magiê trong mật ong có tác dụng ức chế thần kinh, giúp bạn loại bỏ sự căng thẳng, lo lắng và cải thiện giấc ngủ khi có kinh.







3. Thực phẩm giàu magiê







Phụ nữ trong độ tuổi trung và lớn tuổi, nhất là những người thường xuyên làm việc trí óc thường có xuất hiện căn bệnh đau nửa đầu.







Để đối phó với tình trạng này, hãy thường xuyên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày những thực phẩm chứa nhiều magiê như: đậu, chuối, đồ ăn hải sản… Ngoài ra, các món ăn chế biến từ cá béo sẽ giúp hoạt động của các hormone sinh dục nữ luôn ổn định, tránh bệnh đau nửa đầu hoặc các chứng trầm cảm khác.







4. Các sản phẩm từ đậu nành







Estrogen là một hormone sinh dục đặc biệt quan trọng của cơ thể nữ giới. Estrogen làm tăng lượng máu đến tử cung, thúc đẩy sự co bóp của tử cung, giúp tử cung hoạt động tốt hơn. Estrogen còn hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của nang trứng và tạo môi trường thuận lợi cho quá trình thụ thai.







Khi hàm lượng estrogen trong cơ thể phụ nữ giảm, chức năng tình dục, sinh sản cũng bị rối loạn. Và đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành là nguồn cung cấp các khoáng chất giúp thúc đẩy lượng estrogen trong cơ thể nữ giới.







500ml sữa đậu nành mỗi ngày là liều thuốc hiệu quả, có tác dụng tốt trog việc tăng cường chức năng nội tiết của cơ thể.







5. Tỏi







Tỏi được biết tới như một chất kháng sinh tự nhiên tốt nhất đối với sức khoẻ. Loại thực phẩm này chứa nhiều chất allicin và các hoạt chất lưu huỳnh có tác dụng diệt khuẩn rất hiệu quả mà không hề có các tác dụng phụ khác.







Ăn nhiều tỏi sẽ làm ức chế quá trình sinh sôi, phát triển của các vi khuẩn và nấm gây nên bệnh viêm nhiễm âm đạo.







6. Ngũ cốc và rong biển







Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các thực phẩm ngũ cốc dạng thô có tác dụng lưu thông máu, duy trì mức độ estrogen trong cơ thể, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan với tuyến vú.







Rong biển chứa nhiều iốt, có tác dụng kích thích sự bài tiết của các hormon tuyến yên, giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.







7. Thực phẩm giàu canxi







Các chứng minh đã cho thấy, cơ thể những người phụ nữ thiếu canxi sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng cao hơn tới 54% so với những phụ nữ bình thường khác.







Canxi có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và kìm hãm sự tăng trưởng của các tế bảo ung thư trong cơ thể. Vì vậy, cần chú ý bổ sung các thực phẩm giầu canxi vào các bữa ăn hàng ngày như: sữa và các chế phẩm từ sữa, đậu bắp, đậu nành, tôm, cá, trứng… Ở những phụ nữ lớn tuổi, lượng canxi cần nhiều hơn, khoảng 1.000mg/ngày.







8. Bổ sung acid folic







Việc thiếu axit folic có thể dẫn tới các bệnh vùng tử cung như: viêm nhiễm, ung thư cổ tử cung… Ngoài ra còn có thể gây nên những khuyết tật cho hệ thần kinh của cho thai nhi sau này.







Vì vậy , phụ nữ nên tăng cường bổ sung axi folic qua các thực phẩm như: gan động vật, rau bina, cải bắp, ngũ cốc, trứng, đậu nành…







Cũng cần chú ý, axit folic sẽ bị phá huỷ và mất đi ở nhiệt độ cao, do vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn khi chế biến những thực phẩm giầu axit folic, không nên đun trong thời gian dài và nhiệt độ nấu quá cao.









Một số món ăn bài thuốc từ đậu phụ




Theo y học cổ truyền, đậu phụ vị ngọt, tính mát, có tác dụng ích khí khoan trung, kiện tì, thanh nhiệt, giải độc. Nó được sử dụng trong các bài thuốc chữa cao huyết áp, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch... Sau đây là một số món ăn bài thuốc từ đậu phụ.









Bài 1



Đậu phụ 300 g, nấm hương 30 g, măng tươi 30 g, rau cải 10 g, dầu thực vật, xì dầu, bột đao, nước dùng và gia vị vừa đủ. Măng, nấm thái phiến; đậu phụ xắt thành khối vuông nhỏ rồi chần qua nước sôi, để ráo nước. Đổ dầu thực vật vào chảo, phi hành cho thơm rồi cho nấm hương, măng, đậu phụ, nước dùng, xì dầu và gia vị vào. Đun to lửa cho sôi, rồi lại tiếp tục dùng lửa nhỏ đun sôi liu riu cho đến khi đậu phụ ngấm gia vị. Cho rau cải và một chút nước bột đao vào, đảo đều nhẹ tay rồi bắc ra, dùng làm canh ăn trong ngày.



Công dụng: Bổ khí, sinh tân, làm hạ mỡ máu và chống ung thư. Dùng cho người cơ thể suy nhược, tì vị hư yếu, cao huyết áp, rối loạn lipid máu, thiểu năng mạch vành và các bệnh ung thư.





Ảnh minh họa (Ảnh ITN)





Bài 2



Đậu phụ 100 g, mộc nhĩ 15 g, dầu thực vật, hành, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Đậu phụ xắt thành khối vuông nhỏ, mộc nhĩ ngâm nước và làm sạch. Đặt chảo lên bếp, đổ dầu thực vật vào và phi hành, gừng cho thơm. Tiếp đó cho đậu phụ và một lượng nước vừa đủ, đun nhỏ lửa cho cạn bớt nước; cho mộc nhĩ, chế thêm gia vị rồi dùng làm canh ăn.



Công dụng: Ích khí hòa trung, sinh tân nhuận táo, thích hợp cho người bị cao huyết áp, vữa xơ động mạch, đau thắt ngực do thiểu năng mạch vành.



Bài 3



Đậu phụ 200 g, giá đậu tương 250 g, cải canh 100 g, dầu thực vật và gia vị vừa đủ. Giá đỗ và cải canh rửa sạch, cắt ngắn, đậu phụ xắt thỏi. Phi hành cho thơm rồi cho giá đỗ vào đảo nhanh, đổ thêm một lượng nước vừa đủ rồi đun to lửa cho sôi. Tiếp tục cho đậu phụ và cải canh vào, chế thêm gia vị, vặn nhỏ lửa nấu chín rồi dùng làm canh ăn.



Công dụng: Kiện tì ích khí, thanh nhiệt, giải độc, tư dưỡng thân thử. Thích hợp cho người béo phì, cao huyết áp, rối loạn lipid máu, vữa xơ động mạch, đau thắt ngực, suy nhược cơ thể, tì vị hư yếu.



Bài 4



Cua 500 g, đậu phụ 200 g, dầu thực vật, gừng tươi, xì dầu và gia vị vừa đủ. Cua rửa sạch, bỏ mai, giã lọc lấy nước cốt, đậu phụ xắt thành khối vuông nhỏ. Phi hành và gừng rồi đổ nước cua và đậu phụ vào, đun to lửa cho sôi, chế thêm gia vị, dùng làm canh ăn.



Công dụng: Thanh nhiệt, hoạt huyết, thích hợp cho người béo bệu, cao huyết áp, thiểu năng mạch vành, viêm gan, thưa xương, còi xương.



Bài 5



Đậu phụ 200 g, nấm mỡ hoặc nấm rơm 100 g, tỏi 25 g, tôm nõn khô 25 g, nước dùng, dầu vừng và gia vị vừa đủ. Đậu phụ xắt thành miếng, nấm rửa sạch, thái phiến, tỏi giã nát. Cho đậu phụ, nấm, tôm và muối vào nồi nước dùng đun sôi, vớt bọt, vặn nhỏ lửa đun kĩ rồi cho tỏi và gia vị vào, dùng làm canh ăn.



Công dụng: Bổ khí sinh tân, kiện tì ích vị. Thích hợp cho người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, các chứng ung thư.







--------------------------------------------------------------------------------





bài tập để tiêu mỡ bụng




Nếu làm cho bụng trên bớt được từ 2 đến 4kg mỡ, bạn sẽ đỡ mối lo về dư cholesterol, huyết áp cao và lượng đường dư trong máu. Bạn hãy tập một số động tác sau đây:





Bài 1: Gập đầu và cổ. Nằm ngửa, chân hơi co, hai bàn tay để dưới đầu. Giữ lưng áp vào sàn, cố nhấc đầu và vai lên khoảng 30 độ.



Chú ý: Giữ cho đầu, cổ và cột sống trên một đường thẳng. Khi nhủn người lên từ từ, hít vào và đếm tới 5 rồi lại từ từ nằm xuống. Làm lại động tác này từ 10 đến 15 lần, bạn sẽ thấy tác dụng ở các bắp thịt của bụng.



Bài 2: Khoanh tay, ngồi dậy. Nằm ngửa, đầu gối co, hai tay bắt chéo trước ngực, bàn tay phải nắm vai trái, bàn tay trái nắm vai phải. Cong người để ngồi dậy, rồi lại nằm xuống từ 10 – 15 lần.



Bài 3: Bàn tay sau cổ, ngồi nhổm dậy – Hai bàn tay để dưới gáy, các ngón tay đan vào nhau. Nằm ngửa, đầu gối co lại, hai bàn chân hơi cách xa nhau. Cong người ngồi dậy đụng khuỷu tay phải vào đầu gối trái. Nằm xuống, nhổm dậy, đụng khuỷu tay trái vào đầu gối phải (trong khi làm động tác này chú ý hai tay không kéo đầu về phía trước). Làm động tác từ 10-15

No comments: