Monday, December 21, 2009

“Việt Nam đang trong thời chuyển đổi sinh dưỡng, từ thiếu sang thừa, và đây chính là nguồn cơn khiến cho bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) trong cộng đồng ngày một tăng”. GS-VS Phạm Song - Chủ tịch Tổng hội y học Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Y Tế khăng đinh như vậy khi bàn về căn bệnh hiểm nguy này. Theo ông, những con số bất lợi về căn bệnh phải được người dân hiểu thấu đáo, để tự phòng chống bệnh.








GS.VS Phạm Song - Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam



Thưa GS, thống kê năm 2001, tỷ lệ người mắc bệnh ĐTĐ tại Việt Nam tại khu vực nội thành là 4%. Đến năm 2008, con số này đã tăng 5,7%, tức khoảng 4,5 triệu người. Biến chứng của bệnh ĐTĐ luôn là à nguyên nhân gây đột quỵ và tử vong cao nhất ở người bệnh. Số liệu như vậy nhưng dường như người dân Việt Nam vẫn chưa ý thức đúng đắn về sự nguy hiểm của căn bệnh này?



Đúng vậy. Theo tôi, nguyên nhân là do bệnh ĐTĐ có hai thể. Nếu như ở thể 1, khi lâm sàng rõ ràng như ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều thì người ta dễ nghĩ tới bệnh hơn. Song số biểu hiện này rất ít mà phần lớn tập trung ở thể 2. Theo báo cáo hiện nay của bệnh viên nội tiết TƯ, đến 67% người bệnh biết mình bị bệnh ĐTĐ là do biến chứng. Điều đó có nghĩa, người dân chỉ biết tới bệnh khi có biến chứng và do đó trong cộng đống, ý thức về bệnh còn rất thiếu và yếu. Tôi lấy ví dụ, nếu như người dân tự nhiên thấy rụng răng, hay đột nhiên nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, đột quỵ… đi thử đường huyết mới biết mình bị ĐTĐ. Thể hai diễn biễn rất trầm lặng, không có biểu hiện ra bên ngoài, và thế mới là nguy hiểm.



Hiện nay, nhận thức trong toàn xã hội chưa được nâng cao. Khi có biến chứng rồi mới biết mình ĐTĐ. Chính vì vậy, mới đây, Chính phủ đã chính thức coi bệnh ĐTĐ là bệnh xã hội đưa vào chương trình mục tiêu quốc gia để dựa trên cơ sở đó nâng cao nhận thức của toàn dân thông các cách dự phòng như: Phát hiện sớm bệnh ĐTĐ hay gọi dự phòng cấp 1, qua đó dùng thực phẩm chức năng, tiết chế ăn uống, thể dục để phòng bệnh ĐTĐ. Còn nếu phát hiện bệnh ĐTĐ, chắc chắn phải dự phòng biến chứng bằng cách khống chế đường huyết dưới mức cần thiết. Chúng ta đã biết, biến chứng của bệnh ĐTĐ hiện nay rất đáng sợ, chắc chắn sẽ giảm thị lực và mù lòa, suy thận và lở loét chân dẫn đến phải cắt cụt chi.



Đó phải chăng là thông số cứ 30 giây lại có 1 người mắc bệnh ĐTĐ bị cắt cụt chi, mỗi ngày có 5.000 người mất khả năng nhìn do biến chứng về mắt, mỗi năm có khoảng 3,2 triệu người chết vì các bệnh liên quan tới ĐTĐ… Thưa GS, vậy phải làm thế nào để thay đổi nhận thức của người dân về căn bệnh?



Thế giới đã tổng kết có ba nhận thức về sức khỏe. Đó là sức khỏe phải là vốn quý giá nhất mà điều này người lớn tuổi mới cảm được được hết còn lại đại bộ phận con người đều coi sức khỏe là tự nhiên. Tiếp đên, sức khỏe là động lực để phát triển kinh tế xã hội và cuối cùng sức khỏe tạo ra hạnh phúc con người. Theo tôi, cả ba vấn đề này, nhiều bộ phận người dân Việt Nam chưa nhận thức được sâu sắc ý nghĩa của nó.



Chúng ta đều biết, lớp trẻ thường phung phí sức lực của mình quá đáng. Trong khi đó, muốn phòng bệnh ĐTĐ thì phải tiết chế chế độ ăn uống, đảm bảo cân nặng chiều cao, điều này không phải ai cũng làm được. Xã hội hiện nay đầy ma lực hấp dẫn, mà không phải ai cũng đầy đủ nghị lực vượt qua. Nên nhớ rằng, người bệnh ĐTĐ chỉ cần ăn thêm một bát cơm, uống thêm một cốc bia, là đường huyết tăng, là biến chứng. Mà đòi hỏi sư kiên chì và sự điều tiết thì thực khó.



Thêm nữa, mức sống bây giờ thay đổi quá rõ rệt, cũng là nguy cơ mắc bệnh thêm. Như thế hệ chúng tôi, trước đây ăn uống đêu thiếu cả, đến bây giờ, cuộc sống thay đổi, tủy đã quen với chế độ thiếu thốn lại chuyển sang chế độ đầy đủ, chưa kể là dư thừa, nên bị ĐTĐ cũng là dễ hiểu. Đời sống kinh tế phát triển, sẽ nhiều bệnh nhân hơn. Chúng ta đang ở thời kỳ chuyển đổi dinh dưỡng, đương thiếu chuyển sang thừa, nguy cơ mắc bệnh càng tăng.



Muốn thay đổi nhận thức ư? Phải tích cực tuyên truyền trong cộng đồng dân cư. Phải khiến mọi người biết trân trọng sức khỏe là niềm hạnh phúc của bản thân và gia đình. Phải tích cực thể dục, điều tiết ăn uống… Thêm nữa, khi mắc bệnh ĐTĐ, phải tuyên truyền cho người dân sử dụng thuốc hợp lý. Theo tôi, phòng cũng như chống, đều quan trọng như nhau.







Thưa GS, sắp tới Tổng hội Y học Việt Nam và Công ty CP Truyền thông và Đầu tư Việt Nam (CIC) sẽ tổ chức thử test bênh ĐTĐ cho 15.000 người tại 3 TP là Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM. GS có cho rằng phát triển các hình thức truyền thông tuyên truyền căn bệnh cần gắn với những chương trình thiết thực như trên?







Đúng là Tổng hội Y học Việt Nam và CIC sẽ tổ chức sự kiện như này. Đây là một trong những chuỗi sự kiện mà Bộ Y tế muốn khuyến cáo người dân về căn bệnh “chết người” này. Thậm chí, Chính đưa bệnh ĐTĐ vào chương trình mục tiêu quốc gia bắt buộc Bộ Y Tế truyền thông và sang lọc căn bệnh. Do vật, trong năm 2009, chúng tôi sẽ tổ chức xét nghiện đường huyết miễn phí, quy mô lớn cho người dân. Bên cạnh đó, các bên sẽ tổ chức các mạng lưới, tuyên truyền cổ động cho bệnh ĐTĐ. Chúng tôi khuyến khích hững người mắc bệnh ĐTĐ cần nên tổ chức những CLB ĐTĐ, để cùng nhau động viên, truyền đạt , hỗ trợ nhau đầy lùi căn bệnh. Nói gì chứ làm gì hiện nay đều phải có tiền. Ngoài sự hỗ của Chính phủ, của các nhà tài trợ, chúng tôi sẽ thành lập Quỹ chống các bệnh hiểm nghèo, bắt đầu từ bệnh ĐTĐ, sau này nếu làm tốt có thể hướng tới bệnh viêm gan B, rồi phòng chống ung thư và cuối cùng là sang lọc dị tật thai nhi. Truyền thông và hành động là kim chỉ nan của chúng tôi, vì một đích xã hội “cân bằng” sức khỏe và hạnh phúc.

No comments: