Friday, February 26, 2010

TÂM niệm suy tư năm 2010

Tâm là một điểm tuy nhỏ nhưng quan trọng, nên người ta mới gọi là tâm điểm.


Tâm của con người càng quan trọng hơn vì nó nói lên nhân cách của một con người:

- Tâm lệch lạc thì cuộc sống nghiêng ngã đảo điên.

- Tâm gian dối thì cuộc sống bất an.

- Tâm ghen ghét thì cuộc sống hận thù.

- Tâm đố kỵ thì cuộc sống mất vui.

- Tâm tham lam thì cuộc sống dối trá.

Cho nên, ta không những đem tâm của mình đặt ngay trên ngực để yêu thương, mà còn:

- Đặt trên tay để giúp đỡ người khác.

- Đặt trên mắt để nhìn thấy nổi khổ của tha nhân.

- Đặt trên chân để mau mắn chạy đến với người cùng khổ.

- Đặt trên miệng để nói lời an ủi với người bất hạnh.

- Đặt trên tai để biết nghe lời than trách, góp ý của người khác.

- Đặt trên vai để biết chịu trách nhiệm và chia sẻ trách nhiệm với vợ chồng, anh em chị em.

Thân xác không tim thì thân xác chết,

Làm người không có tâm thì cuộc sống chỉ có hận thù và là mối nguy hiểm cho mọi người.

Monday, February 22, 2010

Nguồn gốc món phở


Nguồn gốc món phở
Khởi nguồn của phở từng được tranh cãi triền miên, tốn khá nhiều giấy mực song vẫn chưa đến được hồi ngã ngũ. Hy vọng rằng bài viết này có thể giúp mọi người tìm được cho mình một kiến giải khách quan và chuẩn xác nhất, ngõ hầu quét sạch đi những khoảng tối còn chưa rõ về phở. Giới Nho học nói nhiều đến nguồn gốc Trung Hoa của phở. Theo họ, phở sinh ra từ món “trư nhục phấn” Quảng Đông. Vẫn theo cái mô tip nghe đến nhàm tai: tiếng “phở” được đọc trẹo đi từ chữ “phấn” của món trư nhục phấn. Song thực trớ trêu, “trư nhục phấn” đã có từ rất lâu và đến nay vẫn vậy, chỉ âm thầm khu trú một cách yên ả, khiêm tốn ở chính nơi nó sinh ra, không hề gây nên một tiếng vang nào và cũng như chẳng hề lan tỏa đi bất cứ đâu như phở Việt. Về kỹ thuật chế biến, nó hoàn toàn xa lạ với hương vị phở, thêm nữa thay cho bánh phở là một loại sợi bột gạo làm như kiểu bánh canh và nấu với thịt heo! Xét một cách tổng thể, hai món này không thể có cùng gốc gác.
Lại có một thuyết khác, thấy phở ngày càng được quốc tế hóa và nổi tiếng khắp nơi, liền cố vơ vào cho rằng phở có nguồn gốc “Phú Lang Sa” xa xôi, từ một món ăn Pháp có tên “pot-au-feu” và phở chính là tiếng “bồi” của từ feu (tiếng Pháp: lửa). Nghe ra có vẻ rất hợp logic, tuy nhiên khi tra cứu về món pot-au-feu trong tự điển Larousse của Pháp, kết quả hoàn toàn thất vọng! Pot- au-feu là món xúp nấu “hằm bà lằng” bằng thịt bò hầm với nhiều loại rau củ: cà rốt, tỏi tây, củ cải... chẳng ăn nhập gì với món phở Việt, cả về hình thức đến nội dung. Hơn nữa về bản chất, pot-au-feu vốn là món thức ăn mặn dùng với bánh mì của người Pháp, tự thân nó không dùng để ăn no. Vậy nên dù có thiện ý đến mấy, cũng không có lý do gì để nghĩ rằng “tổ tiên” của phở là “monsieur pot-au-feu”. Vậy mà cũng có lúc, có người lớn tiếng đòi bản quyền phở!
Truyền ngôn dân gian khá phù hợp với những tư liệu còn lại từ đầu thế kỷ 20: phở có tiền thân từ món “xáo trâu”, ra đời một cách dân dã từ bến bãi sông Hồng vào những năm đầu của thế kỷ trước (Trăm năm chuyện Thăng Long Hà Nội, NXB Trẻ 2004). Khởi đầu, đó là món ăn phục vụ tầng lớp bình dân, phu phen lam lũ mà không ai ngờ rằng, chỉ vài thập niên sau nó có một tương lai huy hoàng đến thế. Dân tộc Việt rất ít ăn thịt bò. Cuối TK 19, đầu TK 20, ở Hà Nội mới chỉ có vài ba hàng thịt bò, thường hay ế ẩm, nhất là bộ xương chẳng biết làm gì. Khoảng năm 1908 - 1909 có khá nhiều tuyến tàu thủy hơi nước từ Hà Nội đi Hải Phòng, Nam Định, Phủ Lạng Thương của chủ người Pháp, chủ Hoa kiều và phu phen chủ yếu là người Hoa từ Vân Nam qua. Đến 1909 mới có tàu thủy của nhà tư sản dân tộc Bạch Thái Bưởi, ông chỉ tuyển dụng nhân công, thợ người Việt. Lại thêm các thuyền mành chở nước mắm, đồ khô từ xứ Thanh - Nghệ ra tạo nên một quang cảnh sầm uất nơi bến sông khiến xuất hiện một nhu cầu ẩm thực bình dân to lớn. Các món quà ùn ùn đổ về bến sông. Và theo quy luật tự nhiên “hữu xạ tự nên hương”, món “xáo trâu” được đông đảo lựa chọn, ưa chuộng nhất, càng được các bà tích cực gánh ra bãi sông.  Một bên quang gánh là chiếc thúng ủ kỹ chiếc nồi đất lớn đựng canh xáo trâu giữ nóng bằng ổ bện rơm. Bên kia một chiếc thúng to khác, dưới đựng bún, trên đậy cái mẹt úp chồng bát chiết yêu, đũa, hũ nước mắm, đĩa chanh ớt, gia vị. Cảnh thịt bò ế ẩm và xương bò được “khuyến mãi” cho không khi mua thịt khiến người ta nảy ra sáng kiến. Các gánh xáo trâu đã được các bà học nhau chuyển thành xáo bò. Thịt bò gây mùi khi nguội, nên lò lửa liu riu được cải tiến thêm vào gánh. Chẳng mấy chốc món xáo bò mới lan tràn suốt từ ô Quan Chưởng xuống tới ô Hàng Mắm. Dĩ nhiên quyền bán hàng không thuộc riêng người Việt, thực khách phu phen người Hoa rất đông đảo ở bến sông nên các chú Chiệc (cách gọi Hoa kiều thời đó) cũng tích cực tham gia vào tiến trình phát triển xáo bò, đến nỗi được Henri Oger lưu lại hình ảnh gánh phở rong trong tập “Technique du people Annamite” (Kỹ thuật của người An Nam 1908 - 1909). Các chú Chiệc có ưu thế trong việc thu xếp gánh xáo bò, vì họ vốn có sẵn nền nếp “văn minh mì gánh”, về căn bản rất phù hợp cho món ẩm thực mới.
Từ bãi sông Hồng, trên những đôi vai gầy guộc “phở gánh” đã lan tỏa khắp “ hang cùng ngõ hẻm” Hà Nội rồi lan qua cái đô thị khác. Rầm rộ nhất có lẽ là thành Nam nhằm phục vụ công nhân nhà máy dệt Nam Định mới mở hồi cuối thập kỷ 20 thế kỷ trước. Rồi phở phát triển mạnh ở đây đến nỗi nhiều người ngộ nhận, muốn gán cái vinh hạnh “Nơi khai sinh ra phở”cho Nam Định. Theo tư liệu của các gia đình hành nghề phở ở Vân Cù, khoảng năm 1925, ông Vạn là người Nam Định đầu tiên trong làng ra Hà Nội mở quán ở phố hàng Hành mạn tây bắc hồ Gươm, song phở Hà Nội đã xuất hiện trước thời điểm đó ít nhất 15 năm (Phở - a speciality of HN, NXB Thế giới, 2006). Dẫu sao, không ai có thể phủ nhận công lao to lớn phát triển nghiệp phở của “phở Nam Định”với những gia đình truyền nghề phở đến đời thứ tư và là chủ nhân của thương hiệu “Phở gia truyền” ngày nay.

Tên gọi “phở” xuất phát từ đâu?
Tên gọi phở vốn còn nhiều uẩn khúc, hy vọng rằng trong dịp sinh nhật thứ 100 này nó sẽ được giãi bày và soi sáng. Ta hãy cùng lội ngược dòng thời gian trở về thời kỳ phở ra đời mà truy căn, làm sáng tỏ cái danh xưng “Phở”! Lúc phở xuất hiện ở thập niên đầu của thế kỷ XX, Nho học vẫn còn ngự trị xã hội Việt Nam, cho dù đang bước vào thời kỳ tàn tạ (từ sau 1919 khoa thi Nho học cuối cùng ở Việt Nam). Chữ Hán - Nôm vẫn giữ vị trí chính thống với xã hội người Việt. Đại đa số dân chúng vẫn còn mù chữ quốc ngữ, số người Việt biết nó thật ít ỏi, chiếm tỷ lệ quá nhỏ bé trong cộng đồng. Thêm nữa bến bãi sông Hồng rất nhiều phu phen người Hoa, trong bối cảnh ấy, tiếng rao âm Hán - Việt “ngưu nhục phấn” phổ biến là điều dễ hiểu. Tuy nhiên nó cần được hiểu chính xác là món “xáo bò”, chứ không hề là chứng cứ, gốc gác món “ngưu nhục phấn Quảng Đông” như nhiều người lầm tưởng. Con bò trong tiếng Hán là hoàng ngưu, nên ngưu nhục chỉ nghĩa thịt bò; phấn nghĩa là bột chỉ món bánh bột gạo dạng sợi.Tiếng rao dần được nghe “lái âm” Hán - Việt như “ngầu nhục phắn a!.. ngầu phắn a!”. Dần dần nó được dân gian hóa, giản thể thành “phắn a!”... rồi “phớ ơ!” cuối cùng định ra cái tên “phở”. Danh từ phở được chính thức hóa ấn hành lần đầu trong cuốn Việt Nam tự điển (trước 1930) do Hội khai trí Tiến Đức Hà Nội khởi thảo. Trong cuốn tự điển định rõ tên phở bắt nguồn từ chữ phấn và giải thích đó là món ăn bằng bánh xắt nhỏ nấu với thịt bò. Nhà thơ chữ tình tài hoa Tản Đà từng là nhân chứng cho cách gọi này. Tiên sinh thuộc số ít người sành sỏi có “tâm hồn” ăn uống, từng được xếp vào hàng “đầu bếp siêu hạng” của những món ăn “đượm hồn dân tộc”. Chả thế, ẩm thực Việt đi vào văn nghiệp Tản Đà một cách tự nhiên như hơi thở cuộc sống thường nhật. Ông từng thổ lộ:
Nghề ăn cũng lắm công phu
Làng ăn ta phải biết cho đủ mùi!
Có lẽ tiên sinh là lớp văn nghệ sĩ Việt đầu tiên thưởng thức và “nghiền phở”ngay từ khi nó mới ra đời. Trong bài “Đánh bạc” (1905 - 1907) ông đã viết: “Có lẽ đánh bạc không mong được mà chỉ thức đêm ăn nhục phơ” (Khơi lại dòng xưa, NXB Lao Động, 2007). Ông đã gọi “nhục phấn” là “nhục phơ”... trong tác phẩm của mình và rồi dân chúng đổi đi một cách vô thức thành phở lúc nào không hay.
Tuổi khai sinh của phở chẳng được “sử liệu”nào ghi nhận cũng là lẽ hiển nhiên, vậy nên nhà báo Frank Renaud từng bỏ nhiều công sức tìm tòi tư liệu về cội nguồn phở tại Viễn đông Bác Cổ Pháp, nhưng mọi cố gắng đều vô vọng. Song nếu cứ nói theo kiểu dân gian khác gì “ăn ốc nói mò” chẳng có cơ sở xác thực nào thuyết phục quần chúng. May thay! chính thi sĩ Tản Đà từng là nhân chứng sống xác nhận phở đã hiện diện ở Hà Nội khoảng 1907. Nhà văn lão làng Nguyễn Công Hoan, cây đại thụ trong làng văn Việt lại khẳng định và cho biết khá chính xác cái tuổi 100 của món ăn độc đáo thuộc hạng “quốc hồn - quốc túy” này. Ông ghi nhận: “1913... trọ số 8 hàng Hài... thỉnh thoảng, tối được ăn phở (hàng phở rong). Mỗi bát 2 xu (có bát 3 xu,5 xu)” (Nhớ và ghi về Hà Nội, NXB Trẻ 2004). Mặc nhiên, chính Nguyễn Công Hoan đã là người xác định tuổi cho phở trong cuốn biên tự chuyện về đời mình “Nhớ và ghi về Hà Nội”. Không những vậy, ông còn cho chúng ta biết thêm, lúc này phở rong đã khá thịnh hành, chả thế mà ngành kinh doanh phở đã bị chính quyền đánh thuế: “... người bán phở phải mua hai hào tem thuế mỗi ngày.Tính ra mỗi năm là 73 đồng”. Chính Henri Oger là một nhân chứng quan trọng và khách quan khác. Ông là một thanh niên Pháp chỉ ở Việt Nam 2 năm 1908 - 1909 (theo chế độ thay cho quân dịch) đã cho vẽ lại hình ảnh phở gánh hiếm hoi ngay từ đầu thế kỷ 20. G. Dumoutier (1850 - 1904) nhà Việt Namhọc xuất sắc để lại rất nhiều tư liệu giá trị trong mọi lĩnh vực nghiên cứu cũng từng khẳng định: “Phở chưa từng xuất hiện ở Việt Nam trước năm 1907!”. Đó chính là những nguồn tư liệu thuyết phục nhất về 100 năm tuổi của phở.

Tản mạn về phở Việt Nam


100 năm phở Việt

Bài 2: Phở muôn màu muôn vẻ

Tuổi 100 năm của phở được khẳng định qua cuộc “tầm nguyên” trong các cuốn tự điển Việt. Tìm cuốn tự điển giải thích đầu tiên của nước ta bằng tiếng Nôm “Chỉ Nam Ngọc âm giải nghĩa” do hoàng hậu Trịnh Ngọc Thị Trúc (1576 - 1657), một nữ danh sĩ đương thời biên soạn chưa hề có dấu vết của phở. Giáo sĩ Alexandre Rhodes (1593 - 1660) tuy đã ở Đàng ngoài và Đàng trong tới 5 năm, song ông chưa biết đến khái niệm phở để đưa vào tự điển Việt - Bồ-La của mình xuất bản vào năm 1651. Tiếp theo, những từ điển điển hình khác như tự điển Huỳnh Tịnh Của (1895), tự điển Genibrel (1898) đều chưa nhắc tới phở. Phải chờ tới tự điển của Hội khai trí Tiến Đức (1930), từ phở mới chính thức trình làng và được ghi rõ: “... Món đồ ăn bằng bánh, thái nhỏ nấu với thịt bò” và có ghi thêm cả phở xào, phở tái. Gustave Hue lại bổ sung thêm vào tự điển 1937 từ “cháo phở” và cả cái “mũ phở”, biểu trưng một thuở cho phở gánh Việt. Cho tới tận 1957, danh từ phở đã được hoàn chỉnh trong tự điển của Eugene Gouin với đủ cả “phở bắc, phở bò, phở gà, phở chín, phở tái, phở xào...”. Bằng chứng này củng cố thêm cho luận chứng phở chỉ có thể sinh ra trong khoảng từ 1900 -1910, hay nói một cách khác cho phép ta đoán định chính xác về 100 năm phở Việt.
Những hàng phở đầu tiên ở Hà Nội phải kể đến quán Cát Tường có chủ người Việt chuyên bán phở bò ở số 108 phố Cầu Gỗ và quán phở Tàu bán cả đồ xào nấu trước bến xe điện Bờ Hồ. Năm 1918 xuất hiện thêm hai quán phở hàng đầu khác, một ở hàng Quạt, một ở phố hàng Đồng. Phở Trưởng Ca số 24 phố Hàng Bạc từng là một quán phở sớm nổi danh ngay từ thời đầu. Cuốn biên niên sử “Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX” cho biết “đền Thôn Dũng Thọ... còn gọi là đền Trưởng Ca, tên một người vừa làm từ coi đền vừa làm nghề bán phở”. “Đình phở” này bán tới 4 giờ sáng hàng ngày. Sau này khi ông Trưởng Ca mất, lại có ông phở “Sửa sai” thay thế kế nghiệp thức khuya “hầu phở” cho đời.
Chỉ trong một thời gian ngắn, cửa hàng phở mở thêm nhiều và đến năm 1930 hàng phở đã lan tràn khắp phố phường Hà Nội. Thoạt đầu người ta chỉ bán phở chín (vì nguồn gốc từ xáo bò). Sau các hàng phở sáng tạo thêm phở tái và được nhiều người hưởng ứng chấp nhận, chính thức khai sinh thêm một kiểu phở mới. Song từ sau 1954, phở tái lấn dần phở chín và chiếm lấy vị trí chủ soái.
Chỉ dăm năm sau khi ra đời, nhiều ông chủ phở không ngừng tìm tòi sáng tác, cho ra đời “món phở cải lương” muôn màu muôn vẻ. Đầu năm 1928 ở con phố mang tên Jean De Puis (nay là phố hàng Chiếu) món phở có vị húng lìu, dầu vừng, đậu phụ. Anh phở Sứt sáng chế ra món phở giò (thịt bò cuốn lại xắt mỏng lừng lát như khoanh giò), phở Phủ Doãn nhỏ thêm giọt cà cuống, cái hương vị từng làm thăng hoa “anh bún chả”, “bác bún thang” tới cái đỉnh tuyệt trác lại có vẻ giết chết vị của phở. Nhìn chung trường phái “phở cải lương” đều sinh non chết yểu không thọ với thời gian, song nó cũng vương vấn đôi nét mờ nhạt không thể không nhắc tới trong cuộc hành trình 100 năm của phở.
Năm 1939 phở gà xuất hiện. Khi ấy một tuần có hai ngày là thứ hai và thứ sáu không có thịt bò bán, các tiệm phở đành bó tay (lúc này tủ lạnh chưa ra đời). Chưa rõ vì sao có sự cố này. Có lẽ một nguyên nhân khó thể bỏ qua là việc giết mổ trâu bò luôn bị hạn chế suốt thời phong kiến do trâu bò là sức kéo chính. Song giới hâm mộ phở không thể thiếu nó dù chỉ một ngày! Và để đáp ứng thịnh tình ấy, một số quán xoay sang thử nghiệm món phở gà. Buổi ban đầu, các bậc “trưởng lão” cho rằng phở gà không thể sánh với phở bò bởi cái nước dùng từ xương gà nhạt nhẽo đâu thể địch nổi vị nước cốt ninh trên bếp lửa hồng suốt 6 giờ của xương bò.
Nhưng rồi vị thơm ngon từ những chú gà đi bộ, sợi thịt trắng phau, lớp da giòn vàng óng, đặc biệt độ bùi, ngậy của buồng trứng non đã dần làm thay đổi định kiến của thực khách. Đặc biệt vị thơm hành hoa xắt lẫn rau mùi và của lá chanh bánh tẻ xắt chỉ dường như đã mang lại cho phở gà một sức sống mới, một cái gì rất hương đồng gió nội. Cụ Vũ Bằng (1913 - 1984) từng thi vị hóa vị phở gà thành “hương thanh tân” con gái tuổi dậy thì so với cái “hào khí ngùn ngụt” của anh phở bò cục súc. Nhà văn Lý Khắc Cung còn đi xa hơn, ông mạnh dạn hình tượng hóa phở gà như bức “tranh lụa mong manh” hư hư thực thực bên bức “tranh sơn dầu” hoành tráng - phở bò. Dù rất nhiều người phản đối, dòng phở gà vẫn chính thức ra đời và phát triển, thậm chí nhiều hàng chỉ chuyên bán phở gà đối đáp lại các môn đệ chuyên phở bò nhất định “gác đòn gánh, treo dao, đóng cửa” vào hai ngày không có thịt bò trong tuần. Từ sau 1939, hai dòng phở bò và phở gà chính thức ngự trị song hành trong lòng thực khách Việt.
Chưa có một công trình nghiên cứu chính thức nào công bố về thành phần dinh dưỡng của phở, song dù có hay không cái công việc ấy, phở vẫn mặc nhiên được coi là món ăn “siêu bổ” trong tâm thức người Việt. Ngay từ năm 1937, nhà thơ Tú Mỡ từng “tâm phục khẩu phục” reo những vần thơ bất hủ ca tụng dinh dưỡng trong phở:
“...Phở đại bổ, tốt bằng mười thang thuốc bắc
Quế-phụ-sâm nhung chưa chắc đã hơn gì
Phở bổ âm-dương-phế-thận-can-tỳ
Bổ cả ngũ tạng tứ chi bát mạch...”.
Khi có người lâm bệnh hay thi thoảng thấy “nhạt miệng chê cơm” thì món ăn bổ dưỡng đầu tiên được chọn chắc chắn là phở. Nuôi người bệnh, người ta luôn ưu tiên chọn phở. Bởi vậy hồi còn nhỏ, cũng như nhiều đứa trẻ cùng trang lứa, mỗi khi thèm phở, tôi bèn giả ốm để vòi bố mẹ cho ăn phở. Trong suốt thời kỳ nền kinh tế Việt Nam eo khó, phở là “món ăn tươi” cải thiện dinh dưỡng cho mọi nhà, cùng nhau lăn lộn chống trả với cái khắc nghiệt của cuộc đời.
Không một món ăn Việt nào có không gian ẩm thực rộng như phở  - quả xứng danh món ăn phi thời gian. Gần như duy nhất trong nghệ thuật ẩm thực Việt, phở có thể dùng vào mọi lúc trong ngày, mọi mùa trong năm. Phở ăn sáng, món điểm tâm phổ biến nhất được hầu hết người Việt ưa chuộng. Bữa trưa - phở, bữa chiều - phở cũng thường là lựa chọn của nhiều người bởi đặc tính đủ chất, dễ ăn, vừa túi tiền, lại giàu năng lượng. Tuy nhiên ở các đô thị lớn, người ta còn cần đến bữa ăn khuya sau 10 giờ tối và một lần nữa phở lọt vào “tầm ngắm” một cách tự nhiên của công chúng. Phở còn “tận tụy” phục vụ nhân gian suốt bốn: xuân, hạ, thu, đông... Tuy nhiên, cái lạnh se se tiết thu đông, mưa xuân lất phất vẫn là “gia vị” thiên nhiên làm tăng thêm giá trị ẩm thực của bát phở nóng!
Phở xào được xác định ra đời sau thời kỳ kinh tế khủng khoảng, một sáng tạo ẩm thực độc đáo. Thực sự phở xào như một nét giao duyên ẩm thực Đông Tây đầy quyến rũ. Bánh phở cháy cạnh, thịt bò xào cần tây, hành tây với nước xốt sệt đổ lên trên thật hấp dẫn, lại thêm rau xà lách búp, cà rốt su hào ngâm giấm ăn kèm đưa đẩy không chê vào đâu được.
Phở xốt vang, một sản phẩm thử nghiệm khác của giao lưu ẩm thực Á - Âu khá thành công. Thịt bò xắt miếng vuông ướp rượu vang và hầm nhừ chan lên bánh phở. Gia vị châu Âu kết hợp với gia vị châu Á tạo cho phở xốt vang một hương vị là lạ không món nào có được. Tuy không mấy phổ biến nhưng loại phở này đã khẳng định được vị trí trong “menu phở”, ít nhất cũng đã trên 50 năm trải nghiệm.
Phở chua ngọt là một biến tấu khác của phở mà ngày nay đã gần như vắng bóng. Ở Hà Nội, người ta chỉ còn được thưởng thức ở một quán nhỏ khiêm tốn trên đường Lương Văn Can, quãng gần đầu Hàng Gai. Món phở này chế biến bằng thịt xá xíu, dạ dày, đồ lòng (không có dồi) xếp trên bánh phở và rưới nước xốt chua ngọt lên trên. Món xốt chua ngọt vừa miệng là bí quyết quyết định cho một bát phở chua ngọt ngon lành. Hơn 40 năm trước phở chua ngọt còn khá phổ biến, ngay đầu ngõ Trung Yên giao với Đinh Liệt hay ngách vào chợ Đồng Xuân người ta có thể thưởng thức nó.
TRỊNH QUANG DŨNG

Wednesday, February 17, 2010

Bai tho xuan 2010

Bai tho xuan co tam cach doc that doc dao . Moi thuong thuc




Bài thơ này được truyền tụng khá lâu nhưng chưa biết tên tác giả và năm sáng tác.

Bài thơ làm theo thể Đường luật, bảy chữ tám câu, luật trắc vần bằng (tổng cộng 56 chữ). Bài thơ đọc ngược hay đọc xuôi đều có nghĩa và đúng niêm luật thơ Đường, còn gọi là “thuận nghịch độc”.



Cảnh Xuân



1. Bài thơ gốc (bài 1):

Ta mến cảnh xuân ánh sáng ngời

Thú vui thơ rượu chén đầy vơi

Hoa cài giậu trúc cành xanh biếc

Lá quyện hương xuân sắc thắm tươi

Qua lại khách chờ sông lặng sóng

Ngược xuôi thuyền đợi bến đông người

Xa ngân tiếng hát đàn trầm bổng

Tha thướt bóng ai mắt mỉm cười.



2. Đọc ngược bài gốc từ dưới lên, ta được bài 2:

Cười mỉm mắt ai bóng thướt tha

Bổng trầm đàn hát tiếng ngân xa

Người đông bến đợi thuyền xuôi ngược

Sóng lặng sông chờ khách lại qua

Tươi thắm sắc xuân hương quyện lá

Biếc xanh cành trúc giậu cài hoa

Vơi đầy chén rượu thơ vui thú

Ngời sáng ánh xuân cảnh mến ta.



3. Bỏ hai chữ đầu mỗi câu trong bài gốc, ta được bài 3

( ngũ ngôn bát cú, luật bằng vần bằng):

Cảnh xuân ánh sáng ngời

Thơ rượu chén đầy vơi

Giậu trúc cành xanh biếc

Hương xuân sắc thắm tươi

Khách chờ sông lặng sóng

Thuyền đợi bến đông người

Tiếng hát đàn trầm bổng

Bóng ai mắt mỉm cười.



4. Bỏ hai chữ cuối mỗi câu trong bài gốc, đọc ngược từ dưới lên, ta được bài 4

(ngũ ngôn bát cú, luật bằng vần bằng):

Mắt ai bóng thướt tha

Đàn hát tiếng ngân xa

Bến đợi thuyền xuôi ngược

Sông chờ khách lại qua

Sắc xuân hương quyện lá

Cành trúc giậu cài hoa

Chén rượu thơ vui thú

Ánh xuân cảnh mến ta.



5. Bỏ ba chữ cuối mỗi câu trong bài gốc, ta được bài 5

( tám câu x bốn chữ):

Ta mến cảnh xuân

Thú vui thơ rượu

Hoa cài giậu trúc

Lá quyện hương xuân

Qua lại khách chờ

Ngược xuôi thuyền đợi

Xa ngân tiếng hát

Tha thướt bóng ai.



6. Bỏ ba chữ đầu mỗi câu trong bài gốc, đọc ngược từ dưới lên, ta được bài 6

(tám câu x bốn chữ):

Cười mỉm mắt ai

Bổng trầm đàn hát

Người đông bến đợi

Sóng lặng sông chờ

Tươi thắm sắc xuân

Biếc xanh cành trúc

Vơi đầy chén rượu

Ngời sáng ánh xuân.



7. Bỏ bốn chữ đầu mỗi câu trong bài gốc, ta được bài 7

(tám câu x ba chữ):

Ánh sáng ngời

Chén đầy vơi

Cành xanh biếc

Sắc thắm tươi

Sông lặng sóng

Bến đông người

Đàn trầm bổng

Mắt mỉm cười.



8. Bỏ bốn chữ cuối mỗi câu trong bài gốc, đọc ngược từ dưới lên, ta được bài 8

(tám câu x ba chữ):

Bóng thướt tha

Tiếng ngân xa

Thuyền xuôi ngược

Khách lại qua

Hương quyện lá

Giậu cài hoa

Thơ vui thú

Cảnh mến ta.

Monday, February 15, 2010

cholesterol found in squid, octopus, shrimp, and other seafood

Cholesterol

Food, Health & Nutrition


Many people who have high levels of cholesterol in their blood avoid foods like eggs and seafood, because they believe that these foods will only worsen their problem. However, it is wrong to blame food for high cholesterol. High levels of cholesterol occur in the blood when the body makes too much cholesterol. It does this when saturated fats are consumed. Many foods are avoided because they are believed to be fatty, yet in many cases these foods are of great benefit. Rosemary Stanton looked at the amounts of cholesterol in some foods, and at how to minimise saturated fats in your diet.

Seafood


Oysters have very little cholesterol. What analysts once thought to be cholesterol in oysters, turned out to be something else.
Prawns and squid have virtually no cholesterol. Even if you could afford to eat seafood every day, it would not affect your blood cholesterol level and in fact it will actually protect you against heart disease .

Other sources of protein


Lean red meat contains a small amount of saturated fat, but is quite safe to eat in small portions a couple of times a week. However, big, fatty steaks should be avoided.  An egg has less saturated fat than would be in the amount of margarine spread on toast. Eating four to five eggs a week is unlikely to affect your blood cholesterol level.

What to do


Ignore food labels that read 'no cholesterol' and instead check the fat content listed in the contents of the product. If your blood cholesterol is high, or you want to avoid it becoming that way, make some changes to your diet: eat bread without a butter or margarine spread. Poly- or mono- unsaturated fats have less fat than butter, but their fat content is still high. choose lean meat and skinless chicken. use low fat dairy products. keep coconut milk to a minimum. snack on fruit and nuts not chips and chocolate. cook your own food rather than relying on takeaways. when eating out, ask for your meal grilled rather than fried - it is much better for you, and tastes a lot better




Hi everyone,

Someone told me the other day that squid contains reasonably high levels of cholesterol. Is this correct?



 think I have found the answer to my question. The following quote comes from:


NUTRITIONAL STATS

Squid is low in fat—only 1.4 grams per 3 1/2-ounce serving. Each serving also has 92 calories, 15.6 grams of protein, 233 mg. of cholesterol, 0.5 gram of omega-3 fatty acids and 44 mg. of sodium. Squid has the dubious reputation among seafood as being the one with the most cholesterol per serving. If you are on a cholesterol-restricted diet, you should consider moderating your intake of squid.
and some people say:

You asked specifically about shrimp, octopus and squid. The report says this:


While the cholesterol in shrimp varies considerably by specie, it generally is 1-1/2 to 2 times higher than in the dark meat of chicken, but far less than in eggs ... Squid and octopus may contain relatively high levels, 250 and 122 mg [per] 3-1/2 ounces, respectively.

cholesterol found in squid, octopus, shrimp, and other seafood


Is cholesterol found in squid, octopus, shrimp, and other seafood?
Yiannoulis
Nicosia, Cyprus
Dear Yiannoulis:
Figuring that your question would give us a chance to dream about our favorite cuisine (sushi!), we were only too happy to find your answer. We started with something obvious, a search on the phrase "cholesterol seafood."Among the results was a link to Seafood Nutritional Information, a factsheet provided by the Sea Grant program at the University of Delaware. The page informed us, "Cholesterol levels are not significant in most seafood products." You asked specifically about shrimp, octopus and squid. The report says this:
While the cholesterol in shrimp varies considerably by specie, it generally is 1-1/2 to 2 times higher than in the dark meat of chicken, but far less than in eggs ... Squid and octopus may contain relatively high levels, 250 and 122 mg [per] 3-1/2 ounces, respectively.
Other links within the search results all seemed to support the fact that, yes, seafood generally contains cholesterol, but for the most part, it is not something to worry about too much. [Note: Please don't consider this medical advice -- it is not. If you have real dietary concerns, speak to your doctor directly.]One article we found titled "Dietary Cholesterol" offers this observation, "For people with higher cholesterol levels, seafood ... can be consumed a few times per week if saturated fat intakes are low."
The point is echoed elsewhere among the search results. In fact, a page from the California Seafood Council states that most cholesterol within our bodies is created by the saturated fat that we eat, and generally most seafood is "excruciatingly low in saturated fat."
So eat wisely, enjoy the seafood, and please pass the wasabi.

Mollusks, squid, mixed species, raw

Refuse: 0%  
NDB No: 15175 (Nutrient values and weights are for edible portion)

NutrientUnitsValue per
100 grams
Number
of Data
Points
Std.
Error
Proximates
Water
g
78.55
8
0.601
Energy
kcal
92
0
 
Energy
kJ
385
0
 
Protein
g
15.58
11
0.857
Total lipid (fat)
g
1.38
12
0.256
Ash
g
1.41
7
0.242
Carbohydrate, by difference
g
3.08
0
 
Fiber, total dietary
g
0.0
0
 
Sugars, total
g
0.00
0
 
Minerals
Calcium, Ca
mg
32
2
 
Iron, Fe
mg
0.68
2
 
Magnesium, Mg
mg
33
1
 
Phosphorus, P
mg
221
2
 
Potassium, K
mg
246
2
 
Sodium, Na
mg
44
1
 
Zinc, Zn
mg
1.53
157
0.066
Copper, Cu
mg
1.891
133
0.119
Manganese, Mn
mg
0.035
0
 
Selenium, Se
mcg
44.8
0
 
Vitamins
Vitamin C, total ascorbic acid
mg
4.7
1
 
Thiamin
mg
0.020
3
 
Riboflavin
mg
0.412
3
 
Niacin
mg
2.175
3
 
Pantothenic acid
mg
0.500
0
 
Vitamin B-6
mg
0.056
1
 
Folate, total
mcg
5
0
 
Folic acid
mcg
0
0
 
Folate, food
mcg
5
0
 
Folate, DFE
mcg_DFE
5
0
 
Choline, total
mg
65.0
0
 
Vitamin B-12
mcg
1.30
6
 
Vitamin B-12, added
mcg
0.00
0
 
Vitamin A, RAE
mcg_RAE
10
0
 
Retinol
mcg
10
0
 
Carotene, beta
mcg
0
0
 
Carotene, alpha
mcg
0
0
 
Cryptoxanthin, beta
mcg
0
0
 
Vitamin A, IU
IU
33
0
 
Lycopene
mcg
0
0
 
Lutein + zeaxanthin
mcg
0
0
 
Vitamin E (alpha-tocopherol)
mg
1.20
0
 
Vitamin E, added
mg
0.00
0
 
Vitamin D (D2 + D3)
mcg
0.0
0
 
Vitamin D3 (cholecalciferol)
mcg
0.0
0
 
Vitamin D
IU
0
0
 
Vitamin K (phylloquinone)
mcg
0.0
0
 
Lipids
Fatty acids, total saturated
g
0.358
0
 
4:0
g
0.000
0
 
6:0
g
0.000
0
 
8:0
g
0.000
0
 
10:0
g
0.000
0
 
12:0
g
0.000
0
 
14:0
g
0.036
2
 
16:0
g
0.263
3
 
18:0
g
0.058
3
 
Fatty acids, total monounsaturated
g
0.107
0
 
16:1 undifferentiated
g
0.008
3
 
18:1 undifferentiated
g
0.046
3
 
20:1
g
0.044
3
 
22:1 undifferentiated
g
0.007
2
 
Fatty acids, total polyunsaturated
g
0.524
0
 
18:2 undifferentiated
g
0.002
3
 
18:3 undifferentiated
g
0.004
3
 
18:4
g
0.006
2
 
20:4 undifferentiated
g
0.009
3
 
20:5 n-3 (EPA)
g
0.146
3
 
22:5 n-3 (DPA)
g
0.004
3
 
22:6 n-3 (DHA)
g
0.342
3
 
Cholesterol
mg
233
7
16.597
Amino acids
Tryptophan
g
0.174
0
 
Threonine
g
0.670
0
 
Isoleucine
g
0.678
0
 
Leucine
g
1.096
0
 
Lysine
g
1.164
0
 
Methionine
g
0.351
0
 
Cystine
g
0.204
0
 
Phenylalanine
g
0.558
0
 
Tyrosine
g
0.498
0
 
Valine
g
0.680
0
 
Arginine
g
1.136
0
 
Histidine
g
0.299
0
 
Alanine
g
0.942
0
 
Aspartic acid
g
1.503
0
 
Glutamic acid
g
2.118
0
 
Glycine
g
0.974
0
 
Proline
g
0.635
0
 
Serine
g
0.698
0
 
Other
Alcohol, ethyl
g
0.0
0
 
Caffeine
mg
0
0
 
Theobromine
mg
0
0

Béo phì va BMI

Đã từ lâu (trên 15 năm qua), người ta giả định rằng nếu hai người châu Á và châu Âu (da trắng) có cùng body mass index (BMI), thì người châu Á có nhiều lượng mỡ hơn. Dù bằng chứng rất “mỏng”, nhưng hình như ai cũng chấp nhận giả định này. Chấp nhận giả định này có nghĩa là tiêu chuẩn BMI chẩn đoán béo phì cho người châu Á phải thấp hơn người châu Âu. Thấp hơn bao nhiêu thì chưa ai biết, nhưng đã có nhiều người đề nghị rằng đối với châu Á, BMI cao hơn hay bằng 25 thì nên chẩn đoán là béo phì. Đề nghị này được các nước Á châu vỗ tay, hoan nghênh.

Chúng tôi nghĩ khác. Chúng tôi cho rằng giả định trên sai. Thật vậy, khi xem xét qua y văn và đọc kĩ bài báo năm 1994 (bài báo mà họ cho rằng người châu Á có tỉ lệ lượng mỡ cao hơn người châu Âu), chúng tôi thấy chẳng có khác nhau gì đáng kể giữa người châu Á và người Mĩ gốc Âu châu! Do đó, giả thuyết chúng tôi đặt ra là không có khác biệt về tỉ lệ mỡ giữa người châu Á và châu Âu nếu họ có cùng BMI. Để kiểm định giả thuyết này, chúng tôi phải phân tích lượng mỡ của một nhóm phụ nữ ở Việt Nam và ở Mĩ. Sau đó, chúng tôi “bắt cặp” một phụ nữ Việt Nam và một phụ nữ Mĩ (da trắng) sao cho mỗi cặp có cùng độ tuổi và cùng BMI. Kế đến chúng tôi so sánh tỉ lệ mỡ giữa hai nhóm Việt Nam và Mĩ. Kết quả cho thấy hai nhóm này có tỉ lệ mỡ tương đương nhau (Việt Nam: 35.6%, Mĩ: 35.8%). Để chắc ăn, chúng tôi còn làm nhiều phân tích khác nữa, và kết quả vẫn không thay đổi. Tức là, tỉ lệ mỡ ở phụ nữ Việt Nam tương đương với tỉ lệ mỡ ở phụ nữ Mĩ gốc châu Âu.

Kết quả này cho thấy giả định mà giới y khoa quốc tế và WHO dựa vào trong vòng 15 năm qua là sai. Bởi vì giả định sai, cho nên ngưỡng BMI dùng để chẩn đoán béo phì cho người châu Á (BMI>25) cũng sai. Công trình của chúng tôi là công trình hiếm và lần đầu tiên có một so sánh trực tiếp giữa hai sắc dân, với công nghệ DXA. (Trước đây, toàn là những so sánh gián tiếp và không có sử dụng DXA). Do đó, ý nghĩa của nghiên cứu này quan trọng ở chỗ là nó làm cho người ta phải quay lại từ đầu để xác định ngưỡng BMI cho chẩn đoán béo phì cho cả Á châu.

Cho đến nay, chưa ai biết ngưỡng BMI hay lượng mỡ đó là bao nhiêu để chẩn đoán béo phì cho người châu Á, vì chưa có nghiên cứu dài hạn. Chúng ta cần phải nghiên cứu hàng ngàn người và theo dõi từ 5 đến 10 năm để biết ở lượng mỡ hay BMI bao nhiêu để có thể xác định là nguy hiểm đến tính mạng. Ở Á châu, chưa có những nghiên cứu như thế. Phải chi chính phủ VN tài trợ một nghiên cứu như thế thì hay quá.

Đương nhiên, trong hoạt động khoa học, một kết quả mang tính thách thức thường sẽ bị xâm soi rất kĩ. Nay mai đây, sẽ có rất nhiều người trên thế giới tìm mọi cách để phản bác nghiên cứu của chúng tôi. Nhưng tôi nghĩ rất khó phản bác kết quả này, vì chúng tôi đã làm rất cẩn thận với tất cả những phân tích từ đơn giản đến tinh vi có thể làm được. Chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần để “chiến đấu”.

Nhưng làm cái gì cũng phải nghĩ đến Việt Nam. Trong tương lai gần hay trung hạn thì chúng ta vẫn phải sử dụng BMI để chẩn đoán béo phì, vậy thì câu hỏi đặt ra là: chuẩn BMI để chẩn đoán béo phì cho người Á châu hay cụ thể là người Việt Nam là bao nhiêu? Tôi chắc chắn rằng không phải là 25 như đa số các nước châu Á đang áp dụng hiện nay. Nhưng tôi cũng không có câu trả lời chính xác, vì chưa có nghiên cứu dài hạn (như nói trên). Tuy nhiên, qua xem xét y văn về mối tương quan giữa BMI và tử vong ở Trung Quốc và Hàn Quốc, tôi cho rằng chúng ta có thể sử dụng chuẩn BMI>30 để chẩn đoán béo phì cho người Việt Nam.

Đây là một công trình thú vị về thời điểm. Sau vài tháng bình duyệt, và phản hồi qua lại, chúng tôi nhận được thư báo tin tập san chấp nhận cho công bố là ngày 30/12/2009, tức là trước Tết Tây 2 ngày. Ngày bài báo được công bố online là ngày hôm nay, tức là trước Tết Canh Dần 2 ngày. Tôi xem đây là một món quà Tết ngọt ngào. Món quà này cũng là quà cho các bạn đọc trang blog này nữa. Vậy, mến chúc các bạn một năm Canh Dần an khang và nhiều may mắn.

NVT

TB: (1) Cần nói thêm rằng, chẩn đoán béo phì dựa vào BMI thiếu chính xác. Bởi vì cái tử số của công thức BMI là trọng lượng cơ thể, mà trọng lượng cơ thể bao gồm 2 phần chính: nạc và mỡ. Do đó, một người có nhiều nạc và ít mỡ (như lực sĩ hay cầu thủ đá banh chẳng hạn) vẫn bị xem là béo phì nếu họ có trọng lượng cao, và điều này rất … vô duyên. Thật vậy, nếu dựa vào BMI > 30, thì ông thống đốc California Arnold Schwarzenegger, hay tài tử Brad Pitt là béo phì!

===
Thì ra chân lý dân truyền: "Có thực mới vực được đạo"- bấy lâu vẫn được hiểu theo nghĩa cái ăn, chuyện ăn làm đầu - cũng không sai, nhưng nên hiểu và cần hiểu đúng bản chất của ĐẠO (xin đừng lầm tưởng với khái niệm tôn giáo)- thứ giá trị tinh quý và trùm phủ nhất, sống còn nhất để cầm trịch cho sự ổn định và thăng tiến của đời người và xứ sở - chính là được khởi nguồn và vun đắp từ gốc THỰC- tức cái thực có.

Tất cả đều là THÀNH - thành tâm, thành ý và thành công.
Chỉ có thể THÀNH khi có THỰC. Còn ngược lại, phàm ở đời không có THỰC thì không có cách gì để đạt THÀNH cả. Khi đó và ở đó chỉ còn là thế giới của cái HƯ- hư không, hư vô, hư ảo..., vốn là đất sống của sự ích kỷ và giả ngụy cùng thói lừa mị và gian dối, mà người đời vẫn quen gọi là thế giới của ma quỷ. Ở đó không thể gợi lên những gương mặt thuần hậu và rạng ngời, không thể cất lên những lời ca trong trẻo và hào sảng, không thể hé lộ những chân trời bình yên và tươi sáng cùng niềm tự tin và khao khát tốt lành.
Cứ thế mà suy - để thấy rõ lẽ hay - dở, được - mất, bại - thành, hưng - suy, bì - thái... của một đời người, một gia đình - dòng họ, một cộng đồng, một thế hệ, một thời đại và hơn thế. Khi chưa có và không có THỰC mà cứ muốn THÀNH, nhất lại là THÀNH bằng mọi giá thì họa lụy khôn lường- giống như câu chuyện dân gian kể về con ễnh ương muốn làm bò vậy - thường chỉ thấy đa phần là khổ đau và bất hạnh mà thôi.




Ta hãy tưởng tượng: Một người không thực khỏe, lại không chịu rèn luyện để thực có sức mạnh hơn người mà cứ nhảy ra diễu võ dương oai phò nguy cứu khổ, một người không có thực học mà cứ đòi lấy bằng cấp cao và chính quy, một người không thực tài và thực đức mà cứ tranh đoạt quyền cao chức trọng với bổng lộc đầy, một người không thực có căn bản học vấn và ý thức văn hóa, lại giàu sổi và ưa khoe tiền khoe của làm sang - kiểu trọc phú, một người không thực tâm lại sống ích kỉ và vô cảm mà cứ ham mơ một tình yêu thủy chung và nồng cháy... Quả là một bi hài kịch.



Một cá nhân mà thế dễ thành trò cười cho thiên hạ. Một xã hội mà số người ấy chiếm ưu thế, ắt dẫn tới đồi bại và loạn ly. Một dân tộc mà phần đông con dân như thế, ắt sẽ dễ suy vong và bị lợi dụng, thậm chí bị khinh bỉ. Một môi trường mà ôm chứa quá nhiều những dối trá và không thực, thậm chí mặc nhiên coi đó là lẽ thường tình, tệ hại hơn còn ùa theo để trục cầu danh lợi, biến cuộc sống thành cảnh "quần ngư tranh thực", "bá súc đoạt mồi" - điển hình của thảm trạng vô đạo - thì không thể hiển lộ những bậc đại dũng khí - dám nói những điều cần nói, dám làm những điều cần làm, nhất lại là dám nghe và chấp nhận những điều "nghịch nhĩ" để mở đường cho sự lớn mạnh và vượt thoát cộng đồng.



Đó là thực trạng "ao tù nước đọng", ẩn tàng sú khí chỉ có thể bốc lên những ánh lửa ma trơi, le lói dọa gạt người yếu bóng vía, chứ không thể bừng lên thành lễ hội đuốc hoa của sự sảng khoái tinh thần, thăng tiến trí tuệ, hài hòa nhân cách, cởi mở tâm hồn và thôi thúc sáng tạo...


Sao phần đông con dân nước Việt hôm nay lại có thể dễ dàng xao lãng, thậm chí rẻ rúng đầm phá không ít các giá trị dân tộc, trở nên xa lạ, thậm chí chối bỏ truyền thống để dễ dàng chạy theo những chuẩn mực xa lạ của xứ người?.

Chỉ thấy người người, nhà nhà đua chen làm giàu, tối mặt với tiện nghi, tôn thờ đồng tiền và đề cao thân xác theo lối thực dụng phương Tây. Thành ra con người dường như mất phương hướng, cứ mải miết, xô bồ chạy theo toàn những cái THỰC đấy mà HƯ đấy. Ví như nhà cửa, xe cộ....toàn là và vốn là "Hữu hình tất hữu hoại", "vạn vật quy ư thổ"..., phàm là phù vân mây nổi, có ai mang theo được mãi đâu? Ta thử nghĩ mà xem: Người phương Tây đến Việt Nam và họ sẽ ngậm cười, thậm chí cả cười, chứ không mấy kính trọng và thích thú gì khi thấy người Việt Nam lặp lại y xì điệu sống của chính họ - từ manh quần tấm áo, kiểu đầu tóc, bản nhạc, giọng ca... đến lối kiến trúc, xây dựng... Đừng tưởng chạy theo người ta mà đã có thể được tán thưởng, chứ nói chi đến kính trọng và hợp tác bình đẳng?.






Ảnh: laodong.com.vn

Đừng tưởng hàng loạt các giá trị dân tộc được thế giới công nhận và tôn vinh mà đã có thể yên lòng... Rõ ràng chúng ta đã chưa chuẩn bị cho con dân một nền tảng vững chắc và căn bản của văn hóa - truyền thống, đủ sức để giữ mình và bình tâm đón nhận, học hỏi xứ người trong cuộc hội nhập và phát triển tất yếu. Thành thử cái mà người ta coi là phương tiện thì mình tôn thành mục đích và mơ đạt tới bằng mọi giá.



Vậy nên cái giá phải trả thật đắt. Tự đánh mất mình là ở đó. Phương diện nào của đời sống đất nước cũng có thể chỉ ra và phơi bày rõ thực trạng đáng buồn đó. Thấy rõ nhất chính là ở khu vực người giàu - khu vực mới phất lên trong vòng một hai chục năm nay, chủ yếu nhờ tham nhũng, hối lộ, chụp giật, sự tinh quái và thủ đoạn trong làm ăn, chứ ít người thực bằng lao động, và sáng tạo chân chính.



Phải chăng đang có những dấu hiệu biến loạn chuẩn sống, cách sống của cộng đồng? và như thế mới là hiện đại và văn minh, là "văn hóa mới" sao? Tôi không rõ người ta dựa vào tiêu chí nào để biện minh cho cái gọi là "mới" ấy. Và liệu nếu có thì đã và sẽ góp gì vào quá trình bồi đắp và hun đúc hệ giá trị dân tộc vốn được coi là mạch sống không ngừng nghỉ và lỗi đứt? Và liệu nó có phải là nhịp cầu sáng giá bắc tiếp vào cây cầu truyền thống vốn ngời sáng và rất thuần hậu của cha ông?