Monday, June 14, 2010

Khiếm khuyết” của phụ nữ thành đạt

Khiếm khuyết” của phụ nữ thành đạt
(6/12/2010 9:57:16 AM)
Phụ nữ thành đạt thường "khiếm khuyết" hạnh phúc. (Ảnh minh họa).
Một trong những tiêu chuẩn của sự thành đạt là vị trí xã hội. Người phụ nữ được gọi là thành đạt ít nhiều có chức quyền, không làm chủ doanh nghiệp thì cũng làm trưởng phòng, trưởng bộ phận, giám đốc hay tổng giám đốc cho một công ty nào đó. Để lên được vị trí ấy, họ đã đổ không ít mồ hôi công sức, nhiều nhất là thời gian. Nếu những nhân viên bình thường chỉ làm tám tiếng một ngày thì họ phải làm mười, mười hai tiếng, thậm chí hơn.

Tại sao nhiều anh lại bỏ vợ thành đạt, xinh đẹp để lấy người thua kém hơn? Phụ nữ thành đạt có thể "lội ngược dòng" không?
Bao lâu nay người ta hay có suy nghĩ: phụ nữ thành đạt thường không hạnh phúc trong đời sống hôn nhân. Sự thật có phải như vậy không?
Quả thực có không ít phụ nữ thành đạt tan vỡ hạnh phúc, thậm chí đánh mất bạn đời vào tay những người thua kém mình về mọi mặt. Những phụ nữ ấy có thể không nhan sắc, ít tiền bạc, là những nhân viên bình thường, cô giáo dạy trẻ hay thậm chí ô-sin. Có phải phụ nữ thành đạt thường kém hạnh phúc hơn phụ nữ bình thường?
Khi vợ thành đạt, trí thức thua vợ bình thường
Nói đến chuyện đánh đổi, người ta thường nghĩ ngay đến sự cân bằng: Tôi đổi cái này lấy cái kia, nhưng cái này và cái kia phải bằng nhau. Thế nhưng trong cuộc sống hôm nay lại có những ông chồng chấp nhận chuyện đánh đổi ngược: lấy cái thua kém mà bỏ đi cái giá trị hơn (trong con mắt của người đời).
Lần đầu tiên tôi được tận mắt chứng kiến một cuộc đánh đổi ngược rất kì lạ như thế cách đâu gần 20 năm. Ngày ấy, cả khu tập thể giáo viên một trường đại học lớn, nơi tôi sống, xôn xao lên vì việc một đồng nghiệp ly hôn với người vợ "bằng vai phải lứa", giáo viên của một trường đại học khác, và kết hôn với một cô giáo mẫu giáo chỉ sau đó vài tháng. Về ngoại hình hay nghề nghiệp, cô vợ sau đều thua cô trước. Thế mới lạ.
Gần đây tôi lại chứng kiến vợ chồng hàng xóm mới của mình cũng trong tình cảnh tương tự. Anh chồng ly hôn với người vợ thành đạt, giỏi giang để cưới một phụ nữ làm nhân viên ngân hàng, cũng đã ly hôn và có một con. Gia đình anh ta và bên vợ ra sức ngăn cản nhưng vẫn không thể lay chuyển được quyết định ly dị. Hàng xóm thường xuyên bàn ra tán vào về sự lựa chọn thiếu khôn ngoan của anh ta: "Anh này đúng là có "vấn đề". Nếu đã bỏ vợ thì phải cưới người hơn. Ai đời cưới gái nạ dòng, có một con, nhan sắc lại dưới mức trung bình" hay "Sướng quá hóa điên". Và còn vô số tình huống khác...
Tại sao những người đàn ông lại làm thế? Phải chăng họ không phân biệt được đâu là điều nên và không nên làm? Họ bị bỏ bùa mê? Họ chỉ thích những phụ nữ gọi dạ bảo vâng, kém cỏi và hiền lành? Họ chỉ thích những người thua kém mình về mọi mặt? Điều đó phải chăng xuất phát từ sỹ diện, nhu cầu "tầm thường" của họ? Quá nhiều câu hỏi. Chúng ta hãy thử cùng đi tìm ngọn nguồn của vấn đề.
Sau nhiều lần chứng kiến những cuộc đánh đổi ngược, tôi đem điều này hỏi một anh bạn. Anh cưới vợ lần hai là một cô nhân viên văn phòng xoàng xĩnh, sau khi chia tay với vợ, một nữ giám đốc công ty du lịch xinh đẹp và khá nổi tiếng.
Anh không trả lời mà hỏi ngược lại tôi: "Tôi hỏi chị, có phải chị lấy chồng để làm đẹp mặt mình, để vinh dự, để sòng phẳng chi thu tiền ở, tiền nuôi con cái? Hay chị cưới một người với mục đích chia sẻ ngọt bùi, để được an ủi, động viên, để chăm sóc yêu thương nhau? Để có được hạnh phúc đó, người vợ có nhất thiết phải thực sự giàu có hay có học hàm, học vị cao? Đó là vấn đề của trái tim, của đức tính và tấm lòng".
 
Những “khiếm khuyết” của phụ nữ thành đạt
Một trong những tiêu chuẩn của sự thành đạt là vị trí xã hội. Người phụ nữ được gọi là thành đạt ít nhiều có chức quyền, không làm chủ doanh nghiệp thì cũng làm trưởng phòng, trưởng bộ phận, giám đốc hay tổng giám đốc cho một công ty nào đó. Để lên được vị trí ấy, họ đã đổ không ít mồ hôi công sức, nhiều nhất là thời gian. Nếu những nhân viên bình thường chỉ làm tám tiếng một ngày thì họ phải làm mười, mười hai tiếng, thậm chí hơn. Thời gian dành cho công việc càng nhiều thì thời gian dành cho gia đình càng ít ỏi. Do đó, họ không thể chăm sóc chồng con chu đáo.
Khi lấy sự nghiệp làm tiêu chí sống, người phụ nữ hiện đại đã vô tình đẩy lùi gia đình xuống vị trí thứ hai trong cuộc sống của mình. Khi phải vất vả, cực nhọc như đàn ông với các công việc xã hội, về đến nhà, họ không còn sức lực trước những lo toan đời thường. Thậm chí, họ cho rằng đó là việc vặt vãnh so với những gì phải làm và nhận được ngoài xã hội. Điều đó dễ khiến họ chán chường, muốn giao hết mọi việc cho người giúp việc.
Người ta nói phụ nữ thành đạt có ba điểm yếu và thiếu: thứ nhất là không có thời gian. Thứ hai là họ qúa tự tôn, thường quen tự quyết định mọi chuyện. Thứ ba là khi địa vị xã hội ngày càng cao, họ quen ra lệnh nên chất nữ tính ngày càng ít đi. Những điểm đó tác động mạnh mẽ đến khả năng xây dựng và giữ gìn hạnh phúc của họ.
Bạn hãy thử hình dung những khó khăn của người phụ nữ thành đạt: Ở ngoài xã hội, họ là sếp, là đầu tàu. Họ được quyền ra lệnh. Là người đứng mũi chịu sào một đơn vị, tổ chức, họ có nhiều việc để làm và lo lắng. Vì thế họ luôn gặp stress trong công việc. Không phải người phụ nữ nào cũng có khả năng “để những vấn đề của công ty ở lại công ty rồi bước vào nhà với nụ cười ấm áp”.
Bên cạnh đó, những mâu thuẫn do bất đồng về quan điểm sống, tài chính hay cách nuôi dạy con cái nảy sinh dẫn đến cãi vã trong gia đình. Nếu quen làm sếp, người vợ tiếp tục ra lệnh. Người chồng cảm thấy bị lép vế, tự ti, bị biến thành cái bóng bất đắc dĩ của vợ. Thế là anh ta có khuynh hướng tìm một người phụ nữ khác. Sự ra đi của người đàn ông, “cái bóng của vợ”, là tất yếu, bởi anh ta luôn khao khát được làm đúng thiên chức của mình: che chở, bảo vệ cho người yêu và anh ta cũng cần được chia sẻ, yêu thương.
Trong quan niệm của người châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, trách nhiệm giữ gìn hạnh phúc gia đình vẫn đặt nặng trên vai người phụ nữ. Do đó bạn cần:
Nhỏ nhẹ và dịu dàng để giảm stress cho người thân trong gia đình và cho chính bản thân bạn. Không gì đáng sợ hơn là sáng sớm ngủ dậy, chồng con phải nghe tiếng bạn lớn tiếng quát tháo cô giúp việc hay anh tài xế.
Quan tâm, chăm sóc chồng con chứ đừng phó mặc mọi chuyện cho người giúp việc. Đặc biệt dành thời gian nói chuyện với chồng, với con, để họ thấy họ là một phần không thể thiếu của cuộc đời bạn.
Biết kiềm chế: Về đến nhà, bạn cần tập bỏ mọi ưu tư, phiền muộn ở ngoài cửa. Đừng cầm laptop và hồ sơ tài liệu vào phòng ngủ. Bạn cũng cần quan tâm đến nhiều thứ khác như gia đình chồng, anh em, họ hàng và hàng xóm.
Khéo nhờ vả: Người chồng nào cũng thương vợ. Nếu bạn nhỏ nhẹ nhờ anh đỡ đần việc nhà giúp mình, chắc chắn anh sẽ không bao giờ từ chối. Khi cái xe bị hư, thay vì giận dỗi nín thinh: “Anh ta phải tự hiểu mình cần làm gì bây giờ chứ”, hoặc ra lệnh: “Anh mang xe đi sửa cho tôi”, bạn hãy mỉm cười dịu dàng: “Sửa xe giúp em nhé” và khuyến mãi thêm một cái hôn.
Những điều trên tưởng đơn giản, nhưng lại thật khó làm. Thậm chí bạn có thể sẽ phản ứng: “Sến quá!” Nhưng nghĩ xem, có phải để đạt được thành công trên thương trường, bạn cũng đã áp dụng chính những bí quyết đó không: nhỏ nhẹ, tinh tế, lắng nghe và thấu hiểu? Hãy áp dụng điều đó vào cuộc sống gia đình, bạn sẽ thấy mình thật hạnh phúc.
Phụ nữ thành đạt hoàn toàn có thể có được hạnh phúc gia đình. Không thiếu gì cặp vợ chồng hạnh phúc dù vợ có thu nhập và vị trí xã hội cao hơn chồng. Chỉ khi có một công việc lý thú và một gia đình hạnh phúc, cuộc sống của chúng ta mới thật sự viên mãn.

No comments: