|
Ảnh minh họa (Internet) |
Hãy dành ra 15% thu nhập của mình để gửi tiết kiệm dài hạn (khoảng 30 năm). Khoản “đút lợn” này sẽ không được động đến dù với bất cứ lý do gì, và sau 30 năm bạn có thể an tâm về tài chính.
Bạn có lẽ chưa bao giờ tính toán hay nghĩ đến số tiền lương mình nhận được trong cả cuộc đời. Hãy lưu tâm đến những cột mốc quan trọng giúp bạn tìm đến sự độc lập tài chính và an nhàn tuổi về hưu.
Độ tuổi bắt đầu đi làm: 18 -25
Bạn mới đi làm, vẫn còn độc thân và chưa có nhiều khoản chi tiêu lớn vì vậy hãy bắt đầu tiết kiệm ngay từ những tháng lương đầu. Chỉ cần dành ra khoảng vài năm đầu không tiêu những khoản lớn như đi du lịch xa, mua sắm quá nhiều thứ đắt tiền… bạn sẽ có một khoản tiết kiệm ổn định trong ngân hàng. Hãy dành ra 15% thu nhập của mình để gửi tiết kiệm dài hạn (khoảng 30 năm). Khoản “đút lợn” này sẽ không được động đến dù với bất cứ lý do gì, và sau 30 năm bạn có thể an tâm về tài chính. Một trong những sai lầm của bạn trẻ là muốn “ra riêng” ngay khi độc lập về tài chính. Họ nghĩ rằng cuộc sống thực sự chỉ bắt đầu khi không sống chung với bố mẹ. Bạn chưa tưởng tượng ra được sống độc lập phải đối mặt với những gì và lương hằng tháng của mình có đủ chi tiêu không. Bạn sẽ phải mua đồ đạc, sắm sửa cho ngôi nhà dù chỉ có mình bạn ở, rồi các loại hóa đơn điện, nước, Internet… sẽ ngốn sạch lương. Lời khuyên dành cho bạn là nên lùi kế hoạch ở riêng lại khoảng 1 - 2 năm, khi bạn đã đủ chín chắn và có số tiền ổn định trong tài khoản. Những năm từ 25 - 30 tuổi Nếu bạn muốn kết hôn và mua nhà trong tương lai thì nên bắt đầu bỏ thêm ra 10% từ lương để có một khoản tiết kiệm khác. Kết hôn là một việc trọng đại và khá tốn kém, bởi kéo theo nó là trách nhiệm mua một ngôi nhà mới và chăm sóc các con. Ngoài ra bạn cũng nên bắt đầu mua một số loại bảo hiểm cho bản thân cũng như gia đình để đề phòng rủi ro, đó có thể coi là đầu tư lâu dài mà không quá tốn kém. Từ 30 - 40 tuổi Đây là quãng thời gian các bạn cần tiêu xài nhiều nhất, đặc biệt là những khoản lớn như chuyển đến ngôi nhà rộng hơn, lên đời xe, cho con đi du học v.v. Rất khó để thực hiện các “việc lớn” này khi chúng đến dồn dập nếu bạn không có kế hoạch tiết kiệm lâu dài từ trước đó. Đây là lúc có thể dùng đến những khoản tiết kiệm có kỳ hạn từ khi bạn bắt đầu đi làm. Từ 40 - 45 tuổi Độ tuổi này, bạn đã có mọi thứ ổn định: nhà, xe, các con ăn học tốt. Bạn có thể chi tiêu thoải mái cho gia đình bởi số tiền tiết kiệm đã bằng 1/3 số lương cả cuộc đời cộng thêm lãi. Trong khi nhiều người mới chỉ bắt đầu nghĩ đến tiết kiệm khi 40 tuổi thì giờ đây, ngoài số tiền trong tài khoản (sau khi đã chi trả cho tất cả những khoản chi quan trọng) bạn có lương ổn định của cả vợ lẫn chồng cùng những khoản bảo hiểm được mua từ ngày lập gia đình, do vậy bạn sẽ không vướng bận vào bất kỳ vấn đề tài chính nào. Từ 45 - 55 tuổi Theo thời điểm bạn kết hôn thì con của bạn bây giờ đã độc lập hoặc cũng không cần dựa dẫm quá nhiều vào bố mẹ. Do vậy, bạn có thể an nhàn hưởng thụ như du lịch nước ngoài hay mua một chiếc ô tô sang trọng mà bạn từng ao ước. 55 tuổi, bạn đã có thể an tâm nghỉ hưu với số tiền trong tài khoản. Nếu bạn muốn tiếp tục làm việc thêm 10 năm nữa thì thu nhập sẽ tăng thêm. Khi đó bạn có thể sử dụng tiền giúp con cái mua nhà hay cho các cháu tiền ăn học. Hãy nhớ rằng thói quen “chơi trước tiết kiệm sau” sẽ làm bạn ngày càng “nghèo” đi, nên suy nghĩ cẩn thận về kế hoạch tiết kiệm lâu dài khi bắt đầu có việc làm.
|
No comments:
Post a Comment