1.Không biết câu nói " Ăn để Sống và Sống để mà ăn " có từ bao giờ, nhưng đối với tôi thì nó thật là có lý. Khi trẻ thì ăn giúp tồn tại và có sức khỏe để học tập và lao động . Ăn gì cũng được, miễn là no bụng. Nếu có điều kiện khá hơn thì chọn thực phẩm đa dạng và giàu dinh dưỡng. Đến khi trưởng thành và có tuổi thì ăn lại cần ngon và bổ dưỡng hơn. Và quan trọng là biết cân đối thức ăn và thành phần dinh dưỡng cần và đủ cho mình.
Nói tóm lại trẻ ăn nhiều và thoải mái hơn, già thì cuộc sống được an nhàn và hưởng thụ ăn ngon và ăn ít hơn
Nói tóm lại trẻ ăn nhiều và thoải mái hơn, già thì cuộc sống được an nhàn và hưởng thụ ăn ngon và ăn ít hơn
2.Miếng ăn quá khẩu thành tàn đã là câu dân gian truyền lại từ bao đời nay. Ngày nay khoa học chứng minh miếng ăn tức 1 serving ( khẩu phần, hay portion ) ăn quá , ăn nhiều sẽ mắc bệnh mà là bệnh nan y , bệnh mãn tính như béo phì, tiểu đường, mỡ trong máu, tăng huyết áp...tim mạch, ..Ăn quá miệng ( mồm) nhai kiểu phồng mang trợn mắt là kiểu ăn tham.Do vậy mà khi ăn uống nên tự biết bản thân mình, có chấp nhận được món ăn, vị , đó không? ăn vừa sức và nghe ngóng cơ thể mình là biện pháp tránh ăn quá no, tránh dị ứng, và phình dạ dày.
Thức ăn, dù thức ăn đó bổ dưỡng, nhiều xơ, vitamin. Nhưng nếu ăn nhiều đều không tốt. Do vậy các nhà dinh dưỡng khuyên nên cân, đong, đo, đếm thực phẩm ăn vào. Không nên chủ quan nhìn bằng mắt và tự lượng sức mình. Vì ăn nhiều, về số lượng và chất lượng đều không tốt, dẫn đến thói quen, tập quán trong ăn uống và nếu có sở thích với món ăn ưa thích của mình thì càng nên có giới hạn liều lượng thích ứng.
Học ăn, học nói, học gói, học mở. Cái gì cũng phải học, phải biết và đọc. Học về ăn nó mang bao hàm ý, giáo dục văn hóa ẩm thực, ý thức cư xử, nhường nhịn, lễ phép, và sự hiểu biết của mình. Ngồi vào bàn ăn, nhìn cách ăn của mỗi cá nhân là biết ngay người đó thuộc dạng lớp người nào trong xã hội.
3. Tham thực thì cực đến thân bao hàm ăn nhiều thì mắc nhiều bệnh. Bệnh từ miệng vào, ăn ngon quen miệng, nhiều người biết đó là thức ăn không tốt đối với mình nhưng không kìm được, vẫn ăn và ăn nhiều. Đến khi bệnh nặng tái phát, tiến triển thì có thuốc đặc trị và tiền "tấn" cũng không chữa nổi. Nhiều người nghĩ rằng: Ăn với chất lượng thực phẩm giàu dinh dưỡng, và tất cả các thực phẩm đều loại hảo hạng số 1nhưng ăn quá nhiều trong 1 bữa thì cũng là gánh nặng cho tiêu hóa và dạ dày và thói quen đó tiếp diễn gây nên bệnh ăn nhiều và bệnh lý khác.Một số loại rau dạng lá, trứng và cá ngừ nằm trong số những thức ăn nhiều khả năng gây bệnh. Và những thức ăn tốt cho sức khỏe nhất cũng có khả năng gây bệnh cao nhất.Đó là kết luận trong một báo cáo của Trung tâm Khoa học và Quyền lợi Công cộng (CSPI) ở Mỹ. Báo cáo cho thấy các loại rau dạng lá, giá, và trứng cá nằm trong số những món ăn chứa nhiều vi trùng và toxin nhất.
Nhóm nghiên cứu phân tích dữ liệu liên quan tới các bệnh có nguyên nhân do thực phẩm được ghi nhận từ năm 1990. Họ phát hiện rằng rau dạng lá liên quan tới 363 đợt bùng phát và 13,600 ca bệnh, chủ yếu là do norovirus, vi khuẩn E.coli và vi khuẩn salmonella.
4. Ăn trông nồi ngồi trông hướng là nói lên sự lễ phép, kính trên nhường dưới. Ai cũng thích ăn ngon, ăn đồ bổ dưỡng . Nếu biết "chia ngọt, xẻ bùi và chia khẩu phần" thì ai cũng được hưởng mùi vị món ngon. Có những món ưu tiên người già, trẻ con, và có những món dành cho người trụ cột gia đình, hay những món nấu riêng cho người ốm đau bệnh tật cần bồi dưỡng, hoặc những món cho những người ăn sau, để phần. Tất cả những cư xử đó tuy nhỏ nhưng đều nói lên ý thức và sự tôn trọng về ăn uống với những thành viên trong gia đình và bạn bè.
5. Ăn có mời làm có khiến: Chẳng cần mâm cao cỗ đầy nhưng được lời mời còn cao hơn mâm cỗ. Mời ăn là sự tôn trọng bạn và người thân. Mời Ăn mang đậm chất thân tình, và kính trọng. Ăn ngon là quí nhưng nếu thiếu và có đơn giản 1 tý cũng không sao, vì ăn là mang tính chất xã giao, giao lưu và kết bạn chứ không phải ăn lấy no, ăn nhiều để ngày sau đỡ phải ăn. quan trọng là cư xử nét đẹp của gia chủ. Nhiều người được mời ăn , thấy thiếu , ăn không ngon thì lấy làm bực tức, dèm pha, như vậy là coi miếng ăn cao quá, mất nhân cách con người.
Rau, trứng, cá ngừ, hàu |
9 thực phẩm tiếp theo trong nhóm này bao gồm:
* Trứng, liên quan tới 352 lần dịch và 11.163 ca bệnh được ghi nhận
* Cá ngừ, liên quan tới 268 lần dịch và 2.341 ca bệnh được ghi nhận
* Hàu, liên quan tới 132 lần dịch và 3.409 ca bệnh được ghi nhận
* Khoai tây, liên quan tới 108 lần dịch và 3.659 ca bệnh được ghi nhận
* Pho mát, liên quan tới 83 lần dịch và 2.761 ca bệnh được ghi nhận
* Kem, liên quan tới 74 lần dịch và 2.594 ca bệnh được ghi nhận
* Cà chua, liên quan tới 31 lần dịch và 3.292 ca bệnh được ghi nhận
* Giá, liên quan tới 31 lần dịch và 2.022 ca bệnh được ghi nhận
* Trứng cá, liên quan tới 25 lần dịch và 3.397 ca bệnh được ghi nhận
Giá / rau mầm, pho mát, khoai tây, cà chua |
Hiện vẫn chưa rõ có bao nhiêu trận dịch hoàn toàn do thực phẩm gây ra. Các dữ liệu không thể phân biệt được một trận dịch là do cà chua gây ra hay do lỗi của các gia vị trong món salad. Các thực phẩm như khoai tây thường được nấu chín nên khó có chuyện riêng khoai tây gây ra tới 108 trận dịch.
Hầu hết mọi người trải qua kết cục tồi tệ khi thói quen trở thành sai lầm nên rất khó để ép buộc họ thay đổi.
No comments:
Post a Comment