Thursday, July 15, 2010

Bệnh Viện Nội tiết TƯ

Làm rõ uẩn khúc ở bệnh viện Nội tiết Trung Ương

Cập nhật lúc 14:12 | 16/06/2010 (GMT+7)
Sau khi PLVN online đăng tải những thông tin “có vấn đề” lien quan đến một số lãnh đạo Bệnh viện Nội tiết Trung ương, nhiều độc giả lên tiếng ủng hộ và tiếp tục cung cấp thông tin.
TIN LIÊN QUAN
Tín nhiệm ít
Bệnh viện Nội tiết  (BVNT) Trung ương là một đơn vị chuyên sâu, ở tuyến cao nhất, trong đội hình các cơ sở khám chữa bệnh đầu ngành của Bộ Y tế. Cách đây một năm, đơn vị cần một giám đốc để thay ông Tạ Văn Bình được Bộ Y tế cho thôi chức, chuyển công tác khác. Bộ Y tế tiến hành thăm dò ý kiến cán bộ, đảng viên trong BV và ông Nguyễn Vinh Quang –Phó Giám đốc, Đảng ủy viên chỉ được khoảng 20% phiếu tín nhiệm, kém một cán bộ khác được đến 60% số phiếu.
Bộ Y tế tiếp tục thăm dò ý kiến trong Đảng ủy, nhưng lúc đó nội bộ Đảng ủy BV không thống nhất, tiềm ẩn nguy cơ mất đoàn kết trong tương lai nên Bộ Y tế phải cử Tiến sĩ Nguyễn Văn Tiến, Cục phó Cục khám chữa bệnh về ổn định tình hình.
Tuy nhiên, trong công tác chỉ đạo tuyến và quản lý quầy thuốc ông Quang có nhiều dấu hiệu sai phạm nghiêm trọng. Ông Quang tham mưu và trực tiếp được Giám đốc giao việc sáp nhập Khoa Nội tiết 2 - đơn vị có nhiều thành tích cả trong chuyên môn lẫn xây dựng đội ngũ, dù đây không phải lĩnh vực do ông Quang phụ trách. Việc làm trên đã bị cán bộ, nhân viên phản đối.



x
Bộ Y tế cần sớm xử lý khiếu nại để ổn định tình hình ở BVNT

Sai phạm nhiều
Cuối năm 2008, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án Phòng chống Đái tháo đường (DA PCĐTĐ) thành mục tiêu Quốc gia và BV được giao là cơ quan đầu mối triển khai các hoạt động chuyên môn trên phạm vi cả nước.
Năm 2009, 63 tỉnh, thành và 6 Bộ được phân bổ kinh phí triển khai công tác sàng lọc phát hiện sớm bệnh nhân. Từ nhu cầu, mỗi tỉnh (Bộ) phải mua khoảng 1000 – 1300 que thử và 2 – 3 chiếc máy thử đường huyết. Giá mỗi que thử, tùy theo hãng dao động từ 7.000đ - 9.500đ; mỗi chiếc kim lấy máu khoảng 1.500đ và mỗi chiếc máy thử khoảng 100 USD.
Theo quy định, việc mua vật tư, thiết bị do địa phương tự đảm nhận, BV chỉ chỉ đạo các hoạt động chuyên môn. Thế nhưng, ông Quang đã gửi công văn đi các nơi “khuyến cáo các địa phương mua máy thử glucose máu, kim chích và que thử của Hãng Johson & Johson” . Việc làm đó đã vi phạm quy định của Bộ, làm mất tính canh tranh lành mạnh giữa các Hãng và gây “nhiễu” cho việc đấu thầu mua sắm ở các địa phương. Dư luận băn khoăn: Liệu ông Quang có vô tư không, có quan tâm đến “hoa hồng” của Hãng Johson & Johson không, để vi phạm quy chế một cách lộ liễu đến vậy?
Không chấp nhận cán bộ lãnh đạo có biểu hiện tiêu cực, một số người đã làm đơn tố cáo. Nhưng không hiểu sao sự việc không được xử lý đến nơi đến chốn, khiến không ít cán bộ, nhân viên và y bác sỹ bất an trong công tác.
Đề nghị Bộ Y tế và cơ quan chức năng sớm vào cuộc, kết luận để ổn định tình hình bệnh viện.
Mặc dù mới đề bạt BS Tiến nhưng cũng chẳng khá hơn về tinh thần trách nhiệm, trình độ BS này yếu kém lắm.


BS Hùng cũng cho biết: trước và và sau khi sự việc xảy ra, nhiều lần BS đã liên hệ với Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Văn Tiến, là người đang phụ trách ca trực bệnh viện nhưng không được. Khi gặp được trực tiếp giám đốc Tiến để báo cáo sự việc thì ông Tiến lại cho “đó là chuyện nhỏ” và bảo, sẽ giao vấn đề này cho phòng tổ chức cán bộ giải quyết. Thế nhưng, đến tận trưa ngày 15/7, vẫn chưa có cán bộ nào của phòng tổ chức cán bộ liên lạc hay thăm hỏi BS Hùng.

Trao đổi với Giám đốc Bệnh viện Nội Tiết Trung ương, ông Nguyễn Văn Tiến thừa nhận chuyện có nhóm côn đồ vào bệnh viện hành hung bác sỹ và ông vẫn đang làm việc với cơ quan điều tra.

Ông Tiến cũng cho biết, bệnh viện đang xem xét biểu dương BS Hùng, bởi hành động đã dám đứng ra bảo vệ người bị hại. Song, việc BS Hùng "cung cấp thông tin cho báo chí mà chưa có sự đồng ý của giám đốc thì anh Hùng là người không tốt!". Bởi, theo ông Tiến, bệnh viện là nơi bệnh nhân đến chữa bệnh nên rất cần sự yên tĩnh. Nếu làm lớn vấn đề thì còn ai người ta dám tìm đến bệnh viện chữa trị nữa?!

Đúng là đi chữa bệnh thì ai cũng muốn được chữa chạy ở nơi yên tĩnh, an toàn, nơi những thầy thuốc như mẹ hiền. Nhưng ngược lại, các bác sỹ đang làm việc, chữa trị cho các bệnh nhân, họ cũng rất mong muốn bệnh viện là một nơi an toàn, nơi các bác sỹ được bảo vệ tính mạng và bảo vệ không bị hành hung trong khi đang làm việc cứu người.

Nhưng tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương thì trái lại. Bác sỹ đã bị hành hành hung ngay trong bệnh viện, khi đang bảo vệ và điều trị cho bệnh nhân. Và đáng buồn hơn, khi bị hành hung, bác sỹ đã không hề được giúp đỡ, can thiệp, lại bị coi đó chỉ là một chuyện… rất nhỏ!!!



Khi được hỏi thì luôn có thái độ ỡm ờ..đó là BS Tiến


Tìm đến Giám đốc BVNT – Tiến sỹ Nguyễn Văn Tiến để tìm câu trả lời cho sự việc thì chúng tôi cũng không có cơ hội được gặp trực tiếp vị giám đốc này, chỉ có một cuộc trao đổi ngắn gọn qua điện thoại. Ông nói “Vấn đề này chúng tôi đang tổ công tác triển khai để đánh giá cụ thể vấn đề. Bệnh viện đã lập một tổ kiểm tra rồi, khi có kết quả sẽ gửi văn bản cụ thể”. Không biết tổ điều tra của ban giám đốc đã điều tra sự việc đến đâu? Và đến bao giờ công luận mới có được câu trả lời về những hành vi rất đáng lên án của những người mà đáng ra được coi là những người có đạo đức bậc nhất trong xã hội?



Kết luận Thanh tra: Giám đốc Bệnh viện Nội tiết TW Tạ Văn Bình có nhiều sai phạm
(07:00, 29/12/2008)

"Nhiều nội dung tố cáo là có cơ sở!”
Theo những nội dung mà Vietimes phản ánh, đồng thời căn cứ trên đơn thư tố cáo về những sai phạm của Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương Tạ Văn Bình của nhiều cán bộ CNV Bệnh viện Nôi tiết, ngày 04/8/2008, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ra Quyết định thanh tra số 2816/QĐ-BYT về việc giải quyết đơn thư tố cáo của người lao động. Từ ngày 06/8 – 24/9, đoàn thanh tra đã tiến hành làm việc với Lãnh đạo, các đơn vị, cá nhân có liên quan; đồng thời tiến hành kiểm tra, xác minh trực tiếp các nội dung nêu trong đơn thư.

Đoàn Thanh tra Bộ Y tế làm việc tại Bệnh viện Nội tiết.

Theo đó, Đoàn Thanh tra đã tiến hành thanh tra, xác minh trên các nội dung chính: Giám đốc Tạ Văn Bình vi phạm luật lao động và pháp lệnh công chức; bắt ép cán bộ công chức, nhân viên hợp đồng làm việc cả ngày thứ 7, CN, ngày lễ (kể cả ngày Quốc tế lao động 1/5); có tình trạng ưu ái, thiên vị trong việc bố trí, tiếp nhận và tuyển dụng, sử dụng CBCNV trong bệnh viện; Phạt tiền, trừ lương CBCNV trong đơn vị vô cớ, tuỳ tiện, sai nguyên tắc vi phạm pháp lệnh công chức; có những khuất tất về kinh tế như lập quỹ đen, tạo vây cánh, thu chi trong bệnh viện không minh bạch; việc giám đốc Tạ Văn Bình trù dập nhân viên; tổ chức đám cưới giả vi phạm đến đạo đức Đảng viên và nếp sống văn hoá mới…

Sau gần 2 tháng làm việc, Đoàn Thanh tra Bộ Y tế đã có báo cáo kết quả Thanh tra gửi tới bà Nguyễn Thị Xuyên - Thứ trưởng Bộ Y tế (ngày 29/10/2008). Nhiều nội dung mà bài báo phản ánh cùng những tố cáo của cán bộ CNV đã làm việc tại bệnh viện Nội tiết TW tố cáo những sai phạm của ông Tạ Văn Bình đã được đoàn thanh tra làm sáng tỏ.
Đối với nội dung tố cáo giám đốc Tạ Văn Bình có thái độ ưu ái, có tính chất cá nhân trong việc sắp xếp, bố trí nhân sự tại bệnh viện, đoàn thanh tra kết luận: nôi dung trên là có cơ sở. Kết luận này được căn cứ trên việc ông Tạ Văn Bình đã sắp xếp bố trí bà Nguyễn Thị Hồng Loan, viên chức của Học viện Y học cổ truyền VN giữ chức vụ Phó trưởng khoa điều trị tự nguyện (QĐ ngày 15/01/2008). Bà Loan được hưởng phụ cấp chức vụ tính vào lương theo hệ số 0,5 đối với nhiệm vụ quản lý, hướng dẫn sinh viện đại học, các đối tượng sau đại học, điều dưỡng viên đến thực tập tại bệnh viện Nội tiết; tham gia khám và điều trị, tham gia các công trình nghiên cứu khoa học... Trên thực tế, học sinh, sinh viên do Học viện Y dược cổ truyền VN (nơi bà Loan đang công tác) gửi sang bệnh viện Nội tiết chỉ theo đợt, nhưng bà Loan đã được chấm công 100% thời gian, hưởng thu nhập tăng thêm, phụ cấp chức vụ và phụ cấp trách nhiệm ngay từ ngày 10/0/2009. Việc chấm công và trả thu nhập tăng thêm như trên là sai so với thông tư số 04/BYT-TT (ngày 06/4/1996) của Bộ Y tế. Bà Loan là trường hợp được hưởng những “ưu ái” đúng như nội dung đơn thư do các cán bộ công nhân viên bệnh viện Nội tiết phản ánh.
Đối với nội dung ông Tạ Văn Bình có nhiều khuất tất về kinh tế, tạo vây cánh, sai phạm trong việc thực hiện quy chế tài chính, tiền quỹ khen thưởng, hoạt động của nhà thuốc bệnh viện, mua vật tư, hoá chất cho bệnh viện, mua sắm máy móc không đúng yêu cầu và chất lượng, đoàn thanh tra kết luận: Bệnh viện nội tiết đã thu phí khám chữa bệnh theo yêu cầu, KCB ngoài giờ hành chính, KCB thứ 7, tư vấn… cao hơn so với quy định nhà nước. Những khoản này không được hạch toán rõ ràng để làm căn cứ nộp thuế theo nghĩa vụ đối với nhà nước. Điều đó chứng tỏ, có dấu hiệu trốn thuế trong một thời gian dài. Nhiều khoản thu dịch vụ khác của bệnh viện cũng không được phản ánh đầy đủ bằng giấy tờ, sổ sách. (Trong nội dung của bài báo trước, căn cứ theo nội dung tố cáo của các cácn bộ CNV, đó là việc ông Bình tự ý đưa những khoản này vào “quỹ đen”, sử dụng cho mục đích cá nhân!).
Theo kết luận của đoàn Thanh tra về xác minh việc mua sắm máy móc dùng trong điều trị của bệnh viện có thể thấy sự không minh bạch. Năm 2001, bệnh viện Nội tiết đã tiến hành mua máy đo độ tập trung Iod phóng xạ (ATOM LAB 930) đặt ở khoa chẩn đoán hình ảnh, điều trị xạ và thăm dò chức năng. 2 năm sau, ngày17/9/2003, máy được chuẩn hoá, có sổ theo dõi lý lịch máy. Tháng 4/2006, máy bắt đầu hỏng. Từ năm 2006, không có nhật ký ghi theo dõi sử dụng của máy. Điều đáng nói, trong hoá đơn thanh toán của bệnh viện, máy này được mua với giá 299.695.000đ, trong khi giá gốc là 234.606.000đ. Chỉ với chiếc máy này, đã bị kênh lên trên 50 triệu!
Để xác minh độ chính xác của máy, đoàn thanh tra đã tiến hành đo thử nghiệm 3 bệnh nhân trên 2 máy (máy ATOM và máy thông thường). Kết quả cho thấy, hai máy có sự chênh lệch số liệu quá lớn! Trong điều trị y học, một sai số nhỏ đã có thể làm ảnh hưởng đến mạng sống của cả con người. Nếu như, để chứng minh cho việc máy không bị “đắp chiếu”, giám đốc Tạ Văn Bình vẫn cho nhân viên hàng ngày sử dụng máy ATOM để điều trị bệnh nhân, thì rõ ràng, cần phải xem đến mặt y đức của ông giám đốc!
Cũng như thế, máy thở đa năng (tại khoa Hồi sức cấp cứu), trong hồ sơ mời thầu của công ty TNHH Kỹ thuật Đông Nam Á là máy thở, nhưng trên thực tế lại là máy trợ thở. Ngay từ khi mua về, máy đã liên tục trục trặc, giá bị đội lên và thực tế, trong điều trị bệnh nhân cũng không được sử dụng thường xuyên. Máy gây mê kèm thở tại khoa ngoại cũng trong tình trạng tương tự.
Vẫn chỉ là phần nổi của tảng băng chìm!
Báo cáo Kết luận thanh tra gửi tới Thứ trưởng Bộ Y tế dày 50 trang đánh máy, với những kết luận từ 6 nội dung thanh tra, xác minh theo đơn phản ánh của cán bộ công nhân viên, tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều lao động, đó vẫn chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Nhiều nội dung kết luận vẫn chưa thực sự rõ ràng gây sự bực xúc của CBCNV.
Đối với nội dung giám đốc Tạ Văn Bình tự ý phạt tuỳ tiện, trừ vô lý vào tiền lương của cán bộ CNV, mức phạt quá cao (1 hệ số tương đương 500.000đ). Chị Đặng Thị Mai Trang, bác sỹ phòng Giáo dục truyền thông cho biết: Một lần chị đi muộn 7 phút do trời mưa. Một lần khác, do bệnh nhân bị nhiễm trùng bàn chân dẫn đến sốt cao, chị Trang đã thay đổi thuốc kháng sinh và bệnh nhân đã có tiến triển tốt. Sau khi nghỉ phép để tổ chức đám cưới và đi tuần trăng mật, chị Trang thấy mình bị trừ 5 hệ số (2.5 triệu đồng). Bà Nguyễn Thanh Xuân, Y tá khoa hồi sức cấp cứu bị phạt ½ hệ số, bị trừ 2 triệu đồng tiền tết dương lịch, 50% tháng lương thứ 13 vì không tham dự cuộc thi Y tá thanh lịch trong bệnh viện vàn buổi sáng thứ 7 do bận chăm sóc bệnh nhân. Không riêng chị Xuân, hơn chục CBCNV đều bị phạt như vậy.
Còn rất nhiều trường hợp khác bị phạt hệ số một cách tuỳ tiện, nhưng đoàn thanh tra chỉ xác minh và nêu lên 2 trường hợp. Chứng từ lưu trong việc thu chi, quyết toán của Quỹ Ban đời sống cũng chỉ còn lưu giữ từ đầu năm 2007 đến nay, còn từ năm 2006 trở về trước đều không được lưu. Ban đòi sống báo cáo là đã huỷ sau các ĐH CBCNV hàng năm!!!
Đối với 34 cán bộ bị thôi việc, thuyên chuyển hoặc chuyển công tác, đoàn thanh tra cũng chỉ nêu kết luận: ông Tạ Văn Bình có hành động trù dập nhân viên, những người không đồng ý với những hành động sai trái của mình, không cho cán bộ làm đúng chuyên môn buộc họ phải chuyển đi nơi khác!
Một điều khó hiểu khác, trong quá trình thanh tra những sai phạm của giám đốc Tạ Văn Bình về lĩnh vực kinh tế, đoàn thanh tra đã cập nhật số lượng xăng dùng cho chiếc xe do ông Bình sử dụng từ tháng 01/2006 đến tháng 7/2008, trung bình một tháng, lượng xăng tiêu thụ trên 500 lít. Ứng với lượng xăng trên, một ngày xe phải chạy đều đặn từ 120 – 130km. Làm việc với ông Phạm Quang Huyên, phó phòng hành chính, ông Huyên cho biết: xe đi nội thành không có lịch trình, chỉ có đi ngoại tỉnh mới có chứng từ đầy đủ!!! Trong Quy chế chi tiêu nội bộ của bệnh viện Nội tiết có ghi: “xe ô tô sử dụng chủ yếu với mục đích phục vụ bệnh nhân và các hoạt động khám chữa bệnh trong bệnh viện. Tất cả các trường hợp xin xe đi công tác đều phải bằng văn bản theo mẫu quy định (trừ trường hợp cấp cứu)…”. Với quy định này, giám đốc Tạ Văn Bình đã tự mình làm trái với quy chế thực hành tiết kiệm, chống lãng phí mà chính ông ký quyết định!
Xử lý đúng người, đúng tội không chỉ có ý nghĩa đảm bảo sự công bằng, dân chủ, mà còn là yếu tố quan trọng để tạo niềm tin cho người lao động.
Minh Đức (Vietimes)


No comments: