Tuesday, July 6, 2010

Dinh dưỡng với người tiểu đường

Vi chất cho người mắc tiểu đường





Những vitamin và chất khoáng cần thiết sau sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ với những người bị tiểu đường.




Vitamin C


Những người bị tiểu đường thường tập trung đường nhiều ở vùng gần thận, mắt và dây thần kinh gây hại cho những vùng này, vitamin C giúp điều chỉnh lượng đường cần thiết.


Vitamin E


Chứa chất chống ôxy hoá giúp insulin hoạt động hiệu quả và điều chỉnh lượng glucose trong cơ thể ở mức cho phép.


Biotin


Là thành phần của vitamin nhóm B rất cần thiết để tạo ra glucose.


Crôm


Mức glucose thích hợp giữ lượng insulin ở mức cho phép, crom giúp giảm lượng glucose thừa nhanh.


Mangan


Góp phần quan trọng trong việc chuyển hoá glucose.


Magiê


Cơ thể thiếu magiê ảnh hưởng đến tuyến tuỵ cản trở việc tạo ra insulin.


Vitamin B12


Giúp làm lành các tổn thương hệ thần kinh ở những bệnh nhân bị tiểu đường.


Vitamin B6


Rất cần thiết trong điều trị bệnh tiểu đường hoặc tổn thương thần kinh.


chỉ số đường huyết của thực phẩm (GI – Glyceamic Index) đóng vai trò tối quan trọng đối trong can thiệp dinh dưỡng dành cho bệnh nhân ĐTĐ. Bởi các loại thực phẩm sau khi ăn vào sẽ được tiêu hoá, hấp thu vào máu và làm tăng đường huyết gọi là phản ứng đường huyết. Mức độ tăng đường huyết tuỳ thuộc vào số lượng thực phẩm ăn vào, hàm lượng và loại chất bột đường (carbohydrate, glucid), thành phần chất đạm, chất béo, chất xơ chứa trong thực phẩm, cách chế biến....

Thực phẩm có GI trung bình và thấp sẽ cung cấp glucose chậm và đều đặn vào máu, giúp duy trì lượng đường huyết một cách ổn định và từ đó giúp hạn chế các biến chứng cho bệnh nhân ĐTĐ. GI được áp dụng tốt nhất đối với những thực phẩm có lượng bột đường cao. Các loại thực phẩm làm tăng đường huyết nhanh sẽ có GI cao từ 70 trở lên, mức GI trung bình là từ 56 đến 69, GI thấp dưới 55 sẽ là những loại thực phẩm làm tăng đường huyết chậm.



Đậu bắp chữa bệnh tiểu đường




Đậu bắp cũng là nguồn thực phẩm cung cấp chất xơ sáng giá là "bạn" bà bầu vì rất giàu acid folic.


Đậu bắp chứa rất nhiều vitamin A, vitamin nhóm B (B1, B2, B6), vitamin C, các nguyên tố khoáng vi lượng như kẽm và canxi. Đậu bắp cũng là nguồn thực phẩm cung cấp chất xơ sáng giá và là “bạn” bà bầu vì rất giàu acid folic. Đây là loại vitamin cần thiết cho việc hình thành ống thần kinh của thai nhi.


Dưới đây là giá trị dinh dưỡng của đậu bắp:


- Chất nhầy và chất xơ có trong đậu bắp giúp điều chỉnh lượng đường huyết bằng cách điều hòa sự hấp thu của chúng từ ruột non. Chất xơ của đậu bắp cũng là một “vệ sĩ” của hệ tiêu hóa.


- Đậu bắp giúp cơ thể tái hấp thu nước. Chất nhầy trong đậu bắp “bắt giữ” những phân tử cholesterol vượt chỉ tiêu cùng những độc chất phát sinh trong quá trình chuyển hóa rồi “áp giải” chúng đến phân để thải ra ngoài. Do chứa hàm lượng nước cao, đậu bắp còn giúp cơ thể tránh khỏi tình trạng táo bón, đầy hơi.






- Đậu bắp chứa calories thấp nên là thức ăn lý tưởng cho những người đang muốn giảm cân. Để hưởng được lợi ích sức khỏe tối đa của đậu bắp nên nấu nướng ở ngọn lửa thấp để chất nhầy ít bị thất thoát.


- Khi vào hệ tiêu hóa đậu bắp sẽ là mảnh đất màu mỡ cho những vi khuẩn có lợi, có thể sánh ngang tầm với sữa chua, giúp tổng hợp các vitamin nhóm B.


- Để làm đẹp tóc, cắt khúc đậu bắp và nấu đến khi nước nhầy ra tối đa. Sau đó để nguội rồi nhỏ vài giọt chanh vào, dùng dung dịch này gội đầu.


- Đậu bắp có tính nhuận trường, dùng trị hội chứng kích ứng ruột, làm lành các vết loét trong đường tiêu hóa, đồng thời xoa dịu những “niềm đau” từ trong ruột.


- Protein và dầu có trong hạt đậu bắp được xem là protein hạng nhất trong rau cải, rất nhiều amino acid thiết yếu cho cơ thể như tryptophan (giúp tinh thần thoải mái, ngủ ngon...), cystein...

No comments: