Sunday, February 12, 2012

1. Phồng rộp do đái tháo đường, các tổn thương trông giống như là vết phồng rộp do bị bỏng. Các vết phồng rộp thường lớn, không bị đau và không có biểu hiện viêm tấy đỏ. Chúng thường xuất hiện ở mặt lưng của ngón tay, bàn tay, ngón chân và bàn chân. Đôi khi vết phồng rộp xuất hiện ở cẳng tay, cẳng chân.




Thông thường các vết phồng rộp này sẽ lành sau khoảng 3 tuần và không để lại sẹo (nếu không bị nhiễm khuẩn). Những bệnh nhân bị tổn thương thần kinh do đái tháo đường hay bị mắc tổn thương này.

2.Bệnh nhân đái tháo đường có thể có nhiều tổn thương da khác biệt do các mạch máu cung cấp cho da bị tổn thương.

Khả năng mắc phải và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý nhiễm trùng trên những bệnh nhân đái tháo đường luôn cao hơn so với trên những người khác. Những vị trí có tồn tại sẵn nhiều vi khuẩn như đường tiết niệu, trên da, chân, tay, miệng… sẽ tiềm ẩn nguy cơ viêm nhiễm cao.

3. Tiểu đường làm tăng khả năng mất trí nhớ.

Nghiên cứu trong thời gian 15 năm dựa trên dữ liệu của hơn 1.000 nam giới và phụ nữ độ tuổi 60, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, đối với những người mắc bệnh tiểu đường có liên quan đến căn bệnh suy giảm trí nhớ sẽ tăng mức độ nguy hiểm so với những bệnh nhân mắc bệnh suy giảm trí nhớ mà không bị tiểu đường. Con số này cũng cao hơn 1,75 lần đối với việc phát triển các chứng mất trí dưới các hình thức khác.

Mối liên hệ giữa căn bệnh tiểu đường và căn bệnh giảm thiểu trí nhớ được các nhà nghiên cứu dựa trên các dữ liệu của nhiều yếu tố liên quan như tuổi tác, giới tính, huyết áp và các chỉ số về cơ thể.
Phòng ngừa và điều trị:

Ngoài việc phải dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ và tập thể dục đều đặn, người bệnh nên dùng các thực phẩm có tác dụng hỗ trợ phòng chống ĐTĐ, như:

Cải xà lách xoong (loại cọng dài) làm hạ ĐH, cung cấp nhiều chất khoáng cho cơ thể chống thiếu máu, chữa hoại huyết, giải độc cơ thể... Nhờ chất dầu có tính kháng khuẩn nên cải xà lách xoong còn có tác dụng chống cảm cúm mùa hè. Có thể ăn sống mỗi lần khoảng 100g, vò hoặc giã nát lọc lấy nước uống 2 - 3 lần trong ngày.

Đậu cô ve (đậu Hà Lan) có tác dụng lợi tiểu và làm giảm lượng đường trong máu nên dùng t r ị phù thũng và ĐTĐ. Nên mua loại quả nhiều thịt, hột nhỏ, khi quả già chín thì xuất hiện một loại albumin độc nhưng đun sôi thì chất này bị phá hủy, vì vậy phải nấu lâu hơn để giảm độc. Có thể luộc, xào, hoặc dùng dạng nước sắc: lấy khoảng 100g vỏ quả đậu khô ngâm trong 2 lít nước cho mềm rồi đun sôi nhanh, lấy nước uống trong ngày.

Hành tây: rất giàu khoáng tố vi lượng như: Ca, Na, Fe, K, P, S, I, Si …, tinh dầu disulfur allyl, protid, glucid, chất xơ, nhiều vitamin B1, B2, PP và C. Hành tây có nhiều công dụng trong y học, được dùng làm thuốc chữa ho, chống nhiễm khuẩn, chống huyết khối, chống xơ cứng động mạch, chống mệt mỏi, chữa suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh và có tác dụng làm hạ ĐH. Mỗi ngày sử dụng một củ nhỏ 100 - 200g dạng tươi hoặc 10ml rượu thuốc 20% (200g củ hành ngâm trong 1 lít rượu).

Khổ qua (mướp đắng): khi còn xanh khổ qua có tác dụng hạ nhiệt, tiêu đờm, làm nhuận tràng, sáng mắt, hạ ĐH. Tại khoa Y học cổ truyền Đại học Y Dược TP.HCM, bài thuốc khổ qua kết hợp với lá đa dạng trà dùng điều trị ĐTĐ trên lâm sàng cho kết quả rất tốt. Quả, thân, lá đều dùng được, mỗi ngày 1 - 2 quả hoặc 20g dây lá phơi khô sắc lấy nước uống.

Khoai lang: ngoài củ dùng làm thuốc nhuận trường, chữa táo bón và bệnh trĩ. Trong dây và lá khoai lang có chứa nhiều chất bổ dưỡng như: adenin, betain, cholin, khoáng tố, trong ngọn lá còn có thêm một chất có tác dụng như insulin, nhờ vậy mà đọt khoai lang được dùng điều trị ĐTĐ, sắc uống mỗi ngày từ 15 - 20g đọt khoai lang phơi khô rất tốt.

Tỏi: ngoài tác dụng tốt như kháng sinh, chữa cảm cúm, chữa giun, chống xơ vữa động mạch, hạ huyết áp, phòng chống ung thư... nghiên cứu gần đây còn cho thấy tỏi có tác dụng điều hòa hàm lượng đường trong máu, nhờ đó giúp ổn định ĐH. Có thể nhai sống 4 - 5 tép tỏi mỗi ngày hoặc sử dụng dạng rượu tỏi, nếu dùng dạng cồn tỏi thì mỗi ngày dùng 20 - 40 giọt.
( Công trình nghiên cứu của Trung tâm Dinh dưỡng con người thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết, tỏi làm hạ thấp lượng đường cũng như làm tăng lượng insulin trong máu).
Quế: kết quả nghiên cứu tại Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) chứng minh quế giúp kiểm soát lượng ĐH rất hữu hiệu trên các bệnh nhân ĐTĐ týp 2, mỗi ngày sử dụng 1g bột quế (khoảng 1/4 muỗng cà phê) trong 6 tuần không những giúp giảm lượng ĐH mà còn giảm được các chất cholesterol xấu và triglyceride trong cơ thể. Tuy nhiên, quế có tính đại nhiệt (quá nóng) nên cần thận trọng khi sử dụng ở người già yếu, phụ nữ có thai. Khi thấy nóng thì có thể ngưng uống.
Có thể : Uống ¼ thìa bột quế mỗi ngày giúp tăng phản ứng với insulin, giảm chứng viêm sưng ở phụ nữ lớn tuổi, và giúp làm giảm lượng đường ở bệnh nhân tiểu đường.
Trà xanh: Theo các công trình nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Journal of Agricultural and Food Chemistry, trà xanh giúp điều hoà lượng đường trong máu, do đó có thể ngăn ngừa hay làm giảm bệnh tiểu đường.

Giấm: Công trình nghiên cứu của Trường ĐH Arizona (Mỹ) cho thấy, việc uống khoảng 2 thìa giấm trước mỗi bữa ăn sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu bệnh nhân tiểu đường tới 25%. Đặc biệt, theo các nhà nghiên cứu của Italia, uống giấm rượu táo trong bữa ăn sẽ giảm lượng đường trong máu tới 30%.

Táo: Một công trình nghiên cứu của Phần Lan cho rằng, những thực phẩm có lượng chất quercetin cao, chẳng hạn như táo, giúp làm giảm tiểu đường. Những nguồn giàu quercetin khác là cà chua, dâu tây và các loại rau có lá xanh.
Cam: Do cam có chứa nhiều vitamin C và các chất chống ôxy hoá, nên bệnh nhân tiểu đường có thể dùng cam để ăn vặt hàng ngày và thường xuyên.

Sôcôla đen: Theo các nhà nghiên cứu của Trường ĐH Tufts, sôcôla đen làm tăng phản ứng với insulin, giúp chống lại tình trạng kháng insulin, và như vậy việc sử dụng insulin của cơ thể sẽ hiệu quả hơn.

Ăn cá giúp ngừa tiểu đường

Bổ sung một lượng lớn a-xít béo omega-3 từ cá có thể giúp ngừa nhiều bệnh mãn tính có liên quan tới béo phì như tiểu đường và bệnh tim mạch.

Đó là kết luận của các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson và Đại học Alaska-Fairbanks (Mỹ) sau khi khảo sát chế độ ăn uống của 330 người (70% trong số này bị thừa cân hoặc béo phì), được công bố trên chuyên san Dinh dưỡng châu Âu.

Các chuyên gia nghiên cứu những chất a-xít béo: a-xít docosahexaenoic (DHA) và a-xít eicosapentaenoic (EPA) có trong cá hồi và một số loại cá nhiều mỡ khác. Nhóm nghiên cứu nhận thấy những ai có hàm lượng DHA và EPA trong máu thấp thì tình trạng béo phì làm gia tăng cả hàm lượng chất béo có hại triglycerides và C-reactive protein, vốn là những tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim cũng như có thể là bệnh tiểu đường



Phòng tiểu đường không khó

Ăn nhiều rau xanh giảm nguy cơ bệnh tiểu đường. Cần có chế độ ăn hợp lý theo tuổi, nghề nghiệp, và cân nặng cơ thể. Các thực phẩm lựa chọn đa dạng, cân đối và phù hợp với bệnh lý.


Đái tháo đường (còn gọi là tiểu đường) là bệnh lý rất “thời thượng” vì tốc độ phát triển đã gia tăng quá nhanh trong thời gian gần đây.


Vì sao mắc bệnh này và làm cách nào phòng tránh là vấn đề được nhiều người quan tâm.



Bình thường, chất đường từ thực phẩm ăn vào sẽ hấp thu vào máu, sau đó được đưa vào tế bào cơ quan bộ phận trong cơ thể nhờ chất insulin là một nội tiết tố do tuyến tuỵ tiết ra. Ở người đái tháo đường, chất insulin này được tiết ra không đầy đủ hoặc không hoạt động tốt làm cho lượng đường trong máu tăng quá cao, vượt khả năng giữ lại của thận, hậu quả là xuất hiện đường trong nước tiểu.



Tìm hiểu về nguyên nhân gây ra bệnh lý đái tháo đường, đến nay đã thấy có rất nhiều yếu tố liên quan. Cụ thể, yếu tố di truyền được đề cập khá mật thiết.



Trên một số cơ địa đặc biệt, khi gặp phải các yếu tố thuận lợi sẽ dễ dàng phát thành bệnh. Những căng thẳng (stress) về thể chất hay tinh thần sẽ làm tăng các nội tiết tố gây stress và làm tăng đường huyết. Những nhiễm trùng siêu vi cúm, quai bị, Rubella, Coxsackie B… hoặc một số loại thuốc có thể làm tổn thương tuyến tuỵ gây giảm tiết insulin.



Có rất nhiều bằng chứng cho thấy đái tháo đường có thể là một bệnh tự miễn, tức là bệnh do cơ thể tự sinh ra các chất chống lại chính tuyến tuỵ của ta. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến sinh bệnh đái tháo đường loại 2 (thường gặp ở người 45 tuổi trở lên) là các rối loạn chuyển hoá của cơ thể như thừa cân béo phì, ít vận động cơ thể, tăng mỡ trong máu, cao huyết áp, viêm tuỵ, rối loạn đường huyết lúc đói, rối loạn dung nạp đường, phụ nữ có tiền căn sinh con trên 4 kg (đái tháo đường thai kỳ)…



Như vậy, mặc dù có ảnh hưởng của các yếu tố di truyền – cơ địa nhưng việc phòng tránh đái tháo đường xảy ra trên từng cá thể vẫn có thể thực hiện được. Cụ thể bằng chế độ ăn uống điều độ và hợp lý, tập luyện thể dục thể thao hằng ngày, giữ mức cân nặng lý tưởng so với chiều cao. Một chế độ ăn nhiều rau (khuyến cáo 300g rau, củ/ngày cho người trưởng thành), khoai củ, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây ít ngọt, thay một phần thịt bằng cá và đậu hũ, hạn chế thức ăn chiên, rán, quay nhiều dầu mỡ và các thức ăn, thức uống ngọt nhiều đường, kiểm soát lượng muối ăn… là rất cần thiết cho sức khoẻ. Đi bộ ít nhất 30 phút/ngày và liên tục 4 – 6 ngày/tuần là phương thức vận động thích hợp cho hầu hết các đối tượng. Các nghiên cứu cho thấy mỗi ngày cần bước đi từ 6000 đến 10.000 bước là rất tốt.



Việc kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm và thử đường huyết (sau khi nhịn đói 8 giờ) là những biện pháp cơ bản để tầm soát và phát hiện sớm bệnh lý, giúp ích cho việc điều trị và hạn chết các biến chứng nặng nề của bệnh./.

No comments: