Monday, December 14, 2009

Huyết áp thấp và chế độ ăn nấm thực vật

   Theo những tài liệu gần đây cho thấy trên 60% phụ nữ ít nhiều mắc chứng đau đầu, chóng mặt do bệnh huyết áp thấp.

  Theo định nghĩa của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh này là biểu hiện rối loạn chức năng vỏ não của trung khu thần kinh vận mạch, trị số huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg, mạch áp có hiệu số thường dưới 20 mmHg.

   Các triệu chứng chung là đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tinh thần mỏi mệt, dễ say xe, buồn ngủ, hơi thở yếu, ngắn, chân tay mềm, yếu, dễ ra mồ hôi, ù tai, họng khô, khát, có thể đau lưng, mỏi gối, chân tay lạnh, sợ lạnh thậm chí nám da, tàn nhang, trứng cá, nếp nhăn... thậm trí mau già. Để khắc phục hậu quả này thì một chế độ ăn hợp lý sẽ mang lại hiệu quả khả quan cho những người Huyết áp thấp không thich ăn nhiều đạm động vật.
  1. Chế độ giàu đạm thực vật như Đậu, đỗ và các chế phẩm. Thì chúng ta không thể quên được nấm. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loài nấm như nấm hương ( còn gọi là nấm đông cô),nấm rơm, nấm mèo, nấm bào ngư, nấm kim châm, nâm linh chi, nấm kefir, và nấm mối....
          Nấm là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng chứa nhiều loại Vitamin (A, B, C, D, E...) và các chất kháng sinh, vi lượng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Tùy từng loại nấm mà thành phần dinh dưỡng của chúng cao hay thấp, nhưng thông thường thì trong 100gram nấm hương có đạm 12,5; chất béo 1,6; glucid 60;canxi 16mg;kali 240mg; sắt 3,9mg , vitamin A,B,C,D,E, các chất vi lượng và khác sinh tự nhiên.Nấm không gây chứng xơ cứng động mạch và không làm tăng cholesterol trong máu như các loại thực phẩm nguồn gốc động vật.

        Một trong những loại đang được ưa thích và ngon, dễ chế biến đa dạng là Nấm hương, nấm bào ngư, và nấm kim chi. 

    Nấm bào ngư  Nhật hay còn gọi là nấm bào ngư chân dày (cùi dày), nấm đùi gà, là một loại nấm ăn có mùi thơm của quả hạnh, vị ngọt và giòn của bào ngư, đặc biệt khi chế biến món ăn từ nấm bào ngư Nhật cùng với thịt hoặc thủy hải sản thì càng tuyệt vời hơn. Dinh dưỡng nấm bào ngư Nhật rất cao không kém hơn dinh dưỡng các sản phẩm từ động vật. Kết quả phân tích cho thấy nấm bào ngư Nhật hàm lượng protein chiếm khoảng 25%, đặc biệt có chứa hơn 18 loại axit amin, ngoài ra còn có carbohy drate, nhiều vitamin và các khoáng chất khác. Sử dụng nấm không những không tăng cân mà còn ngăn ngừa một số bệnh như: giảm cholesterol trong máu, tiểu đường, béo phì, đau bao tử, rối loạn gan, ung thư,v.v.., đồng thời người ăn nấm thường xuyên sẽ giúp cơ thể tăng tính miễn dịch, điều hòa huyết áp, dễ tiêu hóa và chống lão hóa.Nấm bào ngư Nhật có thể bảo quản ở nhiệt độ 10-12oC kéo dài 3-5 ngày mà chất lượng thay đổi không đáng kể.
          Nấm bào ngư  hiện nay được phổ biến nhiều ở việt nam, còn được gọi là nấm sò, là thực phẩm rất tiện ích cho cuộc sống con người. Nấm dễ nuôi trồng và hoàn toàn có lợi về vấn đề môi trường. Đặc biệt, nấm còn còn là "rau sạch" và vừa là "thịt sạch".Các loài nấm bào ngư pleurotus là nguồn thực phẩm bổ dưỡng quý giá với hàm lượng protein cao tới 33 - 43% sinh khối khô, thành phần acid amin phong phú, có đủ các acid amin không thay thế; bên cạnh đó là các thành phần gluxit, vitamin, khoáng chất, acid béo (chủ yếu là acid không no, acid hữu cơ)...
       Ngoài giá trị dinh dưỡng, nấm ăn còn có nhiều đặc tính của biệt dược, có khả năng phòng và chữa các bệnh như làm hạ huyết áp, chống béo phì, chữa bệnh đường ruột, thiếu máu và đặc biệt là đã có một số công trình nghiên cứu còn cho rằng nấm bào ngư còn có khả năng chống bệnh ung thư (hướng nghiên cứu này sẽ được tiếp tục làm sáng tỏ trong tương lai)

          Cách nấu nấm bào ngư  :Nấm cắt gốc ngâm trong nước muối pha loãng 5 phút, rửa lại nước lạnh, vắt ráo, thơm cắt lát mỏng, vắt lấy nước cốt nêm muối và đường,Kiệu cắt sợi để riêng, ngò gai lặt rửa, cắt nhỏ.
Nấu dầu sôi xào kiệu vàng, cho nấm vào xào nhanh  tay nêm nước tương, cho nước cốt thơm và nước sôi vào, nêm gia vị vừa ăn, sôi lại cho ngò gai nhắc xuống rắc tiêu vào.

         Một bữa ăn đơn giản được chế biến  hợp lý :Canh sườn, nấm bào ngư, Rau mồng tơi xào mực nõn, Chè sen, hạt lựu

       Canh sườn, nấm bào ngư :nguyên liệu- 400g sườn non, 300g nấm bào ngư tươi, 1 củ cà rốt, 5 củ hành tím,- Muối, đường (1/2 thìa cà phê),- 2 thìa cà phê hạt nêm, 1/3 thìa cà phê tiêu.
       Cách làm:1. Sườn chà muối, rửa sạch, chặt miếng vừa ăn (dài 4cm). Nấm bào ngư lớn cắt đôi, nấm nhỏ để nguyên. Cà rốt gọt vỏ, tỉa hoa, thái khoanh dày 0,3cm.
    . Đun sôi 800ml nước, cho 1/2 thìa cà phê muối, sườn và hành tím vào nấu. Nước sôi lại, hớt bọt để nước trong. Cho tiếp cà rốt vào nấu, nêm hạt nêm, đường.
. Cà rốt chín, cho nấm bào ngư vào nấu thêm 2 phút, tắt bếp. Múc canh ra tô, rắc thêm 1/3 thìa cà phê tiêu.

    Rau mùng tơi xào mực nõn: nguyên liệu:- 1 bó rau mùng tơi, 200g mực ,1/2 quả ớt chuông, Nước mắm, gừng, đường, dầu mè đen.
    Cách làm:1. Mực rửa sạch khứa vẩy rồng. Ớt chuông, rau mùng tơi rửa sạch thái sợi.2. Bắc bếp, phi thơm gừng, cho mực, ớt vào xào nhanh tay. Khi thấy mực vừa cong mình thì cho tiếp mùng tơi vào xào, nêm nước mắm, đường. Tắt bếp, nhắc xuống.Trút ra đĩa, dùng nóng.

      Chè sen, hạt lựu:Nguyên liệu - 100g hạt sen khô, 100g đường cát trắng,100g đường phèn, 30g hạt lựu màu đỏ, 30g hạt trân châu lớn 1/2 thìa cà phê nước hoa bưởi.
     Cách làm:1. Hạt sen ngâm với nước ấm cho nở, rửa sạch, luộc chín. Hạt trân châu luộc chín (khoảng 5 phút), vớt ra để ráo. Sau đó ngâm nước để chúng không dính vào nhau.
2. Cho trân châu vào nồi hạt sen, thêm đường phèn, đường cát. Khi đường tan hết, cho hạt lựu vào đun thêm 1 phút, tắt bếp.
3. Cho nước hoa bưởi vào để tạo hương thơm. Múc chè ra bát, dùng nóng.

 Nấm kim châm là một trong những loại nấm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100 g nấm kim châm khô có hơn 31 g protid, 6 g lipid. Nó chứa nhiều loại vitamin như B1, B2, C, PP, E và các acid amin cần thiết cho sự phát triển cơ thể, trong đó đặc biệt nhiều lysine (hàm lượng cao gấp đôi so với nấm mỡ), rất cần cho quá trình sinh trưởng phát dục, cải thiện chiều cao và trí lực của trẻ em. Vì thế, loại nấm ăn này còn được gọi là nấm tăng cường trí lực.
          Ngoài ra, hàm lượng Zn và K trong nấm kim châm tương đối cao trong khi nhưng hàm lượng Na lại rất thấp nên đây cũng là một trong những loại thực phẩm hữu ích cho người già và những bệnh nhân bị tăng huyết áp. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, nấm kim châm còn có tác dụng làm hạ mỡ máu, phòng chống bệnh lý viêm loét đường tiêu hóa và bệnh gan mật. Các nhà khoa học Nhật Bản đã chiết xuất từ loại nấm này ra một chất có tác dụng chống ung thư rất hiệu quả. Bởi vậy ở Nhật Bản, nấm kim châm trở thành loại thực phẩm rất được ưa chuộng.

    Nhìn chung, nấm kim châm dùng rất tốt cho trẻ em và người lao động trí óc đang tuổi phát triển, những người suy dinh dưỡng, thiếu máu, thể chất hư nhược, bị bệnh tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, vữa xơ động mạch, béo phì, tiểu đường, ung thư... Tuy nhiên, theo y học cổ truyền, nấm kim châm vị ngọt, tính mát nên những người tỳ vị hư nhược, hay đầy bụng, chậm tiêu, đại tiện lỏng, nát thì không nên dùng.

    Có nhiều cách dùng nấm kim châm, đơn giản nhất là xào nấu đơn thuần, hoặc xào phối hợp với nhiều loại thực phẩm khác. Dưới đây là một số ví dụ điển hình:

  •  Nấm kim châm 300-500 g, thịt gà 150 g, mực tươi 150 g, trứng gà một quả, cà rốt, dưa chuột, gừng tươi, dầu ăn, bột đao, gia vị vừa đủ. Nấm kim châm chần qua nước sôi, để ráo; mực tươi thái chỉ, chần nước sôi cùng với gừng tươi giã nát; thịt gà thái chỉ ướp gia vị, lòng trắng trứng và một chút bột đao. Đun dầu nóng già rồi cho nấm, thịt gà và mực vào xào (dùng lửa to đảo nhanh tay), ăn nóng.
  • Nấm kim châm 150 g, gan lợn luộc chín thái chỉ 150 g, hành hoa 50 g, củ cải thái chỉ 50 g, nước dùng 50 ml, nước gừng tươi, tỏi, dầu ăn và gia vị vừa đủ. Đổ dầu ăn vào chảo, phi tỏi rồi cho nấm, gan lợn, củ cải vào xào, chế thêm nước gừng, gia vị và nước dùng, khi gần được cho hành hoa vào, đun to lửa, đảo nhanh tay thêm ít phút là được, ăn nóng.
  • Nấm kim châm 300 g, thịt bò 200 g, măng củ 100 g, củ cải 50 g, khoai tây một củ, nước gừng tươi, nước dùng, dầu ăn và gia vị vừa đủ. Nấm kim châm cắt đoạn chừng 5 cm; măng củ và củ cải thái chỉ; thịt bò thái miếng mỏng to bản, ướp nước gừng và gia vị. Dùng từng miếng thịt bò cuộn nấm kim châm, măng và củ cải rồi đem hấp cách thủy; tiếp đó đun sôi nước dùng, chế đủ gia vị và cho thêm một ít bột đao rồi bỏ thịt bò cuộn rim kỹ là được, ăn nóng với rau sống.
         Công dụng: lợi gan, tránh bị phù thũng tích nước, tăng sức đề kháng ung thư

  • Nấm kim châm 300 g, thịt ba chỉ 150 g, tôm nõn 50 g, đậu hà lan 20 g, trứng gà một quả, dầu ăn, bột đao và gia vị vừa đủ. Nấm chần qua nước sôi; thịt thái chỉ, ướp gia vị và lòng trắng trứng gà. Đổ dầu ăn vào chảo, phi hành tỏi rồi cho tôm nõn và thịt gà vào xào, sau đó cho tiếp nấm và đậu hà lan, đun to lửa, đảo nhanh tay chừng ít phút là được, ăn nóng.
  • Nấm kim châm 250 g, giá đỗ 250 g, ớt xanh và đỏ mỗi loại 50 g, cà rốt 50 g, tỏi, dầu ăn, đường trắng và gia vị vừa đủ. Nấm kim châm và giá đỗ chần qua nước sôi; ớt và cà rốt thái chỉ, chần qua nước sôi. Dùng nước mắm, đường, giấm, mỳ chính và tỏi, ớt băm nhỏ pha sẵn vào bát, nếm thấy vị chua, ngọt, mặn, cay dịu là được. Khi ăn, trộn đều nấm, giá đỗ, ớt và cà rốt, cho vào đĩa rồi rưới nước gia vị đã pha vào trộn đều cho ngấm, có thể chế thêm một chút dầu thực vật rồi rắc rau thơm thái nhỏ lên trên, ăn nguội. Công dụng: tiêu hóa gan mật, thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu.
  • Nấm kim châm 200 g, mực tươi 300 g, rau cần 150 g, củ cải 100 g, gừng tươi thái chỉ, tỏi và gia vị vừa đủ. Nấm ngâm nước sôi 2 phút, vớt ra để ráo; rau cần cắt đoạn; củ cải gọt bỏ vỏ, thái chỉ, chần qua nước sôi; mực thái chỉ, luộc chín cùng với gừng tươi; pha nước gia vị như cách trên. Trộn đều nấm, mực, rau cần và củ cải, cho vào đĩa rồi rưới nước gia vị đã pha vào trộn đều cho ngấm là được, rắc rau thơm lên trên, ăn nguội. Công dụng: bổ máu, trừ phong thấp.
  • Từ các loại nấm hương, mộc nhĩ, nấm rơm, nấm sò, nấm mỡ,... có thể chế biến thành nhiều loại món ăn khác nhau, từ món súp khai vị, xào thập cẩm cho đến món nấm luộc đơn giản chấm tương gừng. Có nhiều món ăn mà trong đó nấm chỉ là thành phần nguyên liệu phụ nhưng lại tạo nên hương vị riêng rất hấp dẫn như: Tôm nõn xào nấm, lẩu hải sản - nấm hương, tim cật xào nấm tuyết, măng miến nấu với mộc nhĩ...
  • Trong y học, nấm được coi là loại dược phẩm quý có tác dụng bồi dưỡng cơ thể, tăng sức đề kháng. Nấm linh chi có xuất xứ từ các núi đá vùng Tây Tạng, Triều Tiên,... có tác dụng chống sự di căn của khối u, an thần; mộc nhĩ trắng có chất chống phóng xạ; nấm hương bổ gan; nấm vân chi chống ung thư...
Các hoạt chất dược liệu của nấm dễ tinh chế, chiết suất. Trường hợp sử dụng nấm đơn giản trong các bữa ăn hàng ngày, các hoạt chất này vẫn phát huy tác dụng. Nấm hương từ xưa được coi là “món ăn vị thuốc” quí vì ăn thường xuyên nấm hương sẽ làm tăng sức đề kháng, tốt cho gan và đặc biệt là làm giảm cholesterol trong máu.
Còn gan nhiễm mỡ? Nếu gan nhiễm mỡ do rượu, do hút thuốc lá thường xuyên thì nấm gì cũng chào thua. Nếu gan đã bị nhiễm siêu vi B,C, các tế bào gan đã bị suy yếu, bị bọc mỡ thì ăn nấm là cách thay đạm động vật bằng đạm thực vật để gan không bị quá tải.
Với lợi ích của nấm về bảo vệ sức khỏe thì mong rằng các chị em hãy mang lại sự hiểu biết của mình để bảo vệ hạnh phúc và ngăn ngừa bệnh tật nhé,

Cần phân biệt giữa nấm ăn được và nấm độc rất sặc sỡ, đẹp sẽ gây chết người. Chính vì vậy mà có 1 số người cho rằng ăn nấm sẽ mắc ung thư hoặc bệnh về máu gây chết người .

No comments: