Thursday, June 17, 2010

Luật và cuộc sống

Trong cuộc sống muôn hình muôn vẻ, Nhưng đều có qui luật .
Như qui luật của tạo hóa, qui luật cuộc sống, luật nhân quả và qui luật tạo thành..Nó muôn màu lắm. Chính vì vậy mà đã có câu" Lưỡi không xương, nhiều điều ( đường) ngoắt nghéo"
      Hay " Nói xuôi cũng được, nói ngược cũng xong".
Nhưng nếu mình hiểu biết, và có kiến thức về pháp luật thì chẳng ai làm gì được mình, có lý lẽ, có bằng chứng và phân tích thấu đáo việc gì cũng qua.
Cuộc sống thật muôn màu. Ngành, nghề, gia đình, trường , sở, công ty, bất cứ làm gì? ở đâu?  cũng cần luật hết.
Vậy tốt nhất là tự học hay học thêm bằng luật là vô cùng cần thiết cho bản thân, công việc cuộc sống của mình.

Nghề báo càng cần hiểu biết luật hơn, vì truyền thông mà.
Nghệ sĩ có tác động nhất định với xã hội không chỉ qua thực hiện thiên chức nghệ thuật mà còn qua hình ảnh, sinh hoạt đời tư.
Nhưng nghệ sĩ cũng là con người có đúng, có sai. Thông tin về đời tư nghệ sĩ sao cho không tổn hại chuyện riêng và không tác hại cho xã hội?
Giữa trùng trùng điệp điệp thông tin như hiện nay, một thông tin sống được với công chúng phải tác động đến cảm xúc của người tiếp cận thông tin. Cảm xúc của công chúng càng mạnh, thông tin đó càng có cơ hội được chú ý nhanh và lưu lại lâu. Có nhiều cung bậc cảm xúc được khai thác cho việc chú ý đến thông tin: thích thú, ngưỡng mộ, thương cảm, tức giận, bất bình,… và không loại trừ cả những cảm xúc liên quan đến vấn đề giới tính, tình dục.
Không thể phủ nhận tính hấp dẫn của dạng thông tin có chứa những cảm xúc loại này. Đây là những cảm xúc rất kín đáo, thường bị đè nén do chuẩn mực xã hội nhưng lại rất dễ được kích hoạt trong đời sống cảm xúc của cá nhân. Tuy nhiên, hệ quả chứa mặt tiêu cực của những cảm xúc dạng này đã được các nhà giáo dục, nhà hoạt động xã hội lên tiếng nhắc nhở. Về trách nhiệm xã hội, việc thông tin đời tư nghệ sĩ ở mức nào là phù hợp?
Thiếu tướng Hữu ƯớcTổng Biên tập CAND:
Lợi ích cộng đồng - hành lang pháp lý của nhà báo
Ngoài phục vụ yêu cầu chính trị, báo chí còn có chức năng thỏa mãn nhu cầu giải trí của bạn đọc. Thông tin về người được xã hội chú ý luôn là nguồn đề tài vô tận nuôi sống báo chí. Tôi không có chủ trương không đăng chuyện đời tư của giới nghệ sĩ, điều quan trọng là đưa nó như thế nào và tác động của nó ra sao.
Ngay khi nghệ sĩ đến cung cấp thông tin cho phóng viên nhằm mục đích lăng xê thì chúng tôi cũng không ngại đăng, miễn thông tin đó không ảnh hưởng xấu đến một cá nhân nào khác và không gây ra hậu quả nghiêm trọng nào. Để thẩm định điều này, tôi luôn căn dặn phóng viên của mình khi tiếp nhận thông tin phải xem xét thật kỹ liệu họ cung cấp thông tin vì động cơ gì, đừng thấy thông tin hấp dẫn mà vội lao vào, cuốn theo để rồi “sập bẫy”.
Tuy nhiên, trước hết đó phải là sự thật. Có những thông tin nhân vật đã đồng ý cho đăng hay chính miệng họ kể nhưng chưa hẳn đã là sự thật. Trước hết là nhà báo, anh phải có nghĩa vụ kiểm chứng thông tin.
Dù vậy, cũng có những thông tin là sự thật 100% và khi đăng số lượng phát hành có thể tăng vọt nhưng tôi vẫn quyết không đăng vì nó ảnh hưởng nặng nề đến uy tín, danh dự của những người liên quan.
Chẳng hạn báo chí công bố một bí mật về một nữ nghệ sĩ có gia đình ngoại tình với một nam nghệ sĩ khác.
Có thể phóng viên không có động cơ xấu khi đưa tin nhưng độ từng trải chưa có, còn non tay nghề, hoặc anh cố ý viết vì một động cơ nào đó. Nhưng trước khi đặt bút viết, anh phải đặt mình vào vị trí của nhân vật xem thông tin đó có gây phương hại nghiêm trọng gì đến đời sống riêng tư của họ và có tác động tích cực đến công chúng. 
Cho dù chuyện nữ nghệ sĩ ngoại tình là có thật thì nó có lợi ích gì cho công chúng? Có những sự thật riêng tư khi đăng lên sẽ gây xấu hình ảnh của người nghệ sĩ trong mắt công chúng nhưng nó giúp người nghệ sĩ ấy điều chỉnh hành vi, hoàn thiện nhân cách và được dư luận ủng hộ thì đáng đăng chứ.
Trong thời gian chờ luật hoàn thiện, các nhà báo hãy lấy công chúng làm hành lang pháp lý để hoạt động. Trong mỗi bài báo, hãy đặt lợi ích công lên hàng đầu và cứ đi theo hướng ấy sẽ không lo đi lệch.
Tôi không ngại khi phóng viên đề cập đến những vấn đề riêng tư của giới nghệ sĩ nhưng tôi buộc họ phải cam kết dù có bị kiện họ vẫn có bằng chứng để người đi kiện không thể thắng kiện. Cứ hướng ngòi viết vào sự thật và đặt lợi ích cộng đồng lên hàng đầu, bạn đã có một hành lang pháp lý an toàn cho chính mình.
Đoàn Bắc Việt TrânCV tâm lý đài 1080:
Cần giữ ranh giới những bí mật
Cá nhân cần được bảo vệ ranh giới của riêng mình và phải biết cách tự bảo vệ ranh giới ấy. Ở đây gồm cả vật chất (cơ thể, nhà ở…) và tinh thần (suy nghĩ, tình cảm…), cả ranh giới pha trộn hai yếu tố ấy (các mối quan hệ, thư từ…). Khi cá nhân đồng ý mở cửa ranh giới, thường đó là sự kiện làm cá nhân cảm thấy thoải mái, vui vẻ, tự hào. 
Ngược lại, những khoảng bị đóng kín, được coi là bí mật, thường là những sự kiện đau buồn, tổn thương, sợ người khác không thông cảm được. Bí mật này lại là mảnh đất rất tốt của truyền thông, nhất là khi cá nhân ấy là nhân vật nổi tiếng. Những góc khuất này rất dễ gây cảm xúc mạnh với công chúng nhưng cũng tạo phản ứng ngược với người bị tiết lộ. Họ rất dễ bị tổn thương tâm lý hoặc những thiệt hại về vật chất do các tiết lộ đó.
Người nổi tiếng, theo nghĩa người của công chúng, thường được biết đến với những điểm tốt, điểm mạnh, thậm chí hoàn hảo. Điều này làm nên hình tượng của họ với công chúng. Công chúng cần hình tượng để ngưỡng mộ, để ước mơ, tuy nhiên công chúng cũng cần được thấy hình ảnh của mình trong hình tượng ấy. 
Những bí mật - góc khuất của hình tượng làm cho công chúng thấy hình tượng “đời” hơn, gần với thực tế hơn. Như vậy cũng có vẻ như con người có xu hướng tin vào cảm xúc có được từ những góc khuất chứa đựng bí mật. Nhưng những chuyện riêng tư, chưa biết đúng sai được truyền thông tiết lộ sẽ có ảnh hưởng nhất định tới nhận thức, tình cảm, thẩm mỹ của công chúng, nhất là công chúng trẻ. Bình thường họ học theo mốt tóc, cách trang điểm, thời trang của người X, Y thì liệu họ có thể miễn nhiễm với lối sống, cách sống là lạ, ngồ ngộ, khác đời của X, Y không?
Xây dựng thông tin bằng cách tác động vào cảm xúc thông qua việc tấn công vào những bí mật khuất tối rất dễ cổ súy cho sự cạnh tranh bất chấp sự tôn trọng ranh giới. Sự chia sẻ cảm xúc tích cực giữa con người có khuynh hướng bị thu hẹp lại, công chúng sẽ ít chú ý tới tấm gương em bé giúp người hoạn nạn hay người bác sĩ tận tâm mà dành sự tập trung cho chuyện người này ngoại tình, cô kia có thai khi chưa cưới. 
Nguy hiểm hơn là việc phanh phui những ranh giới bí mật vì mục đích tò mò, cạnh tranh còn có thể gây ra hệ quả đối với người đọc về sự thiếu lòng tin vào cái tốt, cái tích cực mà hướng tới tìm kiếm những cái xấu, cái lạ, giật gân.
Đưa tin bôi xấu việc cưới là xâm phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm
Nếu những thông tin trên báo nhằm đưa tin một cách trung thực, khách quan (không bình luận chủ ý cá nhân) về sự việc đã có nhiều người biết thì không thể coi là xâm phạm bí mật đời tư. Việc A kết hôn với B tại khách sạn có nhiều người dự, không còn là chuyện bí mật nữa, không thể xem là bí mật đời tư. Vấn đề là thông tin bài báo nhằm mục đích gì.
Nếu việc thông tin chuyện kết hôn với lời lẽ nhằm bôi xấu danh dự, nhân phẩm (ai đọc cũng có thể hiểu dụng ý của người viết “ác ý” hoặc ngụ ý bôi nhọ danh dự, uy tín của cá nhân và người thân), gây thiệt hại về danh dự, uy tín… thì có thể viện dẫn Điều 37 Bộ luật Dân sự: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”.
Hiện nay do không có quy định cụ thể nên các thẩm phán khi xử những vụ tương tự sẽ rất dễ tùy tiện, mỗi nơi hiểu một cách về xâm phạm bí mật đời tư. Cần phải có văn bản dưới luật (nghị định) hoặc nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn hoặc UBTVQH giải thích rõ vấn đề này.
Tiến sĩ Lê Mai Anh, Phó Giám đốc Học viện Tư pháp (Hà Nội)
Theo Phapluattp

No comments: